- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Tài liệu - Ebook
Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, giáo trình tham khảo cho học sinh, sinh viên
Tiểu luận Về Phạm trù cái hài trong mỹ học
MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung về cái hài 1
II. Bản chất hài kịch 2
III. Kết luận 6
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8685 | Lượt tải: 5 Bạn đang xem nội dung tài liệu
Tiểu luận Về Phạm trù cái hài trong mỹ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênVề Phạm trù cái hài trong mỹ học I. Giới thiệu chung về cái hài Trước hết cần khẳng định cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, nó là một phạm trù nghiên cứu của mỹ học. Cái hài được xem là một trong những phương tiện biểu hiện của tình cảm thẩm mỹ trong sự đối xứng có tính chất tương đối với cái bi. Cái hài là tấm gương phản chiếu cái bi và ngược lại. Bên cạnh đó cái hài còn được thể hiện trong chức năng triết học của những hình thái ý thức xã hội bên cạnh sự mâu thuẫn với cái bi. Cái hài có vai trò rất lớn trong mỹ học.Nó thể hiện kinh nghiệm nhiều hình, nhiều vẻ của ý thức xã hội. Và nó phản ánh thực tiễn đời sống xã hội chủ yếu dưới góc độ phủ định bên cạnh sự trợ giúp đắc lực của các triết lý triết học ẩn sâu trong bản thân cái hài. Vai trò của cái hài trong đời sống xã hội lại có điểm khác hơn so với trong mỹ học. Nó đi từ phản ánh khái quát những kinh nghiệm trong mý học đến cụ thể xâm nhập vào từng lát cắt của đời sống. Nó trở thành phương tiện để phát hiện những xung đột, những mâu thuẫn xã hội, giai cấp, nó là hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc. Trong mỹ học, phạm trù cái hài được nghiên cứu ở cấp độ khái quát, cấp độ ý nghĩa chung và “phổ cập chung”. Bằng cách đi vào nghiên cứu trên cơ sở các bình diện nội hàm và ngoại diên của nó. Trong đời sống thực tiễn xã hội, cái hài được biểu hiện rất phong phú đa dạng. Nó vừa là phương thức của cái khôi hài vừa được bắt nguồn từ chính cơ sở khách quan là cái khôi hài. Cái hài lại một lần nữa được chuyển tải đến đời sống bằng công cụ sắc bén là tiếng cười. Tiếng cười với những sắc thái ý nghĩa khác nhau trong cường độ và tính chất của nó. Tiếng cười trong vai trò biểu hiện sự giễu cợt, mỉa mai, sâu cay. Tất nhiên là có cái cười, tiếng cười âu yếm và cũng có tiếng cười, cái cười mà thực chất không phải là “cười”. Nó là lưỡi dao ngọt ngào thể hiện sự đả kích, trào phúng. II. Bản chất hài kịch Trên cơ sở bản chất của cái hài và những vấn đề trung tâm của cái hài như vậy mối liên hệ giữa nó và hài kịch là gì? Trước hết phải khẳng định một điều :hài kịch là một trường hợp cụ thể hoá của cái hài. Mặt khác nó cũng tồn tại dưới dạng một loại hình nghệ thuật của văn học. Như vậy cần phải xem xét, tìm hiểu hài kịch trong sự vận động chung của toàn bộ cái hài. Thứ nhất khi tìm hiểu bản chất hài kịch ta cần khẳng định một điều :hài kịch mang đầy đủ bản chất của cái hài chung.Hài kịch là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan.Nó nằm trong nội dung chủ đạo của tình cảm và cảm xúc thẩm mỹ.Nó có vai trò giễu cợt cái xấu,cái không toàn vẹn. Như chúng ta đã biết phạm trù nghiên cứu trung tâm của mỹ học là cái đẹp. Cái đẹp nó chi phối đến tất cả các khía cạnh trong đời sống ý thức xã hội. Từ các tính chất của cái đẹp (đặc biệt là tính hài hoà, tính đăng đối,tính cân xứng) hàm chứa trong tự bản thân nó đã biến cái đẹp vừa là tấm gương soi, vừa là thước đo quy chuẩn cho những cái được coi là “không đẹp” khác. Nhưng vấn đề nảy sinh trong xã hội là khi con người ta ngợi ca cái đẹp, mong muốn vươn tới cái đẹp bằng mọi cách song cuộc sống lại là một chuỗi những thay đổi mang tính liên tục, không ngừng không nghỉ và không hề tuân theo sự điều khiển của con người. Thành ra bên cạnh cái đẹp,cái cao cả,cái trác tuyệt, cái toàn mĩ luôn tồn tại một cặp tương liên là cái xấu, cái đớn hèn,cái ti tiện và cái nhược. Cái hài cũng là một bộ phận của cái xấu, cái nhược đó. Đúng hơn cái hài là hệ quả tất yếu dẫn đến từ cái xấu. Nó có quan hệ bộ phận với cái xấu nhưng xét về bản chất nó không phải là cái xấu. Nó đóng vai trò là phương tiện để giễu cợt cái xấu, nó tạo nên sức mạnh để cái đẹp thắng thế trong thế đối lập với cái xấu. Hài kịch có vai trò rất lớn, nó có