Tiểu Sử Của Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng

Đồng chí Trương Vĩnh Trọng. Ảnh: TTXVN
Ngày 19/2, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương thông báo: Đồng chí Trương Vĩnh Trọng, sinh năm 1942, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc, nguyên Trưởng Ban Nội chính Trung ương, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần vào hồi 3 giờ 25 phút ngày 19/2/2021 tại nhà riêng, ấp Lương Thuận, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Đồng chí Trương Vĩnh Trọng là Ủy viên Bộ Chính trị Khóa X; Bí thư Trung ương Đảng Khóa IX, X; Ủy viên Trung ương Đảng Khóa VI (dự khuyết), VII, VIII, IX, X. Đồng chí giữ cương vị Phó Thủ tướng từ tháng 6/2006 đến tháng 8/2011; là đại biểu Quốc hội Khóa VIII, XI. Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng đồng chí Trương Vĩnh Trọng sẽ được thông báo sau.

theo TTXVN

Nội dung chính Show
  • Tóm tắt tiểu sử đồng chí Trương Vĩnh Trọng
  • VTV.vn - Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng sinh ngày 11/11/1942 tại tỉnh Bến Tre. Người dân Bến Tre vẫn thường gọi ông bằng cái tên Hai Nghĩa.
  • Video liên quan

Nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng - Ảnh: REUTERS

Ông Trương Vĩnh Trọng sinh ngày 11-11-1942 ở xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Người dân Bến Tre vẫn thường gọi ông bằng cái tên thân thương Hai Nghĩa.

Từ năm 1960, ông bắt đầu hoạt động bí mật trong phong trào học sinh chống chế độ Ngô Đình Diệm. Năm 1962, ông thoát ly gia đình, tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và công tác ở Tiểu ban giáo dục tỉnh Bến Tre.

Tháng 10-1964, ông được kết nạp vào Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam và được đề bạt làm ủy viên Tiểu ban giáo dục, sau đó được bầu tỉnh ủy viên phụ trách khối Tuyên huấn tỉnh.

Ông từng kinh qua các chức vụ: Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Tại Đại hội Đảng lần X (2006), ông được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tháng 6-2006, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Phó thủ tướng. Năm 2011, ông về nghỉ hưu tại quê nhà.

Sau khi nghỉ hưu, ông bắt tay vào công việc ruộng vườn và trở thành một nhà nông thực thụ. Bất kỳ ai khi đã tiếp xúc với nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại khu vườn khoảng 5.000m2 đất tại quê nhà ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đều ngạc nhiên trước cách làm vườn bài bản của ông với một vườn cây xanh tốt, trong đó chủ yếu là bưởi da xanh.

Ông được mọi người kính nể với cương vị một lãnh đạo cao cấp của Chính phủ, kiên quyết nói không với tham nhũng, chỉ đạo các cơ quan ban ngành quyết liệt trong công tác phòng chống, bài trừ tham nhũng.

Đồng thời, đồng bào cả nước, đặc biệt người dân Bến Tre kính nể ông - một vị lãnh đạo về hưu có lối sống đạm bạc, chân quê.

Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng thị sát Nhà máy lọc dầu Dung Quất

MẬU TRƯỜNG

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng

Sáng nay (19/2), nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã từ trần tại quê nhà Bến Tre, hưởng thọ 79 tuổi.

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng sinh ngày 11/11/1942, quê ở xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Người dân Bến Tre vẫn thường gọi ông bằng cái tên Hai Nghĩa.

Từ năm 1960, ông bắt đầu hoạt động bí mật trong phong trào học sinh chống chế độ Ngô Đình Diệm.

Năm 1962, ông thoát ly gia đình, tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục tỉnh Bến Tre. Sau đó, ông được bầu Tỉnh ủy viên phụ trách khối Tuyên huấn tỉnh Bến Tre.

Năm 1968, ông được cử làm Ủy viên Ban Tuyên huấn tỉnh Bến Tre.

Năm 1978, ông được bầu vào Tỉnh ủy Bến Tre, giữ nhiệm vụ Phó ban Tuyên huấn tỉnh. Năm 1982, ông đắc cử vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy và được phân công làm Bí thư Huyện ủy Giồng Trôm. Trong thời gian này, ông được đi học lớp bồi dưỡng Bí thư Huyện ủy ở Trường Đảng Cao cấp Moscow (Liên Xô).

