Tiểu Luận Xử Lý Tình Huống Về Vấn đề Giảm Nghèo đối Với Gia đình ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Giáo dục học
Tiểu luận xử lý tình huống về vấn đề giảm nghèo đối với gia đình ông trần văn kỳ (địa chỉ tại phường nhật tân – tây hồ hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.36 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦUNghèo đói không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế, chính trị củanhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, từ năm 1993 đã triển khai nhiều hoạt độngtrợ giúp người nghèo, mở đầu cho công cuộc chống nghèo đói quy mô lớn trên toànquốc. Đặc biệt là từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trìnhMục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Sau 17 năm thực hiện công cuộc giảm nghèo vàsau gần 10 năm thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo, nướcta đã đạt được thành tựu quan trọng về giảm nghèo. Kết cấu hạ tầng thiết yếu phụcvụ sản xuất và đời sống dân sinh ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và cáchuyện nghèo đã có sự thay đổi và khởi sắc. Thành tựu về giảm nghèo của nước tađược cộng đồng quốc tế ghi nhận là một điểm sáng và cũng là thành tựu nổi bậttrong công cuộc đổi mới từ năm 1986 tới nay.Tuy nhiên, công cuộc giảm nghèo ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn vàthách thức: tỷ lệ nghèo còn cao, thành tựu giảm nghèo chưa vững chắc, có một tỷ lệkhá lớn hộ đã thoát nghèo song thu nhập, mức sống nằm sát chuẩn nghèo chỉ cầnbiến động nhỏ về suy thoái kinh tế, thiên tai lũ lụt hoặc có người bị bệnh tật, ốmđau là có thể xuống chuẩn nghèo.Trong đó tại các đô thị xuất hiện hộ nghèo do tìnhtrạng di cư tự do vào các đô thị và những người nông dân thuộc diện thu hồi đất sảnxuất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp và các đô thị mới do không tìmkiếm được việc làm có thu nhập ổn định. Mặt khác, biến đổi khó hậu dẫn đến thiêntai bão lũ, hạn hán………. mất mùa và mất diện tích sản xuất, điện tích nước để sảnxuất nông nghiệp cũng là những nguy cơ dẫn đến tăng tỷ lệ hộ nghèo. Bên cạnh đótrong việc quản lý của chính quyền cấp cơ sở còn có nhiều hạn chế. Tình trạngngười dân không muốn thoát nghèo còn xảy ra khá phổ biến. Để có thể thực hiệnđược chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo thì cấp chính quyền cơ sở đóngvai trò quan trọng để đạt được định hướng giảm nghèo đến năm 2020 của nước ta.1Với nhận thức mới về quản lý nhà nước được bổ sung qua chương trình bồidưỡng ngạch chuyên viên, trong tiểu luận này, tôi xin lựa chọn tình huống phải xửlý trong lĩnh vực quản lý hành chính xã hội để xây dựng tiểu luận kết thúc khóahọc. Tình huống có nội dung: “Xử lý tình huống về vấn đề giảm nghèo đối với giađình Ông Trần Văn Kỳ (địa chỉ tại phường Nhật Tân – Tây Hồ - Hà Nội)”.Bài tiểu luận gồm 5 phần:Phần I: Mô tả tình huốngPhần II: Xác định mục tiêu xử lý tình huốngPhần III: Phân tích tình huốngPhần IV: Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huốngPhần V: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn.Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài : Phương pháp phân tích, giảiquyết tình huống.2PHẦN I . MÔ TẢ TÌNH HUỐNGÔng Trần Văn Kỳ thường trú tại tổ 40 – cụm 5 – Phường Nhật Tân – Tây Hồ- Hà Nội. Ông năm nay đã 78 tuổi còn vợ ông là bà Nguyễn Thị Thái cũng đã 75tuổi, hai ông bà không có bất kỳ khoản tiền lương hay trợ cấp bảo trợ xã hội nào.Ông chuyển từ quận Hoàng Mai về Tứ Liên sinh sống từ năm 2011 khi mua lại cănnhà cấp 4 với diện tích 30m2, hiện cũng đang bị hư hỏng nhiều. Gia đình Ông có 3người con trai là: Anh Trần Văn Long, Trần Văn Quang, Trần Văn Tú. Trong đóanh Trần Văn Tú là con trai út được bố mẹ nuông chiều nên ăn chơi, a dua theo bạnxấu đã mắc vào tệ nạn xã hội nghiện ma túy. Người con trai thứ hai là anh TrầnVăn Quang đã kết hôn và có một cháu trai hiện 8 tuổi nhưng hai vợ chồng đã lyhôn, người vợ ra đi để lại cho anh nuôi bé trai 8 tuổi. Do hoàn cảnh cuộc sống anhđể lại con trai cho ông bà nuôi bỏ đi làm ăn không biết tin tức. Ông bà ở cùng contrưởng là Trần Văn Long và con dâu là Hoàng Thị Lan, vợ chồng anh chị có haingười con