nhiệm vụ đi sâu thâm nhập vào những mặt trái của cuộc sống,qua công cụ là tiếng cười thẩm mỹ để uốn nắn con người trong cuộc sống. Công cụ này có tác dụng hướng đến cái thiện trong nhân cách con người không hề thua kém so với nước mắt trong bi kịch. Bàn về bản chất của tiếng cười thẩm mỹ trong hài kịch là nói đến sự phong phú trong sắc thái của nó. Nó biểu hiện cho các cảm xúc mang tính chất cảm quan cá nhân. Đây là tiếng cười nhằm phát hiện bản chất của đối tượng để tìm cách uốn nắn,sửa chữa hoặc là tiêu diệt hoàn toàn đối tượng đó. Cái cười thẩm mỹ gợi cho con người sự thắng lợi về mặt tinh thần và tình cảm trước những gì mất hài hoà,lạc hậu, mất ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa nhân văn, đáng loại trừ ra khỏi cuộc sống. Về khách thể hài kịch: Khái niệm cái hài được bắt nguồn là thuật ngữ dùng để chỉ những loại sắc thái hết sức đa dạng của những hình tượng có thể gây cười. Từ khái niệm chung về cái hài như vậy ta đi đến xác định đối tượng của hài kịch. Đối tượng chính của hài kịch là cái xấu nhưng không phải là cái “toàn bộ xấu”. Nó là những gì có thể gây cười mang tính chất khôi hài.Khách thể này đã giúp hài kịch phơi bày, vạch trần cái xấu, tống tiễn cái xấu vào trong quá khứ, hoàn thiện hơn cái đẹp trong tính hài hoà cân xứng của nó. Về chủ thể hài kịch cần xác định đó chính là những người lĩnh hội hoặc tạo ra cái hài được hàm chứa, được phản ánh trong tự thân nó. Giữa chủ thể và khách thể hài kịch nó có mối quan hệ tương tác, hữu cơ dẫn đến cái hài kịch sẽ được xem xét trong sự phản ánh biện chứng lẫn nhau, trong mối liên hệ mật thiết nhằm thực hiện một mục đích duy nhất: uốn nắn con người trong cuộc sống, sửa sai những lỗi lầm của con người hướng tới chủ nghĩa nhân đạo, nhân sinh sâu sắc. Đồng thời nó cũng là cơ sở để vạch trần sự mâu thuẫn giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong hài kịch. Các tính chất cơ bản của hài kịch: Tính chất cơ bản và cốt yếu nhấtcủa hài kịch là hài kịch mang yếu tố tính cách. Hài kịch được xem như một phương tiện để phát hiện ra những mâu thuẫn,những xung đột xã hội, giai cấp, là hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc. Thông qua hình thái hài kịch, các lý tưởng xã hội phát triển gắn với tiêu chuẩn về cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thiện. Nhưng hài kịch chỉ mang tính cách khi nó được phát triển trên cơ sở các mâu thuẫn xã hội đã phát triển đầy đủ, đã dẫn đến xung đột không thể giải toả và trung hoà. Tất nhiên cần xem xét hài kịch trong mối liên hệ với thuyết xung đột. Tuy nhiên không chỉ dựa vào điểm tựa của thuyết xung đột hài kịch mới có thể phát triển mà hài kịch còn được hàm chứa ngay trong chính cái mới,cái tiến bộ và cái đang lên. Khi được xem như một tính cách là một phương tiện để phát triển những xung đột, những mâu thuẫn trong xã hội, hài kịch không những có vai trò trong việc uốn nắn những lệch lạc trong nội bộ nhân dân mà còn nhằm phủ định cái xấu, cái ác. Bên cạnh đó hài kịch còn mang tính dân tộc rõ nét. Tính dân tộc của hài kịch được thể hiện trong những quan niệm chung về bản chất các hiện tượng hài kịch. Họ cùng chế giễu thói hà tiện ,sự tráo trở,tính tham lam, hành động độc ác. Hệ quả của tính dân tộc cũng kéo theo tính phong phú và đa dạng của phạm trù này,bởi tính đặc thù của cách cảm nhận, sự thể hiện và lối sử dụng hài kịch với tính cách là một phương tiện có sự khác biệt rõ nét ở mỗi dân tộc. Cơ sở hình thành tính dân tộc của hài kịch là cái cười.Cái cười bao giờ cũng có tính công đồng rất cao. Nó ẩn mình trong cách gây phản ứng và làm lan truyền cái khôi hài. Chính tính dân tộc giúp cho hài kịch chân chính làm trong sạch cộng đồng,làm đẹp thêm xã hội. Cái hài kịch trong nghệ thuật: Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vị trí của cái hài trong thuyết xung đột. Về khía cạnh này các nhà triết học trong lịch sử đã đưa ra nhiều lý thuyết khác nhau. Theo Arixtốt hài kịch có thể nằm ở mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, còn theo I.Kant thì nó lại nằm giữa cái nhỏ nhen và cái cao thượng, hoặc nó nằm ở trong mâu thuẫn giữa hình tượng và ý niệm (P.Hêghen)…. Song về cơ bản các ý kiến các ý kiến đều có cùng một quan điểm chung là cái hài được thể hiện trước hết trong thực tiễn xã hội