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (1991), ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tháng 2/1998, ông được chỉ định làm Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.

Tháng 7/2000, ông được điều động tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, đầu năm 2001, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Tháng 4/2001, ông được phân công giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần X, năm 2006, một lần nữa ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Ngày 28/6/2006, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tháng 8/2011, ông được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ về nghỉ chế độ.

Ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa VIII, XI và XII.

Sau khi nghỉ hưu, ông sinh sống ở quê nhà huyện Giồng Trôm, Bến Tre.

Với cương vị là Trưởng Ban Nội chính Trung ương giai đoạn 2001-2007, ông Trương Vĩnh Trọng đã lãnh đạo Ban chủ trì, phối hợp với một số cơ quan, tổ chức xây dựng và trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 2/01/2002 "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới".

Ba năm sau, để có định hướng lãnh đạo tiến hành cải cách toàn diện và cơ bản công tác tư pháp, Ban Nội chính Trung ương đã chủ trì xây dựng trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Theo ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đây là nghị quyết rất quan trọng có tầm chiến lược, thể hiện đầy đủ quan điểm của Đảng về công tác tư pháp với mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ cụ thể nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước có nền tư pháp văn minh.

Ban Nội chính Trung ương giai đoạn 2001-2007 cũng đã tham mưu cho Bộ Chính trị quyết định nhiều nội dung quan trọng trong các dự án luật liên quan đến lĩnh vực nội chính và cải cách tư pháp. Đó là: Việc điều chỉnh chức năng của Viện kiểm sát nhân dân vào việc tập trung thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; chuyển giao nhiệm vụ quản lý Tòa án địa phương (từ Bộ Tư pháp) về Tòa án nhân dân tối cao; chủ trương tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện; thu gọn đầu mối các cơ quan điều tra; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, đề cao vai trò của người bào chữa...

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Trương Vĩnh Trọng

VTV.vn - Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng sinh ngày 11/11/1942 tại tỉnh Bến Tre. Người dân Bến Tre vẫn thường gọi ông bằng cái tên Hai Nghĩa.

Đồng chí Trương Vĩnh Trọng là nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.

- Quê quán: Xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

- Thường trú tại Đường 885, Ấp 3, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

- Tham gia hoạt động cách mạng tháng 01/1960; vào Đảng ngày 25/10/1964.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Từ năm 1960 - tháng 3/1961: Tham gia công tác vận động phong trào học sinh đấu tranh tại thị xã Bến Tre.

- Từ tháng 4/1961 - tháng 7/1961: Bị địch bắt.

- Từ tháng 8/1961 - tháng 12/1961: Tham gia công tác thanh niên tại thị trấn Giồng Trôm.

- Từ năm 1962 - năm 1964: Cán bộ Tiểu ban Giáo dục tỉnh Bến Tre.

- Từ năm 1964 - năm 1969: Ủy viên Tiểu ban Giáo dục tỉnh Bến Tre.

- Từ năm 1969 - năm 1975: Ủy viên Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, Đảng ủy viên Khối Tuyên huấn giáo dục tỉnh.

- Từ tháng 10/1975 - tháng 12/1978: Học Trường Tuyên huấn Trung ương I tại Hà Nội.

- Từ năm 1979 - tháng 12/1982: Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bến Tre.

- Năm 1983: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Từ tháng 4/1987 - 6/1991: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre.

- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

- Từ tháng 2/1998 - tháng 6/2000: Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương (nay là Ban Tổ chức Trung ương).

- Tháng 7/2000: Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Ủy viên Đảng ủy Quân khu 9.

- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, phân công làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4/2006), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, tiếp tục được phân công làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

- Tháng 6/2006: Đồng chí được bầu giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc.

- Tháng 10/2011: Nghỉ hưu hưởng chế độ.

Đồng chí là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, X; Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, đại biểu Quốc hội các khóa VIII, XI.

Do có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh; Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

Nguyên Phó Thủ tướng, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị

Từ khóa » Tiểu Sử đc Trương Vĩnh Trọng