Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn hóa cận đại của Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiều thể loại trong đó nổi bật nhất chính là truyện thơ Nôm. Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh
  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

1. Tiểu sử

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù), là một nhà thơ lớn của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822) tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lớn lên, ông Huy cưới vợ ở đây và đã có hai con (một trai và một gái). Mùa hạ tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, sinh ra bảy con (4 trai, 3 gái) và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng.

Thuở bé, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng.

Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế nên bị cách hết chức tước. Xong vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem con ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840) thì trở về Gia Định.

Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.

Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Lần này ông cùng đi với em trai là Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi).

Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (31 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ.

Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh mù mắt, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851 thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này.

Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc; trước thuộc Gia Định, nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy đã xin gia đình tác hợp. Truyện thơ Dương Từ-Hà Mậu của ông có lẽ được bắt đầu sáng tác vào thời gian này

2. Phong cách sáng tác

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu không chỉ có mỗi văn chương mà ông còn là nhà giáo, người thầy thuốc, nhà tư tưởng. Quan điểm sáng tác: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.

Các tác phẩm của ông chủ yếu bằng chữ Nôm, mang nặng lý tưởng đạo đức nhân nghĩa. Đạo lý làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Trong sáng tác của ông những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế là mẫu hình lý tưởng.

Trong thời kỳ chống Pháp, Nguyễn Đình Chiểu đóng góp rất nhiều vào thơ văn cho đất nước, ông ghi chép chân thực lại một thời đại khó khăn vô vàng do nỗi đau chiến tranh mang lại. Bên cạnh đó ông mạnh dạn phê phán, tố cáo tội ác của kẻ thù. Những tác phẩm khác còn là sự khích lệ người đọc thêm sức mạnh để chống lại kẻ thù.

Thơ của Nguyễn Đình Chiểu không trau chuốt, cầu kỳ mà thường là những câu chữ chân chất, giản dị và dân dã. Những bài thơ ấy hướng tới nhân dân, vì nhân dân, vì sự nghiệp đấu tranh chống lại kẻ thù của dân tộc.

Nghệ thuật được sử dụng trong thơ văn của ông là: Bút pháp trữ tình nồng đậm, hơi thở cuộc sống, Đậm đà sắc thái Nam Bộ, Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng.

3. Tác phẩm tiêu biểu

Chạy giặc, Từ biệt cố nhân, Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn, Mười hai bài thơ và bài văn tế Tướng quân Trương Định, Thơ điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản, Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng, Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn, Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Thảo thử hịch, Ngóng gió đông, Thà đui,…

4. Vinh danh

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, vào năm 1965 Hội Văn nghệ Giải phóng Miền Nam đã lập ra Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu dành tặng cho các tác giả, tác phẩm nổi bật trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở miền Nam.

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader!

Từ khóa » Tóm Tắt Nhà Thơ Nguyễn đình Chiểu