là cháu Hiếu 9 tuổi và cháu Hiền 6 tuổi. Hiện tại anh chị cũng không cócông ăn việc làm ổn định. Tháng 5/ 2014 bà Nguyễn Thị Thái vợ ông bị tai biếnphải nằm liệt giường. Qua rà soát tại các tổ dân phố trên địa bàn, UBND phườngNhật Tân đã gửi hồ sơ của Ông Trần Văn Kỳ lên Phòng Lao động Thương binh vàXã hội quận xin được hỗ trợ và giúp đỡ để gia đình có thể thoát khỏi hoàn cảnh rấtkhó khăn hiện nay.3PHẦN II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG1. Mục tiêu chung:- Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề giảm nghèo; làm rõchức năng quản lý nhà nước về việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đếnnăm 2020; góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế,đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân trên địa bàn quận.- Giảm phân biệt giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.- Phát huy truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “lá lành đùm lá rách” huyđộng được các nguồn lực trong xã hội giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khănvươn lên trong cuộc sống hòa nhập với cộng đồng.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc:- Với tình huống nêu trên, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải tiếp tụctuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo trong nhân dân về chủtrương xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước và xác định rõ bản thân ngườinghèo phải tự vươn lên thoát nghèo là chính chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sựhỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.- Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương, phát huy vai trò tíchcực của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong việc thực hiện các chương trìnhxóa đói giảm nghèo ở cấp cơ sở.- Về phía Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội quận Tây Hồ phải thựchiện đúng chức năng quản lý Nhà nước về xã hội, phối hợp với các ban, ngành,đoàn thể có liên quan tiến hành rà soát, nắm bắt sát tình hình thực tế các hộ nghèo,khó khăn để giải quyết kịp thời các trường hợp của nhân dân góp phần đảm bảo ansinh xã hội.3. Đối với gia đình ông Trần Văn Kỳ:Việc giải quyết hồ sơ của gia đình ông Trần Văn Kỳ giúp cho gia đình ông cóđiều kiện sống tốt hơn, có thể vươn lên không chỉ thoát khỏi đói nghèo, khó khănmà còn góp phần xây dựng kinh tế - xã hội cho địa phương nơi gia đình ông cư trú.4PHẦN III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG1. Cơ sở phân tích tình huốngQuan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giảm nghèoBản chất nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là nhà nước của dân,do dân và vì dân. Đảng đưa ra chủ trương về xóa đói giảm nghèo thông qua nhữngbiện pháp cụ thể, sát với tình hình của từng địa phường, xóa nhanh các hộ đói, giảmnhanh các hộ nghèo. Bằng nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội tăng cường đầutư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thôngtin, chuyển giao công nhệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo.Nhà nước tạo môi trường thuận lợi khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàuchính đáng và giúp đỡ người nghèo.Chính phủ và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp quy liên quanđến chương trình xóa đói giảm nghèo, nhằm hỗ trợ cho các hộ gia đình đang cònlâm vào hoàn cảnh khó khăn và bằng nhiều cách có thể thoát khỏi sự nghèo đói vàtụ hậu như: Quyết định 07/2006/QD-Ttg của Thủ tướng chính phủ phê duyệtchương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dântộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 ( chương trình 135); Quyết định139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Chính phủ về việc “khám chữa bệnh chongười nghèo”; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-Cp về Chương trình hỗ trợ giảm nghèonhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trên cả nước; Nghị quyết 80/NQ-CP vềđịnh hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.