Tieu Su Nghe Si - Tiểu Sử Nghệ Sĩ - Nhạc Music

Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ » Tiểu Sử Ba Phương
Tên thật: Trịnh Văn Phương Ngày sinh: 1953 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Trường phái ca Vọng cổ hài xưa nay ít người, bởi không phải ai cũng có thể ca được. Một phần, tác giả viết Vọng cổ hài phải tạo được chất hài hước và người ca hài phải có ''duyên hài'' thì mới chinh phục được người nghe. Nghệ nhân Ba Phương đã thể hiện được đặc trưng đó. Anh tên thật là Trịnh Văn Phương, sinh ra ở Ba Tri - Bến Tre (1953), đến với ca nhạc Tài tử - Cải lương vào thời gian trốn lính quân dịch ở Toà thánh Tây Ninh và học ca với một nhạc sĩ ở đó Anh có làn hơi chất giọng rất lạ, khác với giọng nói bình thường. Trong giao tiếp, anh là người chững chạc, nghiêm nghị trong lời nói, không thấy một chút gì có vẻ hài; vậy mà khi ca giọng anh khôi hài rất lạ, anh ca như nói chuyện và lúc nào cũng hóm hỉnh trong hàm ý của lời ca. Anh không dùng hơi họng (thanh hầu) để ngân dài âm ư...ứ...ư... khi xuống ''hò'' Vọng cổ như Hề Minh, Văn Hường, Hề Sa. Anh có lối xuống ''hò'' riêng, ngân hơi dài bằng ơ...ơ...ơ... và biểu đạt trọng âm ở những nhịp chính bằng cách nhấn nhá. Có lẽ, niềm đam mê ca ngâm của anh cũng chỉ dừng lại đúng ở nghĩa Tài tử. Anh từng theo một đoàn Cải lương ''chui'' ở quận 6, được bầu cho một vai dàn bao trong vở ''Kiếm sĩ dơi''. Khi đoàn định khai trương tại huyện Bến Cát - Bình Dương thì ngành VHTT ở đó đến ''bắt'', lập biên bản không cho biểu diễn. Sau đêm đó, đoàn chuyển về hát đình Tân Kiên - huyện Bình Chánh; mới bán được 7 vé thì trời mưa, sét đánh xuống sân khấu hư hao phong màn và âm thanh, phải trả vé và xin lỗi khán giả rồi bầu cũng tuyên bố giải thể tại đó. Sau cái đêm định mệnh ''trời đánh'' đó, anh Ba Phương nghĩ mình không có duyên với Cải lương nên đành bỏ mộng và về nhà cùng vợ con sống nghề buôn bán. Nhưng anh vẫn không quên được tiếng đờn mỗi khi nghe ai ca hoặc đài, băng dĩa hát; anh đành tham gia với những bạn tri âm đờn ca Tài tử mỗi khi có dịp. Vào tháng 11/2010, anh đã ra mắt bạn tri âm một CD ca cổ ''Tiếng hát Anh ca Phong'' với 10 bài Vọng cồ hài, gồm: Tề Thiên Đại Thánh, Tôi đánh số đề, Nhậu ơi xin giã biệt, Diêm Vương còn sợ, Tình chú, Chó mực đầu cáo, Tôi kẹt lời thề, Vợ tôi tôi sợ. Ngoài chất giọng hài thiên phú, nội dung các bài còn phong phú với những tình tiết hài hước của các tác giả chuyên nghiệp, nhất là những bài của soạn giả Viễn Châu đã góp phần sinh động và trào lộng cho CD ''Tiếng hát Anh Ba Phương''. Anh tự làm Album - CD ''Tiếng hát Anh Ba Phương'' là để thoả niềm đam mê và kỷ niệm cho riêng mình, đồng thời để chia sẻ niềm vui với những bạn tri âm. Mời đọc giả đón nghe trọn bộ CD này tại Music Online trên trang nhà. Nghe trước bài TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH cho sum tụ trong những ngày Xuân sắp đến.

Source: zing

Tên Bài Báo về Ba PhươngNgày Đăng
Nghệ Sĩ Ba Phương: Ca Cổ Là Lẽ Sống... 14 Tháng 05, 2012
Ba Phương Tân Cổ

Từ khóa » Tiểu Sử Ca Sĩ Vọng Cổ