Tiểu Phẫu Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Giải ... - Tìm Việc

Tiểu phẫu là gì? Đâu là những ưu, nhược điểm của phương pháp tiểu phẫu trong y học hiện nay ra sao. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau

  1. Tiểu phẫu là gì?
  2. Tiểu phẫu có đau không?
  3. Khi nào nên thực hiện tiểu phẫu?
  4. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tiểu phẫu
    1. Ưu điểm
    2. Nhược điểm
  5. Nhổ răng tiểu phẫu là gì?

Tiểu phẫu là gì?

Tiểu phẫu (trong tiếng Anh được gọi là “minor sugery” hoặc “minor operation“) là những ca phẫu thuật nhỏ, bác sĩ sẽ không tiến hành gây mê cho bệnh nhân như khi phẫu thuật thông thường mà chỉ cầgây tê tại chỗ. Trước khi tiến hành tiểu phẫu cho người bệnh, đội ngũ y tá – bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân đi xét nghiệm để bảo đảm rằng khả năng cầm máu và đông máu của họ vẫn như thường. Đây là một hình thức bảo đảm an toàn cần có cho người bệnh để loại trừ những mối nguy hiểm như máu khó đông dẫn đến khó cầm máu…

Tiểu phẫu là gì? Ưu nhược điểm của giải pháp tiểu phẫu trong y học - Ảnh 1
Tiểu phẫu là gì?

Bên cạnh tiểu phẫu, chúng ta còn thường nghe đến 2 khái niệm khác là trung phẫu và đại phẫu. So với trung phẫu và đại phẫu thì tiểu phẫu có quy mô nhỏ hơn, diễn ra trong thời gian ngắn hơn và địa điểm thực hiện tiểu phẫu cũng không nhất thiết phải là ở trong phòng mổ. Và như đã đề cập ở trên thì với tiểu phẫu, các bác sĩ chỉ gây tê chứ không gây mê như các hình thức phẫu thuật quy mô lớn khác.

Xem thêm: Bác sĩ đa khoa học mấy năm? Những điều cần biết về ngành Y đa khoa

Tiểu phẫu có đau không?

Tiểu phẫu vốn là các ca phẫu thuật nhỏ có sử dụng phương pháp gây tê, vì vậy trong quá trình bác sĩ phẫu thuật thao tác thì bệnh nhân không phải chịu chút đau đớn nào cả. Tuy nhiên, khi bệnh nhân về nhà và thuốc tê hết tác dụng thì họ có thể phải chịu đau đớn trong một khoảng thời gian. Bệnh nhân sẽ phải tuân thủ kỹ lời dặn dò của bác sĩ và tự theo dõi tình trạng của mình. Nếu có vấn đề gì bất thường thì họ phải lập tức quay lại bệnh viện để bác sĩ tiến hành kiểm tra.

Khi nào nên thực hiện tiểu phẫu?

Không bao giờ có chuyện chúng ta có thể làm tiểu phẫu bất cứ khi nào chúng ta muốn. Nếu bạn có bệnh trong người thì bạn cần phải nghe theo lời dặn của bác sĩ. Nếu bác sĩ cho rằng bạn cần tiểu phẫu thì hãy tiến hành cuộc phẫu thuật này. Hoặc nếu như bạn có nhu cầu thực hiện thì cũng cần phải tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn.

Tiểu phẫu là gì? Ưu nhược điểm của giải pháp tiểu phẫu trong y học - Ảnh 2
Khi nào nên tiến hành tiểu phẫu?

