Vốn là giáo viên dạy văn, nhưng điện ảnh đến với Dũng Nhi bằng sự tình cờ. Những vai diễn để đời Dũng Nhi ưa thích và chọn cho mình phong cách diễn xuất hướng tới sự giản dị như cuộc sống. Các đạo diễn thường chọn ông vào những vai như cán bộ liêm khiết, người chồng, người cha khắc khổ. Thế nhưng, Dũng Nhi cũng là một diễn viên có khả năng hóa thân vào những vai phản diện khiến nhiều người ngỡ ngàng. Cho tới bây giờ, khán giả vẫn nhớ tới vai Năm "Sài Gòn" - một tay giang hồ cộm cán đất Cảng trong phim video đầu tiên của điện ảnh Việt Nam "Bỉ vỏ". Tuy chưa thật sắc sảo, sinh động, nhưng vai Năm Sài Gòn đã cho người xem thấy một khả năng xi-nê tiềm tàng trong con người có bề ngoài tưởng chừng khô cứng. Sau này, Dũng Nhi còn tiếp tục vào một vai có tạng khác hẳn như vai Khoái trong phim "Ngõ lỗ thủng"... Vẻ tưng tửng vừa đáng yêu vừa đáng ghét, vẻ ranh mãnh láu cá của một anh bộ đội phục viên ham chơi bời và bồ bịch lăng nhăng được Dũng Nhi thể hiện đã thuyết phục những người trước đây từng không tin ông có thể đóng vai này. Khả năng ấy càng được minh chứng qua những vai diễn ấn tượng sau đó của ông như vai Thời trong phim “Người rừng”. Khi Dũng Nhi được mời vào vai Thứ trưởng Cao Đức Cầm trong bộ phim truyền hình "Chạy án", nhiều người bất ngờ bởi ai cũng nghĩ ông Thứ trưởng thì ít ra phải có cái “bụng bia” một chút. Nhưng rồi Dũng Nhi đã thuyết phục bằng hình tượng một ông Thứ trưởng hiền lành, nhu nhược để vợ và cấp dưới thao túng làm những việc phạm pháp, cuối cùng cả gia đình rơi vào bi kịch. Phim công chiếu đã nhận được sự yêu mến của khán giả và khá nhiều giải thưởng cho thể loại phim truyền hình. Dũng Nhi đặc biệt có duyên với những nguyên mẫu nổi tiếng trong đời thực. Ngoài anh hùng Lê Mã Lương (vai Nam) kể trên, anh còn đóng chiến sĩ cách mạng trung kiên Tô Hiệu (vai Tông Hiến) trong “Lời anh chưa kịp nói”. Rồi nhân vật nhà văn Nguyễn Tuân (vai Nguyễn) ở Mê thảo thời vang bóng, tay giang hồ khét tiếng Năm Sài Gòn trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, ông thứ trưởng trong Chạy án, và mới đây nhất là vai Bí thư tỉnh ủy Hoàng Kim, nguyên mẫu 'cha đẻ khoán hộ' Kim Ngọc... Ông cũng là người có duyên với cả những cái “đầu tiên” của điện ảnh Việt Nam. Phim màn ảnh rộng đầu tiên - Sao tháng Tám, phim nhựa màu đầu tiên- Ngày ấy bên sông Lam, phim video đầu tiên - Bỉ vỏ. Ba cái đầu tiên khó quên ấy, Dũng Nhi đều vào vai chính. phim truyền hình, sản xuất phim Khi nhận vai Nguyễn - trong phim Mê thảo thời vang bóng, Dũng Nhi quyết định bỏ hẳn nửa năm 'tầm sư học đạo' những ngón trống chầu từ ca nương Bạch Vân, để hy vọng diễn tả chính xác những tiếng thưởng - tiếng phạt khi cây dùi gõ vào tang trống trong từng cảnh quay. Với phim truyền hình Niệm khúc cho người cha, trong vai là một nhân vật giỏi chơi đàn vi-ô-lông, Dũng Nhi lại mất gần hai tháng cho những kỹ thuật cơ bản để kéo ác-sê, từ ngón tay bấm phím đến cách đặt cây vĩ cầm thế nào cho chuẩn... Khi vào vai chính trong phim "Niệm khúc cho người cha", ông sẵn sàng bỏ 2 tháng để học violon. Sự nghiêm cẩn tới từng chi tiết khi làm nghề của nghệ sĩ Dũng Nhi