Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử
Có thể bạn quan tâm
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử được trích dẫn qua tác phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ" nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
- Tóm tắt lý lịch Hàn Mặc Tử
- Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử
- Tác phẩm thơ của Hàn Mặc Tử
- Hàn Mặc Tử thời trẻ
- Cuộc sống gia đình Hàn Mặc Tử
- Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
Tóm tắt lý lịch Hàn Mặc Tử
Nhà thơ Hàn Mặc Tử sinh ngày 22-8-1912 tại Tỉnh Quảng Bình, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Sư Tử, cầm tinh con (giáp) chuột (Nhâm Tý 1912). Hàn Mặc Tử xếp hạng nổi tiếng thứ 4017 trên thế giới và thứ 1 trong danh sách Nhà thơ mới nổi tiếng.
Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử hay còn được gọi là Hàn Mạc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, còn có một số bút danh khác như Lệ Thanh, Phong Trần.. Ông là một nhà thơ khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn, đồng thời cũng là nhà thơ tiên phong cho Trường thơ loạn.
Năm 16 tuổi, Nguyễn Trọng Trí đã bắt đầu sáng tác thơ dưới bút danh Phong Trần và Lệ Thanh. Đến năm 1936,ông đổi bút danh là Hàn Mạc Tử, sau đó lại đổi thành Hàn Mặc Tử. "Hàn Mạc Tử" nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau khi được bạn bè khuyên bảo, Hàn Mạc Tử đã thêm "Mặt Trăng khuyết" vào chữ "Mạc"để thành ra chữ "Mặc". Và từ đó hiệu của ông là Hàn Mặc Tử, đây là bút danh nổi tiếng nhất của Nguyễn Trọng Trí. Bút danh Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng trai bút nghiên". Cũng trong năm 1936, Hàn Mặc Tử đã cho xuất bản tập thơ "Gái quê". Trước đó 1 năm, cơ thể Hàn Mặc Tử đã có dấu hiệu bị bệnh phong nhưng ông chủ quan cho rằng đó là một chứng phong ngứa chứ không nguy hiểm.
Sau khi Hàn Mặc Tử viết xong tác phẩm "Thức khuya", người bạn của ông là ông Phan Bội Châu đã đọc và thấy ấn tượng. Phan Bội Châu liền giới thiệu tác phẩm cho 1 tờ báo. Hàn Mặc Tử nhận được học bổng sang Pháp học, nhưng ông không đi và quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp.
Trong cuộc đời Hàn Mặc Tử, đã có nhiều bóng hồng đi vào hồn thơ của ông. Với cô gái Huế Hoàng Cúc, một mối tình đơn phương từ Hàn Mặc Tử, ông đã viết nhiều bài thơ cho cô gái này, điển hình như: Vịnh Hoa Cúc, Trồng hoa Cúc...Cô gái Mai Đình mang một dáng vóc nhỏ gầy, mộc mạc chân quê. Hàn Mặc Tử đã viết tập "Con gái quê" để viết về người con gái này. Ngọc Sương là một ca gái từ lâu đã yêu thầm nhà thơ Hàn Mặc Tử, chính cô gái này là cảm hứng viên nên tập thơ "Thơ điên" của ông.
Năm 1940, một nữ sinh Huế tên là Thương Thương đã mang đến cho Hàn Mặc Tử một nguồn cảm hứng mới. Thời gian này, ông sáng tác các tác phẩm như: Cuộc tình cuối cùng này đã thụ thai thành “Cẩm Châu Duyên”, “Quần Tiên Hội”…
Năm 1938 - 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội vì căn bênh phong, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. Thân thể ông khô cứng, bàn tay bắt đầu nhăn vì phải dùng lực để hoạt động. Tuy nhiên, bác sĩ lại cho rằng, bệnh của ông là do trực khuẩn Hansen gây nên. Từ khi phát bệnh, bệnh của Hàn Mặc Tử phát triển rất nhanh, ông uống nhiều thuốc của lang băm dẫn đến nội tạng bị phá hỏng.
Ông từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ, khi mới bước sang tuổi 28.
Có thể nói, nỗi đau về thể xác của Hàn Mặc Tử là vô cùng lớn, nhưng người ta không thể nghe thấy tiếng ông rên rỉ mà chỉ thấy nỗi đau đó xuất hiện trong vần thơ của ông.