Đồng thời, trên cơ sở Hiến pháp, văn bản luật quy định chế độ, chính sáchliên quan đến người nghèo. Tại khu vực Hà Nộ quy định về hộ nghèo như sau: Hộnghèo: là hộ có thu nhập bình quân từ 750.00 đ/người/tháng trở xuống. Hộ cậnnghèo: là hộ có thu nhập bình quân từ 751.000 đồng đến 1.000.000đồng/người/tháng.5Hàng năm, trong các quyết định phân bổ ngân sách, sử dụng trái phiếu Chínhphủ, quyết định các Chương trình mục tiêu quốc gia, Quốc hội đã quan tâm dànhưu tiên cho mục tiêu giảm nghèo.Qua đó, đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dântham gia vào công cuộc giảm nghèo, thiết lập và lồng ghép mạng lưới làm công tácgiảm nghèo, kiện toàn công tác điều hành từ các Bộ, ngành ở trung ương đến cơ sở.2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình huống2.1. Nguyên nhân khách quan:- Xuất phát điểm phường Nhật Tân vẫn là phường có nền kinh tế phụ thuộcnhiều vào sản xuất nông nghiệp, khả năng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,phát triển kinh tế, dịch vụ tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương còn ít đặcbiệt là các hộ gia đình nhập cư tới phường.- Việc thực hiện các Chương trình giảm nghèo của các Bộ, ngành của địaphương còn thiếu đồng bộ dẫn đến việc tổ chức triển khai chồng chéo kém hiệuquả. Thực hiện các chương trình và biện pháp hỗ trợ giảm nghèo còn chưa phù hợpvới điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương.- Môi trường an ninh trật tự tác động đáng kể tới các hộ nghèo thực tế chothấy tệ nạn xã hội thường đồng hành với nghèo đói.Chưa có các biện pháp mạnhđối với tệ nạn xã hội.- Bệnh tật và sức khỏe yếu kém cũng là nguyên nhân đẩy con người vào tìnhtrạng nghèo đói. Vấn đề bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và thu chi củangười nghèo.Họ phải gánh chịu hai gánh năng: Một là mất đi thu nhập từ lao động,hai họ phải gánh chịu những khoản chi phí khám chữa bệnh. Do vậy, họ phải đi vaymượn để trả các khoản phí điều trị dẫn đến tình trạng hoàn cảnh khó khăn càng khókhăn hơn.2.2. Nguyên nhân chủ quan:- Nhận thức của một số lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể vềcông tác giảm nghèo chưa thực sự sâu sắc và toàn diện, một bộ phận người nghèo6còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước chưa có ý thức và trách nhiệmvươn lên thoát nghèo.- Năng lực quản lý làm việc và điều hành chương trình giảm nghèo của cán bộcòn nhiều hạn chế. Thiếu sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể xãhội.- Trình độ dân trí thấp không thể tìm được công việc có thu nhập cao và ổnđịnh. Thiếu hiểu biết về pháp luật và các cơ chế chính sách của nhà nước.- Họ cảm thấy bất lực không quan tâm thờ ơ không muốn thay đổi dù là sửachữa sai lầm hay thay đổi điều kiện hiện tại.2. Hậu quả:2.1. Đối với cộng đồng và xã hộiĐói nghèo gây ra các tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế lẫn xã hội sâu sắc:đói nghèo gây suy thoái kinh tế; gia tăng tội phạm xã hội; tăng dịch bệnh không đủsức chống chọi với bệnh tật; gây bất ổn chính trị; làm tăng phân biệt người giàu vàngười nghèo.Đói nghèo làm tăng gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội. Khi tỷ lệ ngườinghèo cao chi tiêu cho các trợ cấp an sinh xã hội sẽ phải tăng lên. Làm giảm chấtlượng chính sách An sinh xã hội vì khi đói nghèo tăng cao quỹ an sinh xã hội phảisử dụng nhiều không có cơ hội để tăng mức trợ cấp cho các đối tượng có hoàn cảnhkhó khăn.Khi người dân không được quan tâm sẽ làm mất đi sự tin tưởng và chế độ Nhànước. Họ cảm thấy mình bị bỏ rơi cấp chính quyền không chăm lo tới cuộc sốngcủa nhân dân. Ảnh hưởng tới uy cơ quan Nhà nước và hệ thống dịch vụ công.Về mặt văn hóa xã hội khi không phát động được các chương trình ủng hộtrong cộng đồng xã hội làm mất đi tinh thần dân tộc của nước ta mất sự đoàn kết,tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách….làm bài học cho thế hệ maisau.72.2. Đối với cá nhân và gia đìnhThực trạng đói nghèo đối với cá nhân và gia đình thì tình trạng đói nghèo tạothành một vòng luẩn quẩn là: Nghèo đói => trình độ văn hóa thấp => thu nhập thấp=> ăn uống không đầy đủ => sức khỏe kém => năng suất lao động thấp => làmkhông đủ ăn => vay mượn, nợ nần chồng chất => bất mãn => tệ nạn xã hội =>nghèo đói.Chỉ vì đói nghèo gây ra những hành động nghiêm trọng và phải chịu nhữngchế