trực tiếp, còn dưới dạng tinh tuý và ổn định hơn là trong nghệ thuật. Nghệ thuật hài kịch được xem như cốt tuỷ của thể loại phản ánh cái cười. Trong hình thái biểu hiện đặc biệt này, cái cười được thể hiện rất phong phú, đa dạng, tiêu biểu và rất có cá tính. Nghệ thuật chọn lọc lấy cái tinh tuý nhất của cái hài để biểu hiện nó. Về phương diện so sánh trực diện có lẽ cái hài được lột tả xuất sắc nhất ở những thể loại, loại hình nghệ thuật gắn với ngôn ngữ và lời nói. Đó là do ngôn ngữ trực tiếp được dùng để giữ gìn và truyền đạt nghĩa. Tuy nhiên muốn lột trần được những mâu thuẫn trong chính bản thân mình đòi hỏi hài kịch không chỉ dừng lại ở việc sử dụng ngôn ngữ điêu luyện mà cần phải tạo ra xung đột thật sự ngay trong bản thân nó để tạo ra tiếng cười. Có thể phân chia cái hài kịch thành các dạng nhỏ hơn như sau: hài kich trong văn học và hài kịch ngoài văn học. Hài kịch trong nghệ thuật ngoài văn học có trình độ hết sức điêu luyện, phức tạp nhưng so với hài kịch trong nghệ thuật văn học thì kém tinh tế hơn hẳn. Cái hài kịch trong văn học phần lớn thuộc về các hình thức phức tạp của sự mỉa mai và bông đùa ý nhị. Đại diện tiêu biểu của hài kịch trong văn học là các cây bút xuất sắc như Arixtốtphan, Rabơle, Molierè, Bonáce, Gô gôn, là Hồ Xuân Hương, là Tú Xương,Tú Mỡ… Trong đó những vở hài kịch của Molierè được coi là xuất sắc hơn cả cho thể loại này. Molierè tin rằng có thể sửa đổi được con người bằng nghệ thuật. Ông từng nhận xét: “ Trách nhiệm của hài kịch là ở chỗ làm sao giúp con người tiêu khiển để sửa đổi họ”. Trong các vở kịch của Molierè, bên cạnh những đề tài hài truyền thống (sự hà tiện, đạo đức giả, các khuyết tật khác của cá nhân, sự phê phán các thể chế văn hoá và xã hội phong kiến – gia đình, tôn giáo, khoa học) lần đầu tiên ta thấy sự phê phán phong cách sống về mặt tinh thần và văn hoá. Nói chung các cây bút hài kịch trong văn học đã góp phần tạo nên tính trường tồn của cái hài với thời gian, tạo nên sự tinh tuý trong cách thể hiện nghệ thuật hài kịch. Biến nghệ thuật hài hước trở thành một nghệ thuật bám sát đời sống, bám sát kẻ thù, tiêu diệt cái xấu, tô điểm, nâng cao cái đẹp bằng những tiếng cười nhiều sắc thái. III. Kết luận Cái hài kịch là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, nó được sinh ra từ trong cuộc sống, có chức năng biểu hiện thực tiễn cuộc sống bên cạnh tác dụng thanh lọc cái bi. Cái hài thanh lọc cuộc sống bằng tiếng cười, uốn nắn cuộc sống bằng cái cười. Hài kịch hướng con người ta đến chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân sinh cao cả bởi nó là “hoa của văn minh, là quả của dư luận xã hội phát triển”( Bêlinxki). MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Myhoc (45).doc
Tài liệu liên quan - Bài giảng Môi trường và con người
122 trang | Lượt xem: 17649 | Lượt tải: 1
- Đề tài Nhận thức và thái độ của Sinh viên Đại học Văn Hiến về cuộc sống độc thân
22 trang | Lượt xem: 3677 | Lượt tải: 1
- Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế huyện
8 trang | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
- Đề tài Lễ hội làng Giang Xá
27 trang | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 4
- Khóa luận Sử dụng phương pháp trò chơi để hình thành và phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ chậm phát triển trí tuệ học hòa nhập tại trường tiểu học Hải Vân, thành phố Đà Nẵng
92 trang | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 1
- Khóa luận Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức trong gia đình cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi tại Hà Nội
44 trang | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 4
- Đề tài Tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong quản lí ở Việt Nam hiện nay
29 trang | Lượt xem: 7590 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Nghiên cứu về sự hình thành nhân cách
14 trang | Lượt xem: 5781 | Lượt tải: 1
- Đề tài Phản ứng của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay
102 trang | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1
- Tìm hiểu pháp luật về tố cáo
71 trang | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Doc.edu.vn - Chia sẻ những Thủ thuật tin học, phần mềm hay, hướng dẫn giải bài tập, sáng kiến kinh nghiệm, SKKN hay