Để tưởng nhớ đến một nhà thơ tài ba Hàn Mặc Tử, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác ca khúc "Hàn Mạc Tử" để kể về cuộc đời của ông.
Năm 2004, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) đã thực hiện bộ phim Hàn Mặc Tử để kỷ niệm ông.
Tác phẩm thơ của Hàn Mặc Tử
- Âm thầm
- Bẽn lẽn
- Duyên muộn
- Đời phiêu lãng
- Em lấy chồng
- Gái quê
- Hái dâu
- Lòng quê
- Mất duyên
- Một đêm nói chuyện với gái quê
- Mơ
- Nắng tươi
- Nhớ chăng
- Nhớ nhung
- Nụ cười
- Quả dưa
- Sượng sùng
- Tiếng vang
- Tình quê
- Tình thu
- Tôi không muốn gặp
- Trái mùa
- Uống trăng
- Biển hồn ta
- Chơi trên trăng
- Cô gái đồng trinh
- Cô liêu
- Hồn là ai
- Một miệng trăng
- Ngoài vũ trụ
- Ngủ với trăng
- Người ngọc
- Rướm máu
- Rượt trăng
- Sáng láng
- Say trăng
- Trăng tự tử
- Trút linh hồn
- Trường tương tư
- Ước ao
- Vớt hồn
- Biển hồn ta
- Chơi trên trăng
- Cô gái đồng trinh
- Cô liêu
- Hồn là ai
- Một miệng trăng
- Ngoài vũ trụ
- Ngủ với trăng
- Người ngọc
- Rướm máu
- Rượt trăng
- Sáng láng
- Say trăng
- Trăng tự tử
- Trút linh hồn
- Trường tương tư
- Ước ao
- Vớt hồn
- Bắt chước
- Cao hứng
- Chuỗi cười
- Đà Lạt trăng mờ
- Đây thôn Vĩ Dạ
- Ghen
- Huyền ảo
- Lưu luyến
- Mơ hoa
- Mùa xuân chín
- Sáng trăng
- Say nắng
- Thi sĩ Chàm
- Thời gian
- Tối tân hôn
- Trăng vàng trăng ngọc
Để biết ơn những đóng góp của ông, nhiều nơi ở Việt Nam dùng tên của ông để đặt cho đường phố như:
- Bà Rịa - Vũng Tàu (Đường Hàn Mạc Tử, phường 7, Vũng Tàu)
- Đà Nẵng (Đường Hàn Mạc Tử, phường Thuận Phước, Hải Châu)
- Đắk Lắk (Đường Hàn Mặc Tử, phường Tân An, Buôn Ma Thuột)
- Huế (Đường Hàn Mạc Tử, phường Vỹ Dạ, Huế, Thừa Thiên Huế)
- Nghệ An (Đường Hàn Mạc Tử, phường Trung Đô, Vinh)
- Phan Thiết (con đường dẫn lên Lầu Ông Hoàng)
- Quảng Bình (Đường Hàn Mặc Tử, phường Đồng Mỹ, Đồng Hới)
- Thanh Hóa (Phố Hàn Mặc Tử, phường Trường Thi, Thanh Hóa)
- Thành phố Hồ Chí Minh (Đường Hàn Mạc Tử, phường Số 12, Tân Bình và đường Hàn Mạc Tử, phường Tân Thành, Tân Phú)...
Hàn Mặc Tử thời trẻ
Cha Hàn Mặc Tử là một thông ngôn nên thường phải thuyên chuyển công tác nhiều nơi. Chính vì vậy mà, từ bé Hà Mặc Tử đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926).
Năm 1933, Hàn Mặc Tử vào làm cho Sở Đạc Điền Quy Nhơn và quen với Hoàng Tùng Ngâm, có họ hàng với với Hoàng Thị Kim Cúc, còn gọi là Hoàng Cúc. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Hàn Mặc Tử đã đem lòng si mê cô hàng xóm xinh đẹp, đài các. Hàn Mặc Tử đã làm một số bài thơ để tặng nàng Hoàng Cúc như “Vịnh hoa cúc”, “Trồng hoa cúc”...Nhưng Hoàng Cúc chỉ giữ mối tình trong lòng mà không thể hiện ra ngoài. Sau này, khi viết thư cho một người bạn của Hàn Mặc Tử là nhà thơ Quách Tấn, Hoàng Cúc mới nói rõ tâm tình rằng không có tình ý với Hàn Mặc Tử.