tài hành chính hoặc hình sự vì chính những hành vi vi phạm.Người nghèo mặc cảm, xấu hổ trước cộng đồng.8PHẦN IV. XÂY DỰNG PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁNGIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNGPhòng Lao động Thương binh và Xã hội quận sau khi nhận được hồ sơ của giađình ông Trần Văn Kỳ do UBND phường Nhật Tân gửi lên, lãnh đạo phòng cửchuyên viên phụ trách lĩnh vực Bảo trợ xã hội phối hợp với UBND phường NhậtTân tiến hành xuống thực tế xác minh thực trạng, hoàn cảnh của gia đình ông TrầnVăn Kỳ. Sau khi xác minh chính xác thực tế hoàn cảnh của gia đình ông Trần VănKỳ, cán bộ Phòng Lao động thương binh và xã hội quận hoàn thiện các căn cứchứng minh để đề xuất các phương án giải quyết. Sau đây là một số phương ánđược đưa ra để xem xét thực hiện:1. Phƣơng án thứ nhấtTổ chức họp Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèoPhòng Lao động Thương binh và Xã hội quận - Thành viên Ban chỉ đạo xóađói giảm gièo quận - sau khi xác minh hoàn cảnh của gia đình ông Trần Văn Kỳ đềxuất họp ngay Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của quận. Thông qua cuộc họp đềxuất Ban chỉ đạo đưa ra biện pháp hỗ trợ ngay bằng tiền mặt là 10.000.000đ trích từquỹ “ Vì người nghèo” của quận.Tổ chức lập hồ sơ báo cáo cấp trên để từ đó làm cơ sở thực hiện các chủtrương chính sách của Nhà nước đối với hộ nghèo: xin hỗ trợ về sửa chữa nhà ở,làm thẻ BHYT, xem xét làm chế độ đối với vợ ông hiện đang bị liệt, xin xe lăn……Phòng Lao động Thương binh và Xã hôi quận đề nghị UBND phường NhậtTân cũng có các biện pháp kịp thời để hỗ trợ cho gia đình ông Trần Văn Kỳ như:trợ giúp từ quỹ "Vì người nghèo" của phường, đề nghị tổ trưởng tổ dân phố về họptổ vận động nhân dân trong tổ có sự đóng góp hỗ trợ đối với gia đình ông Trần VănKỳ.* Ưu điểm của phương án:Đây là biện pháp giúp gia đình ông Trần Văn Kỳ giải quyết được ngay trướcmắt những khó khăn hiện thời.9Gia đình ông Trần Văn Kỳ thấy được sự quan tâm của cấp chính quyền địaphương đối với gia đình ông. Giúp gia đình vững tin hơn trong cuộc sống khi biếtmình được quan tâm và giúp đỡ của những người xung quanh.Tạo niềm tin trong lòng nhân dân về chủ trương, chính sách của Nhà nước vớingười dân.* Nhược điểm của phương án:Đây chỉ là phương án tạm thời không thể giúp gia đình ông thoát khỏi là hộnghèo trên địa bàn quận. Chỉ có thể giúp có tiền thuốc cho Bà Nguyễn Thị Thái vànhu cầu sinh hoạt của toàn bộ gia đình ông Trần Văn Kỳ trong một khoảng thờigian ngắn.Thời gian từ lúc đề xuất đến lúc tổ chức cuộc họp và đưa ra ý kiến chỉ đạo củaBan chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tương đối lâu; có những chính sách phải chờ,không thể có ngay như xin xe lăn, lập hội đồng để xét duyệt chế độ bệnh tật của Bà.2. Phƣơng án thứ haiPhòng Lao động Thương binh và Xã hội quận xin ý kiến UBND quận đề nghịUBND phường triển khai các biện pháp hỗ trợ từ nguồn địa phương. Cụ thể: giaoUBND phường Nhật Tân tổ chức họp với các tổ chức chính trị - xã hội, giao choHội Nông dân và Đoàn Thanh Niên chịu trách nhiệm hỗ trợ đối với gia đình ôngTrần Văn Kỳ thoát nghèo đưa ra phương án báo cáo UBND phê duyệt và tổ chứcthực hiện. Các tổ chức khác vận động ủng hộ tiền và hiện vật. Tặng tiền hỗ trợdụng cụ và phí học tập (3.000.000 đ/ 1 cháu) từ quỹ “Vì người nghèo” của phườngcho 3 cháu nhà ông Kỳ.* Ưu điểm của phương án:Huy động được sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trong việc xóađói giảm nghèo trên địa bàn phường đã đưa ra công tác chỉ đạo thực hiện giảmnghèo thành nhiệm vụ chính trị của mình.Có tác dụng nâng cao ý thức cộng đồng tạo niềm tin trong nhân dân về hệthống chính quyền cơ sở.10* Nhược điểm của phương án:Chưa giải quyết được nguyên nhân sâu xa dẫn đến gia đình ông trở thành hộnghèo, có thể tạo sự ỷ lại vào chính quyền và xã hội.Chưa có sự kiểm tra sát của cấp Đảng ủy và Chính quyền giao cho Hộ Nôngdân, Đoàn Thanh niên tổ chức hỗ trợ thực hiện nhưng không có sự kiểm tra việcthực hiện đó như thế nào.Có thể khoản tiền hỗ trợ thực sự không được sử dụng đúng người và đúngmục đích.3. Phƣơng án thứ ba:Ngay sau khi xác minh hoàn cảnh của gia đình ông Trần Văn Kỳ, Trưởngphòng Lao động Thương binh và Xã hội quận giao nhiệm vụ cho cán bộ phụ tráchlĩnh vực Bảo trợ xã hội xây dựng các biện pháp cụ thể giúp đỡ gia đình ông TrầnVăn Kỳ trình UBND hoặc đề xuất các ban ngành liên quan. Cụ thể như sau:- Tổ chức họp Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo quận, xem xét hồ sơ, căn cứ đểphân tích các nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh hiện tại của gia đình ông Trần VănKỳ và đứa ra một số các giải pháp trước mắt và lâu dài đối với gia đình nhà ông Kỳgiúp giải quyết khó khăn trước mắt, tạo thu nhập ổn định lâu dài.