Tiêu Ngữ Là Gì? Tiêu Ngữ Của Việt Nam Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Tiêu ngữ là gì?
- Tiêu ngữ của Việt Nam là gì?
- Quốc hiệu nghĩa là gì?
- Ý nghĩa của quốc hiệu và tiêu ngữ
Quốc hiệu và tiêu ngữ là những cụm từ quen thuộc và thường được nhắc đến khi soạn thảo các văn bản hành chính. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được Tiêu ngữ là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Tiêu ngữ là gì?
Tiêu ngữ là cụm từ tóm tắt mục tiêu, động lực hoặc ý định chung của một cá nhân, gia đình, nhóm xã hội hoặc tổ chức.
Tiêu ngữ thường được tìm thấy chủ yếu ở dạng văn bản và có thể xuất phát từ truyền thống lâu đời của nền tảng xã hội hoặc từ các sự kiện quan trọng, chẳng hạn như một cuộc nội chiến hoặc một cuộc cách mạng.
Một tiêu ngữ có thể bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, nhưng thường được sử dụng rộng rãi bằngtiếng Latinh đặc biệt là ở phương Tây.
Tiêu ngữ của Việt Nam là gì?
Tiêu ngữ của Việt Nam là: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
Tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” ghi dưới Quốc hiệu Việt Nam từ 1945 đến nay vẫn không thay đổi nội dung và hình thức trình bày, chỉ càng ngày càng được nhận thức đầy đủ bản chất và ý nghĩa lịch sử thiêng liêng, trọng đại.
– Độc lập là giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, tức là phải tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi.
+ Độc lập ấy của toàn dân tộc sau khi giành được đã nêu cao ý chí quyết tâm “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
+ Độc lập không tách biệt với “Tự do”, “Hạnh phúc” mà phải gắn liền một cách hữu cơ và biện chứng với nhau như những điều kiện và mục tiêu tối thượng.
– “Tự do” và “Hạnh phúc” là kết quả của “Độc lập” nhưng phải là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Bởi vì “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”.
“Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” cần có gạch nối 3 từ không thể tách biệt, như là điều kiện và mục đích của nhau.
Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng cháy bỏng, đồng thời cũng là quyền của mỗi con người, của mỗi dân tộc. Xuyên suốt hàng ngàn năm dựng xây gắn liền với bảo vệ đất nước Việt Nam.
Sau 75 năm qua từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 đến nay, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc luôn xuất hiện cùng quốc hiệu Việt Nam, khẳng định giá trị lớn lao và ý nghĩa trường tồn của 6 chữ quý báu này.
Tiêu ngữ là gì? đã được giải thích ở nội dung trên và ý nghĩa của tiêu ngữ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
Quốc hiệu nghĩa là gì?
Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao, biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước.
Quốc hiệu của Việt Nam là: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.
Như vậy ngoài Tiêu ngữ là gì? thì cần phải nắm được định nghĩa Quốc hiệu là gì bởi lẽ Quốc hiệu, Tiêu ngữ thường đi đôi với nhau.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, ở mỗi giai đoạn, nước ta từng có những quốc hiệu khác nhau, như: Văn lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt…
– Văn Lang: Tồn tại 2671 năm (2876 trước CN – 258 trước CN. Được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam.
Do nhu cầu trị thủy, nhu cầu chống ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hóa ngày càng gia tăng, các bộ lạc sinh sống gần gũi nhau có xu hướng tập hợp và thống nhất lại. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả.
Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang, tự xưng vua, mà sử cũ gọi là Hùng Vương, con cháu ông nhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó.
– Âu Lạc: Năm 257 trước công nguyên, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt.
– Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. uốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.
– Đại Cồ Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968, tồn tại 86 năm.
– Đại Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi.
– Đại Ngu: Là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ, từ năm 1400. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là sự yên vui, hòa bình.
– Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt.
Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.
Ý nghĩa của quốc hiệu và tiêu ngữ
Chúng ta đã hiểu được Tiêu ngữ là gì? trong phần nội dung đã giải thích ở trên, theo đó Quốc hiệu và Tiêu ngữ có ý nghĩa như sau:
Đối với mỗi quốc gia thì Quốc hiệu là tên gọi đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế. Còn Tiêu ngữ thể hiện mục tiêu mà quốc gia đó hướng tới trên con đường xây dựng và phát triển đất nước.
Như vậy có thể thấy rằng quốc hiệu và tiêu ngữ có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Từ khóa » Tieu Ngu
-
Quốc Hiệu Là Gì? Tiêu Ngữ Là Gì? Sử Dụng Quốc Hiệu, Tiêu Ngữ?
-
Tieu Ngu - Spotify – Web Player
-
Tiêu Ngữ - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tieu Ngu On Apple Music
-
Kimchisushi - Tieu Ngu - YouTube
-
Tiềm Thức By Tieu Ngu On Amazon Music
-
Tieu Ngu On Amazon Music Unlimited
-
Lũ Lụt - Tieu Ngu | Shazam
-
Tiểu Ngư Nhi (EP) - Trường Kha - Zing MP3
-
Tieu Ngu MP3 New Songs, Lyrics, Albums, Playlists | Boomplay Music
-
Phòng Của Tiểu Ngư Ngư On Instagram • Photos And Videos
-
Cần Câu Tay Tiểu Ngư Nhi