Cuộc sống gia đình Hàn Mặc Tử
Cha mẹ của Hàn Mặc Tử là Nguyễn Văn Toản lấy, Nguyễn Thị Duy, hai ông bà sinh được 8 người con, Hàn Mặc Tử là con thứ 4 trong gia đình.
Trong đó có anh cả là Nguyễn Bá Nhân (tức nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn. Hai chị là Nguyễn Thị Như Lễ, Nguyễn Thị Như Nghĩa. Em là Nguyễn Bá Tín (người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng vào ngày ngày 13 tháng 2 năm 1959), Nguyễn Bá Hiếu, Nguyễn Văn Hiền Nguyễn Văn Thảo.
Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
a. Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ
Trong thời gian làm việc tại sở Đạc Điền (tỉnh Quy Nhơn), Hàn Mặc Tử đã đem lòng yêu cô con gái tên Hoàng Cúc, một thiếu nữ với vẻ đẹp kín đáo, chân quê. Tuy nhiên, do bản tính nhút nhát, rụt rè mà Mặc Tử chỉ dám đứng từ xa nhìn cô gái và mối tình đơn phương đó đã dần phai nhạt khi Hoàng Cúc theo cha về thôn Vĩ Dạ (Huế). Khi biết được tình cảm của Mặc Tử dành cho nàng Cúc và biết được bệnh tình nghiêm trọng của Hàn Mặc Tử lúc đó, anh họ nàng đồng thời là bạn của thi sĩ họ Hàn - Hoàng Tùng Ngâm viết thư cho Hoàng Cúc để mong nàng viết thư động viên Hàn Mặc Tử. Thay vì viết thư thăm hỏi đơn thuần, Hoàng Cúc đã gửi kèm một bức bưu ảnh có in hình phong cảnh thiên nhiên Vĩ Dạ. Chính từ bức ảnh và mối tình tha thiết với người con gái xứ Huế đã khơi gợi xúc cảm, trở thành nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ này năm 1938 in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương).
b. Ý nghĩa nhan đề
Đặt tên tác phẩm là Đây thôn Vĩ Dạ chứ không phải Thôn Vĩ Dạ vì Hàn Mặc Tử muốn người đọc tinh ý nhận ra dụng ý của từ đây. Nó như một lời giới thiệu đến người đọc về đất Vĩ Dạ đẹp nên thơ. Từ đây cũng cho thấy nhà thơ như đang đặt tay lên lồng ngực mình, gọi những tiếng thân thương: Vĩ Dạ, Vĩ Dạ ở Huế, Vĩ Dạ cũng ở “đây”, trong tim Hàn Mặc Tử.
c. Bố cục: 3 phần
Phần 1 (Khổ 1): Vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ.
Phần 2 (Khổ 2): Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ.
Phần 3 (Khổ 3): Hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi.
d. Giá trị nội dung
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ bên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng được khắc họa lại trong trí tưởng tượng của người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với biết bao yêu thương, khao khát, hi vọng.
Bài thơ chính là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
e. Giá trị nghệ thuật
Trí tưởng tượng phong phú.
Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ.
Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
Bút pháp của bài thơ có sự hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình.
---------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà soạn kịch William Shakespeare
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của danh nhân Phan Bội Châu
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Puskin
Từ khóa » Tiểu Sử Hàn Mặc Tử đây Thôn Vĩ Dạ
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử | Tác Giả
-
Đây Thôn Vĩ Dạ (Hoàn Cảnh Sáng Tác, Tóm Tắt, Ý Nghĩa, Giá Trị Nghệ ...
-
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn ... - Sách Hay 24H
-
Hàn Mặc Tử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn Lớp ...
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11 - HOC247
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử - Reader
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 11
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ - Thủ Thuật
-
Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Tiểu Sử Nhà Thơ Hàn Mặc Tử - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Hàn Mặc Tử
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Đây Thôn Vĩ Dạ-Phân Tích Chi Tiết Từng Khổ ...