- Phân công cho tổ chức Hội Nông dân giúp đỡ anh để gia đình anh Trần VănLong tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội, giúp đỡ hướng dẫntrong việc sản xuất nông nghiệp.- Đề nghị UBND phường cho gia đình anh Trần Văn Long được quyền thuêkhoảng đất thu hồi do lấn chiếm trái phép của phường gần sát bờ sông để có thểthực hiện sản xuất nông nghiệp như trồng rau, ngô, cà chua…..- Giao Hội Liên hiệp Phụ nữ quận tiếp xúc với gia đình anh Trần Văn Longđặc biệt là vợ anh - chị Hoàng Thị Lan để nắm được tâm tư, nguyện vọng cũng nhưkhả năng lao động của chị để đề xuất giúp chị có một công ăn việc làm có thu nhậptương đối ổn định để cùng chồng gánh vác công việc gia đình.11- Cán bộ phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận hướng dẫn cán bộ Laođộng thương binh xã hội phường Nhật Tân để làm hồ sơ về trường hợp của BàNguyễn Thị Thái xin xét hưởng trợ cấp khuyết tật.- Đoàn Thanh Niên chịu trách nhiệm bỏ công sức trong việc giúp cải tạo vàsửa chữa nhà ở.- Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, công ty đóng trên địa bàn quậnủng hộ tiền và hiện vật kết hợp xin ngân sách tu sửa nhà ở cho Ông Trần Văn Kỳ.* Ưu điểm của phương án:- Huy động được sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trong việc xóađói giảm nghèo trên địa bàn quận, thể hiện tốt công tác chỉ đạo và phối hợp giữaUBND quận và UBND phường trong quản lý Nhà nước.- Đưa ra được phương án giải quyết được nguyên nhân dẫn đến hộ nghèo củagia đình nhà Ông Trần Văn Kỳ.- Thể hiện được sự quân tâm chỉ đạo quyết liệt của cấp chính quyền trong việcgiảm nghèo trên địa bàn phường- Tăng cao được uy tín của cấp chính quyền đối với nông dân.* Nhược điểm của phương án:- Gia đình anh Trần Văn Long trước sinh sống tại quận Hoàng Mai chưa quenvới việc sản xuất nông nghiệp, không có kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi,không quen vất vả có thể dẫn tới lười ngại.- Ỷ lại vào cấp chính quyền địa phương không tự vươn lên trong việc thoátnghèo.Chọn phƣơng án tối ƣuTừ sự đánh giá và phân tích ưu nhược điểm của các phương án trên, tôi xinlựa chọn phương án thứ ba, bởi tính đồng bộ và chung tay của cấp chính quyền lẫntoàn xã hội. Thể hiện được đầy đủ các biện pháp phù hợp với riêng hoàn cảnh nhàông Trần Văn Kỳ.12PHẦN V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁNĐÃ LỰA CHỌNTrình tự tiến hành giải quyết vụ việc sau khi lựa chọn phương án tối ưu nhưsau:Bƣớc 1:- Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận hoàn thiện hồ sơ, trình Banchỉ đạo xóa đói giảm nghèo quận.- Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo quận giao Phòng Lao động Thương binh vàXã hội - thành viên Ban chỉ đạo - tham mưu tổ chức cuộc họp xem xét trường hợpgia đình ông Trần Văn Kỳ. Thành phần cuộc họp: Đ/c Phó chủ tịch phụ trách lĩnhvực văn - xã, thành phần Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, Phó chủ tịch UBNDphường Nhật Tân phụ trách lĩnh vực văn - xã và các tổ chức chính trị - xã hội quận.Bƣớc 2:Tóm tắt hoàn cảnh gia đình nhà ông Trần Văn Kỳ, nêu rõ những nguyên nhândẫn tới nghèo. Từ đó đưa ra phương án giải quyết cho từng nguyên nhân. Sau khithảo luận, Ban chỉ đạo đã đưa ra kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:- UBND phƣờng Nhật Tân:+ Giao cán bộ lao động thương binh xã hội phường Nhật Tân chịu trách nhiệmhướng dẫn gia đình về việc cung cấp đầy đủ thông tin hoàn cảnh làm hồ sơ để đưavào hộ nghèo của phường.