Có một sự thật là không ít người lo lắng, hoang mang khi nhận được yêu cầu tiểu phẫu từ bác sĩ. Họ sợ đau, sợ bị chảy máu, sợ dao kéo tạo thành vết thương trên người… Cũng vì lẽ đó mà nhiều người chọn cách điều trị bằng thuốc chứ không muốn làm tiểu phẫu. Đó là một hình thức “trốn” phẫu thuật. Thế nhưng không phải loại bệnh tật nào cũng có thể chữa khỏi bằng thuốc. Với những trường hợp bắt buộc phải tiểu phẫu thì chúng ta nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ nếu muốn nhanh khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tiểu phẫu

Ưu điểm

  • Đối với những bệnh lý đã được chỉ định tiểu phẫu để điều trị bệnh thay thế thuốc thì phương pháp này sẽ mang đến hiệu quả nhanh hơn. Người bệnh cũng tiết kiệm được đáng kể chi phí so với sử dụng thuốc trong thời gian dài mà vẫn không khỏi được bệnh. Tiểu phẫu mang lại hiệu quả nhanh hơn và tốt hơn so với việc điều trị bằng thuốc (áp dụng cho những trường hợp được chỉ định tiến hành tiểu phẫu thay vì uống thuốc)
  • Tiến hành tiểu phẫu cũng giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí, việc uống thuốc triền miên mà bệnh không khỏi chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và tốn kém. Điều trị bằng thuốc nhìn qua thì không “ngốn” của bạn nhiều tiền nhưng nếu bệnh không thể khỏi hoàn toàn, cứ tái phát nhiều lần thì đó sẽ là một số tiền không hề nhỏ. Việc điều trị bằng thuốc đôi khi không thể giúp bạn lành bệnh nhanh mà ngược lại còn khiến bạn gặp một số tác dụng phụ không mong muốn.

Nhược điểm

Các thủ thuật tiểu phẫu dù chỉ sự tác động bên ngoài cơ thể nhưng đôi khi có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho các chức năng sinh lý trong cơ thể, thậm chí nó có thể tạo thành những rối loạn tương đối nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Cũng vì lý do đó mà các bác sĩ luôn phải vô cùng cẩn trọng và tỉ mỉ khi tiến hành tiểu phẫu cho người bệnh. Họ không dám lơ là một chút nào dù đó chỉ những cuộc phẫu thuật nhỏ.

Xem thêm: Chụp MRI là gì? Những điều cần biết về hình thức MRI

Nhổ răng tiểu phẫu là gì?

Trong các loại hình tiểu phẫu, nhổ răng tiểu phẫu cũng là một loại hình phổ biến và rất được quan tâm. Như chúng ta đã biết, tiểu phẫu là những ca phẫu thuật nhỏ, sử dụng hình thức gây tê thay vì gây mê. Và nhổ răng cũng được gọi là một loại tiểu phẫu. Các nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cho bạn để quá trình nhổ răng của bạn không gặp đau đớn. Dĩ nhiên khi bạn về nhà và thuốc tê hết tác dụng thì bạn sẽ phải đối mặt với cơn đau trong một thời gian ngắn trước khi khỏi hẳn.

Tiểu phẫu là gì? Ưu nhược điểm của giải pháp tiểu phẫu trong y học - Ảnh 3
Nhổ răng tiểu phẫu và các loại tiểu phẫu nha khoa khác

Ngoài nhổ răng tiểu phẫu, còn có một số loại tiểu phẫu nha khoa mà chúng ta cũng nên tìm hiểu như:

  • Tiểu phẫu răng khôn: Răng khôn là răng mọc cuối cùng trong miệng con người chúng ta. Do thời gian mọc răng khá muộn nên dễ mọc lệch, mọc ngầm trong xương hàm… gây đau đớn và bất tiện. Vì vậy, khi mọc răng khôn, chúng ta cần phải tiểu phẫu.
  • Ghép nướu răng: Tiểu phẫu ghép nướu răng thường được thực hiện khi bệnh nhân cần tạo lại độ dày hoặc che đi những khuyết điểm trên nướu…

Trên đây là bài viết của chúng tôi về khái niệm tiểu phẫu là gì và rất nhiều vấn đề liên quan khác. Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc, học tập!

Từ khóa » Tiểu Phẫu Thuật Là Gì