còn thể hiện ở khả năng thuộc lời thoại. Nhà biên kịch Thùy Linh từng bất ngờ khi Dũng Nhivào vai Luận (phim "Mùa lá rụng"). Cảnh Luận mắng mỏ ông anh trung tá, lời thoại rất dài mà Dũng Nhi đã diễn không sai một dấu chấm, dấu phẩy. Phim "Bí thư tỉnh ủy" cũng là phim mà lời thoại dài kỷ lục, có đoạn lên tới một trang rưỡi. Ông cũng cố gắng thuộc và hiểu để không phải nhắc lời. Đó là điều không phải ai cũng làm được, nhất là thế hệ diễn viên trẻ tuổi hiện nay. sản xuất chương trình Một cảnh quay phim trong phim bí thư tỉnh ủy Dũng Nhi là diễn viên luôn được các đạo diễn và đồng nghiệp nể phục bởi sự kỹ càng, nghiêm túc đến từng chi tiết trước ống kính. Nhận vai Bí thư Hoàng Kim trong bộ phim dài 50 tập Bí thư tỉnh ủy, mấy tháng trời bám trụ Vĩnh Phúc, ông tỉ mẩn học từng cách cầm cuốc, cầm cày, cấy lúa, dỡ khoai và cả hút thuốc lào. Ông còn đọc, nghiên cứu nhiều tư liệu về nhân vật để có những hình dung sắc nét về chân dung vị bí thư 'do dân, vì dân' này. Hơn ba mươi năm diễn xuất trước ống kính, với nhiều dạng vai diễn và gây được nhiều ấn tượng khó quên trong lòng công chúng, nhưng Dũng Nhi chưa một lần là gương mặt của giải thưởng, thành tích, danh hiệu. Dường như điều ấy không làm ông vướng bận và nhụt niềm say mê phim ảnh. Gia đình mang đậm tính nghệ sĩ Gia đình nghệ sĩ Dũng Nhi từ ông, mẹ, anh em đến các con ông đều làm nghệ thuật, nhưng mỗi người chọn cho mình một con đường riêng. Ông anh theo bộ môn tuồng, mẹ là diễn viên kịch nói, dì là diễn viên ca múa, các em anh làm sân khấu, con trai và con dâu làm diễn viên ba-lê... Nhưng có một điều đặc biệt là tất cả đều từng tham gia đóng phim. 'Chúng tôi coi điện ảnh là nơi tụ họp gia đình.'- Dũng Nhi thổ lộ. Phải chăng đây mới chính là động lực và là hạnh phúc đích thực của người nghệ sĩ, vì được sống thật nhất với niềm đam mê của đời mình? Ông bảo, mình chỉ “trung thành” với công ty sản xuất phim VFC, bởi chí ít xuất xưởng từ đó đều là những phim nghiêm túc. Phim xã hội hoá ư, xin chịu, dù cát sê chắc chắn cao hơn. Tạm kết: Đóng nhiều phim nhưng nghệ sĩ Dũng Nhi lại là người ít xuất hiện trên báo chí. Ông tự chọn cho mình cuộc sống giản dị, kín đáo. Nhiều người cho rằng, Dũng Nhi thiệt thòi bởi đóng khá nhiều phim nhưng giải thưởng duy nhất mà ông nhận là: Có nhiều cống hiến cho phim truyền hình do tạp chí Truyền hình bình chọn cuối năm 2009, ông cũng chưa được phong tặng NSƯT... Những lúc như thế, Dũng Nhi chỉ cười. Hạnhphúc với ông là được làm nghề, được khán giả yêu mến và có một gia đình êm ấm. Source: recmedia | Dũng Nhi Phim Bộ | Những Phim Lẽ Khác | » Điệp Vụ Thiên Sứ | » Sơn Hải Kinh: Phục Ma Chính Đạo | » Con Gái Ông Thủ Trưởng | » Nữ Sát Thủ Gợi Cảm | » Người Đàn Bà Quyến Rủ | » 7 Ngày Ân Ái | » Anh Hùng Bến Thượng Hải | » Bông Hoa Dại | » Vệ Sĩ Siêu Cấp | » Quyết Đấu 5 | » Cậu Bé Bất Tử | » Rửa Hận | » Chuyện Nhà Sung Túc | » Tứ Đại Danh Bổ | » Săn Lùng Kho Báu | » Võ Sỹ Tù Ngục | » Giữa Dòng | » Cuộc Đời Của Yến | » Ngộ Không Tào Lao Truyện | » Anh Hùng Hảo Hán | » Xóm Cào Cào | » Căn Hộ Ma Ám | » Sứ Giả Tử Thần | » Thanh Diện Tu La | » Đàn Chim Và Con Báo | |