+ UBND phường thành lập hội đồng xét trợ cấp khuyết tật với bà Nguyễn ThịThái khi bị tai biến nếu có sự xác nhận của bệnh viện không thể chữa trị, làm hồ sơgửi lên Phòng Lao động thương binh và Xã hội để làm chế độ trợ cấp bảo trợ xã hộitheo đúng quy định của pháp luật.+ Làm hồ sơ cấp ngày thẻ bảo hiểm y tế sau khi gia đình nhà ông Kỳ đượccông nhận là hộ nghèo của phường.+ Trích tiền từ quỹ “Vì người nghèo” của phường hỗ trợ thêm tiền dụng cụ vàchi phí học tập (300.000 đ/1cháu/1tháng) gửi cho giáo viên chủ nhiệm.13+ Đề xuất chủ tịch UBND phường cho gia đình nhà anh Trần Văn Long đượcthuê lại đất lấn chiếm ở gần bờ sông để sản xuất nông nghiệp.- Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội quận:+ Phối hợp cùng cán bộ Lao động thương binh xã hội phường Nhật Tân đểhướng dẫn gia đình ông Trần Văn Kỳ làm hồ sơ để hỗ trợ sửa chữa nhà theo Quyếtđịnh 67/2008/QĐ – Ttg ngày 12 tháng 12 năm 2008.+ Xét duyệt hồ sơ hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội đối với bà Nguyễn Thị Thái,hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo cho gia đình ông Trần Văn Kỳ đểthực hiện trợ cấp cho gia đình ông nếu đủ điều kiện.+ Phối hợp với UBND phường Nhật Tân xác định tình trạng nghiện của ngườicon út là Anh Trần Văn Tú để phối hợp cùng Công an quận đưa vào diện cho đi cainghiện tại trung tâm để sớm tái hòa nhập cộng đồng, giúp đỡ được cho gia đình vàbản thân mình.- Hội Nông dân:+ Xem xét lập hồ sơ giúp gia đình anh Trần Văn Long tiếp cận với nguồn vốntừ ngân hàng chính sách xã hội để lấy vốn sản xuất nông nghiệp.+ Phân công hội viên trong hội hỗ trợ giúp đỡ hướng dẫn anh Long trong việctrồng cây rau màu theo mùa vụ.- Hội Liên hiệp Phụ nữ quậnXuống thăm hỏi động viên gia đình Anh Trần Văn Long - Chị Hoàng Thị Lan,chia sẻ và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như khả năng của chị Lan để đưa racác định hướng giúp chị tìm đc 1 việc làm có thu nhập ổn định.- Công an phƣờng:Tổ chức vận động và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp cùng PhòngLao động Thương binh và Xã hội quận đưa anh Trần Văn Tú đi cai nghiện tại trungtâm. Không làm ảnh hưởng tới gia đình và khu dân cư.- Đoàn Thanh Niên và các tổ chức chính trị - xã hội khác: tổ chức vậnđộng hội viên của mình ủng hộ ngày công, tiền kết hợp cùng với Phòng Lao động14thương binh và Xã hội quận cũng như UBND phường Nhật Tân tổ chức cải tạonâng cấp nhà ở cho gia đình Ông Kỳ.-Văn hóa thông tin: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thứctrong cán bộ, nhân dân và người nghèo trên địa bàn phường thấy được việc xóa đóigiảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Từ đó nâng cao vai trò tráchnhiệm của cấp cơ sở tại phường trong công tác giảm nghèo.+Tuyên truyền phổ biến các kinh nghiệm hay trong sản xuất và làm kinh tế,cách làm tốt và các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.+Tổ chức các buổi hội nghị tập huấn cho hộ nghèo trên địa bàn phường và cánbộ cơ sở ở khu dân cư về các chủ trương, chính sách, cẩm nang xóa đói giảmnghèo. Giúp các gia đình có thể tự vươn lên hết nghèo.- Các trƣờng trên địa bàn quận:+ Theo sát các học sinh thuộc con hộ nghèo, hộ cận nghèo và có hoàn cảnhkhó khăn do Lao động Thương binh và Xã hội cung cấp.+ Thực hiện đúng số tiền từ quỹ “Vì người nghèo” chuyển sang để hỗ trợ chocác học sinh.+ Giáo dục học sinh trong nhà trường về việc giúp đỡ và hỗ trợ các bạn khôngđược phân biệt tránh tình trạng các em xin nghỉ học vì ngại không dám tới lớp.- Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo:+ Khi thực hiện nhiệm vụ nếu có xảy ra vướng mắc, không phù hợp các bộphận, cá nhân báo cáo ngay cho Ban chỉ đạo để có phương án chỉ đạo thay thếkhông để tình trạng khó không thực hiện được.+ Thực hiện báo cáo tiến độ công việc vào thứ 6 hàng tuần cho Đ/c TrưởngBan xóa đói giảm nghèo.Trong thời gian thực hiện trong 01 tháng yêu cầu tất cả các cá nhân và tổ chứccó liên quan thực hiện xong nhiệm vụ được giao.15KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. KẾT LUẬNGiảm nghèo luôn được xác định là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là vấn đềmang tính chiến lược lâu dài; để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Nhà nước đã dànhnguồn lực ưu tiên và có nhiều chính sách cho giảm nghèo.Với sự nỗ lực của nhândân, sự tham gia tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, thành tựu giảm nghèođã đạt được trong thời gian qua là rất to lớn, góp phần ổn định xã hội. Hệ thốngchính sách giảm nghèo ngày càng được hoàn thiện, hiệu quả hơn và tương đối đồngbộ; từng bước được điều chỉnh về mức, mở rộng đối tượng theo hướng giảm nghèobền vững, khuyến khích thoát nghèo, hạn chế sự ỷ lại. Ngoài chính sách của trungương ban hành, địa phương đã vận dụng, ban hành thêm chính sách hỗ trợ đặc thùtrên địa bàn. Các chính sách giảm nghèo cơ bản đi vào cuộc sống, thiết thực, hiệuquả, tạo nên những điểm sáng trong công tác giảm nghèo. Ngoài việc ưu tiên nguồnlực cao nhất từ ngân sách nhà nước cho giảm nghèo, đã huy động được nguồn lựcđa dạng từ các doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư và toàn xã hội. Qua tổ chứcthực hiện mục tiêu giảm nghèo, nhiều sáng kiến được các địa phương, cộng đồngdân cư áp dụng, đạt hiệu quả cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bài họckinh nghiệm là, địa phương nào có sự vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sáchgiảm nghèo của Trung ương, đề ra các giải pháp, sáng kiến, mô hình cụ thể, phùhợp thì ở nơi đó giảm nghèo đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, qua tổ chức thực hiệncũng còn bộc lộ một số hạn chế cả về cơ chế, chính sách, về bố trí và huy độngnguồn lực và về tổ chức thực hiện. Chính sách giảm nghèo liên quan đến nhiều lĩnhvực xã hội, được thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau, khó theo dõi, áp dụng, cònchồng chéo, trùng lắp, một số chính sách còn mang tính cào bằng, mức hỗ trợ thấp,chưa tính toán hợp lý khả năng cân đối ngân sách...16Hàng năm, trong báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện trước Hội đồngnhân dân cùng cấp về tình hình kinh tế - xã hội việc xóa đói giảm nghèo là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện trong năm, vì mục tiêu xây dựngmột môi trường lành mạnh, xã hội văn minh, tươi đẹp, nhà nhà ấm no hạnh phúc.II. KIẾN NGHỊ1. Đối với các cơ quan trung ƣơng:- Kiện toàn hệ thống văn bản về công tác xóa đói giảm nghèo. Việc sửa đổi,bổ sung cơ chế, chính sách giảm nghèo cần có lộ trình và tiến độ thực hiện hợp lý,theo hướng đa chiều, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, thựchiện từ thấp đến cao, không làm gián đoạn các chính sách giảm nghèo hiện hành.Nếu phát hiện có sự chồng chéo về chính sách cần đề xuất bãi bỏ hoặc điều chỉnhlại cho phù hợp; Nếu chính sách thấy quá bất hợp lý phải đề xuất để sửa đổi kịpthời, không để tạo ra lãng phí ngân sách, kém hiệu quả. Những chính sách đề xuấtban hành mới cần chủ động cân đối, lồng ghép nguồn lực ngay từ khâu thiết kếchính sách.- Cơ chế quản lý cũng cần được khẩn trương sửa đổi, bổ sung, nhằm phát huy vaitrò của cơ sở, cộng đồng; xây dựng, hướng dẫn cơ chế quản lý vốn đầu tư, cơ chếthanh toán vốn cho giảm nghèo trên cơ sở áp dụng cơ chế đầu tư, thanh toán vốncủa Chương trình xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu, xây dựng cơ chế lập vàgiao kế hoạch hàng năm sang trung hạn để tăng cường phân cấp, trao quyền cho địaphương, cơ sở, cộng đồng.2. Đối với Phòng Lao động – Thƣơng binh & Xã hội:- Tăng cường công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quận đểnắm bắt được tình hình thực tế của địa phương.- Tăng cường trau dồi kiến thức thực tế của cán bộ cũng như lãnh đạo phòngđể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực xã hội.17- Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hộiquận để giải quyết tốt cho những gia đình nghèo, gặp nhiều khó khăn trong laođộng và sinh hoạt.3. Đối với Ủy ban nhân dân phƣờng:- Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về xã hội trong đó có vấn đề giảmnghèo trong phạm vi địa phương.- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có liênquan đến người nghèo. Quá trình kiểm tra cần dành thời gian tiếp xúc với các giađình nghèo để lắng nghe ý kiến tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng nhằm kịpthời có những đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền, góp phần hoàn chỉnh cácvăn bản pháp luật.- Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến Luật lao động, nâng cao nhận thứccủa nhân dân về công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.18DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Sách giáo trình chương trình bồi dưỡng chuyên viên;2. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn2011 - 2015;3. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợgiảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trên cả nước;4. Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm2011 đến năm 2020.5. Quyết định số 167/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chính sáchhỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.19

Tài liệu liên quan

  • Tiểu luận xử lý tình huống các hộ dân thôn đồng bụt, xã ngọc liệp, huyện quốc oai có đơn kiến nghị công ty x sản xuất gây ô nhiễm môi trường Tiểu luận xử lý tình huống các hộ dân thôn đồng bụt, xã ngọc liệp, huyện quốc oai có đơn kiến nghị công ty x sản xuất gây ô nhiễm môi trường
    • 22
    • 1
    • 10
  • Tiểu luận xử lý tình huống chênh lệch về hạ tầng công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo hà nội sau mở rộng địa giới hành chính Tiểu luận xử lý tình huống chênh lệch về hạ tầng công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo hà nội sau mở rộng địa giới hành chính
    • 25
    • 799
    • 2
  • Tiểu luận xử lý tình huống công trình vi phạm trật tự xây dựng xảy ra tại đội quản lý thị trường số 32, huyện mê linh, thành phố hà nội  Tiểu luận xử lý tình huống công trình vi phạm trật tự xây dựng xảy ra tại đội quản lý thị trường số 32, huyện mê linh, thành phố hà nội
    • 24
    • 971
    • 3
  • Tiểu luận xử lý tình huống đề nghị phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2014 của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên VT Tiểu luận xử lý tình huống đề nghị phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2014 của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên VT
    • 22
    • 564
    • 0
  • Tiểu luận xử lý tình huống sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp tại trường mầm non NX, huyện thường tín, thành phố hà nội Tiểu luận xử lý tình huống sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp tại trường mầm non NX, huyện thường tín, thành phố hà nội
    • 21
    • 2
    • 19
  • Tiểu luận xử lý tình huống giải quyết mâu thuẫn giữa các hộ kinh doanh tại chợ Kim Liên với chủ đầu tư xây dựng công trình chợ, trung tâm thương mại và văn phòng kim liên Tiểu luận xử lý tình huống giải quyết mâu thuẫn giữa các hộ kinh doanh tại chợ Kim Liên với chủ đầu tư xây dựng công trình chợ, trung tâm thương mại và văn phòng kim liên
    • 20
    • 1
    • 4
  • Tiểu luận xử lý tình huống giải quyết nhưng vi phạm pháp luật của bà nguyễn thị điền ở xã hồng quang, huyện ứng hòa, thành phố hà nội Tiểu luận xử lý tình huống giải quyết nhưng vi phạm pháp luật của bà nguyễn thị điền ở xã hồng quang, huyện ứng hòa, thành phố hà nội
    • 20
    • 1
    • 1
  • Tiểu luận xử lý tình huống trong công tác cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp tại sở thông tin và truyền thông hà nội Tiểu luận xử lý tình huống trong công tác cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp tại sở thông tin và truyền thông hà nội
    • 20
    • 1
    • 25
  • Tiểu luận xử lý tình huồng trong quản lý giáo dục về vấn đề dạy thêm, học thêm ở trường tiểu học Tiểu luận xử lý tình huồng trong quản lý giáo dục về vấn đề dạy thêm, học thêm ở trường tiểu học
    • 24
    • 12
    • 202
  • Tiểu luận xử lý tình huống về “giải quyết khiếu nại của công dân về việc cấp phép xây dựng tại phường lê đại hành, quận hai bà trưng, thành phố hà nội Tiểu luận xử lý tình huống về “giải quyết khiếu nại của công dân về việc cấp phép xây dựng tại phường lê đại hành, quận hai bà trưng, thành phố hà nội
    • 22
    • 1
    • 15

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(419.36 KB - 19 trang) - Tiểu luận xử lý tình huống về vấn đề giảm nghèo đối với gia đình ông trần văn kỳ (địa chỉ tại phường nhật tân – tây hồ hà nội) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Tình Huống Xoá đói Giảm Nghèo