Tiểu Sử Nguyễn Đăng Quang - Hành Trình Từ Người Bán Mỳ Gói đến ...

Một gương mặt mới của Việt Nam vừa được tạp chí Forbes (Mỹ) xếp hạng tỷ phú đô la trên thế giới là doanh nhân Nguyễn Đăng Quang. Ông là một tỷ phú tự thân rất kín tiếng và có học vị cao: Tiến sỹ Vật lý hạt nhân – Đại học Vật lý Ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Belarus; Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – Đại học Kinh tế Nga Plekhanov – Nga. 

Cùng xem tiểu sử doanh nhân Nguyễn Đăng Quang và quá trình trở thành Tỷ phú đô la của ông nhé.

You might also like

Tony Buổi Sáng là ai

Tiểu sử Tony buổi sáng – Nhân vật ẩn danh cứ mải “trốn” độc giả

Tháng Tư 21, 2023 Phạm nhật vượng

Tiểu sử Phạm Nhật Vượng – Tỷ phú đô la khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

Tháng Tư 21, 2023 Load More

Xem nhanh tiểu sử Nguyễn Đăng Quang

  • Họ và tên: Nguyễn Đăng Quang
  • Sinh năm: 23/08/1963
  • Số CMND: 022948090
  • Quốc tịch: Việt Nam
  • Dân tộc: Kinh
  • Nơi sinh: Quảng Trị
  • Cư trú : 79/12B Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Trình độ: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – Đại học Kinh tế Nga Plekhanov – Nga; Tiến sỹ Vật lý hạt nhân – Đại học Vật lý Ứng dụng-Viện Hàn lâm Khoa học – Belarus
  • Gia đình
    • Vợ/chồng: Nguyễn Hoàng Yến (vợ)
    • Cha mẹ: Nguyễn Quý Định (mẹ)
  • Hồ sơ Wikipedia: Đang cập nhật

Các chức vụ hiện tại: 

  • Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (MSN) (bổ nhiệm từ 2008)
  • Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (MSN) (bổ nhiệm từ 30/7/2013)
  • Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) (TCB) (bổ nhiệm từ 25/3/2016)
  • Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MCH) (bổ nhiệm từ 23/6/2017)
  • Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Tài nguyên Masan (MSR) (bổ nhiệm từ 4/2017)
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Masan (bổ nhiệm từ 9/2000)
  • Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (bổ nhiệm từ 7/2010)
  • Tổng Giám đốc CTCP Masan (bổ nhiệm từ 5/2017)

Cổ phiếu đang nắm giữ:

  • MCH, số lượng 30,417 cổ phiếu, giá trị khoảng 2.3 tỷ VNĐ tính đến ngày 23/8/2019
  • TCB, số lượng 9,403,176 cổ phiếu, giá trị khoảng 232.7 tỷ VNĐ tính đến ngày 31/12/2018

Cổ phiếu đại diện sở hữu: 

  • MSR (Đại diện cho Cty CP Tầm nhìn Masan), số cổ phiếu: 523,355,270, chiếm tỉ lệ 58,2%, giá trị khoảng 8,635.4 tỷ VNĐ tính đến 9/2015
  • TCB (Đại diện cho MSN), số cổ phiếu: 524,315,499, chiếm tỉ lệ 14,69%, giá trị khoảng 12,976.8 tỷ VNĐ tính đến 7/2018

Nguyễn Đăng Quang là ai?

Nguyễn Đăng Quang (sinh ngày 23/08/1963) quê gốc ở Quảng Trị, tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh (tại Nga) và tiến sĩ vật lý hạt nhân (tại Belarus). Ông là doanh nhân thành công trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG), đồng thời là tỷ phú USD tự thân người Việt.

Ông hiện là nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Masan, phó chủ tịch tập HĐQT ngân hàng Techcombank và là 1 trong 5 người có tên trong danh sách tỷ phú USD người Việt Nam của tạp chí Forbes năm 2019.

Con đường từ bán lẻ mì gói đến tỷ phú đô là của ông Nguyễn Đăng Quang

Quá trình khởi nghiệp gian nan trên đất bạn và sự ra đời của Masan 

Sinh ra và lớn lên ở quê hương Quảng Trị, từng học tập và sinh sống ở Đông Âu, ông Quang sớm ấp ủ trong mình những hoài bão về việc làm giàu. Sau thời gian học tập tại Nga, ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây.

Sau một thời gian bán lẻ mì gói, ông Quang đã xây dựng nhà máy sản xuất Masan với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng. Sau đó, ông mở rộng đầu tư sang mặt hàng đậu nành, cá và tương ớt và gặt hái được nhiều thành công.

Quyết định táo bạo: đưa Masan trở về quê nhà

Đến năm 2002, ông Quang quyết định đưa Masan trở về quê nhà, đồng thời, ra mắt nước tương Chin–su.

Tiếp đó, năm 2003 Masan lại cho ra đời thương hiệu nước mắm Chin-su được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Xuất phát điểm từ bán lẻ mì gói, năm 2007, Masan chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này bằng việc ra mắt sản phẩm mì Omachi. 

Tham vọng lớn: chiếm lĩnh thị trường nước ngoài

Với tầm nhìn chiến lược của một doanh nhân trở về từ mảnh đất Đông Âu, ngoài thị trường trong nước, ông Quang ôm tham vọng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Và điều đó đã được Masan chỉ rõ bằng cái bắt tay với đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan năm 2015. Khi ấy, Masan tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN.

Điều gì đến sẽ đến, tháng  9.2016, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi “Chin-Su Yod Thong” cho thị trường Thái Lan. “Chin-Su Yod Thong” đã hiên ngang cạnh tranh với hàng trăm sản phẩm cùng loại ở “thủ phủ của nước mắm”.

Những con số đáng gờm từ “gã khổng lồ” Masan

Từ một công ty nhỏ sản xuất mì gói ban đầu, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã vươn lên chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 và đứng vị trí thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng.

Năm 2015, tập đoàn Masan, với 10 ngàn nhân viên, đạt doanh thu thuần trên 30 ngàn tỉ đồng, mức tăng kỷ lục 90% so với năm trước đó. Giá trị thị trường của Masan Group ở mức 51 ngàn tỉ đồng, khoảng 2,4 tỉ đô la Mỹ tính tới trung tuần tháng 6.2016. 

Năm 2018 Masan ước đạt doanh thu thuần vào khoảng 45.000-47.000 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2017. Trong đó, lợi nhuận thuần mang về cho cổ đông dự tính cũng đạt 3.400-4.000 tỷ, tăng 10-30%.

Thậm chí, trong năm 2017 lợi nhuận của Masan có thể tăng hơn 50% nếu loại trừ các khoản thu nhập bất thường và khoản lợi nhuận 933 tỷ đồng từ việc mua bán trái phiếu chuyển đổi của Techcombank.

Nếu tính thương vụ góp vốn hồi tháng 1/2019, khi tập đoàn Singha của Thái Lan bỏ 650 triệu đô la Mỹ để sở hữu 14,3% cổ phần trong Masan Consumer Holdings và 33,3% của Masan Brewery, hai công ty thuộc Masan Group, thì chỉ riêng Masan Consumer đã được định giá 4,5 tỉ đô la Mỹ.

Tập đoàn Masan đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt giá trị vốn hóa thị trường bằng 10% tổng giá trị quốc nội của Việt Nam, ước tính khoảng hơn 20 tỉ đô la Mỹ.

Khối tài sản kếch xù của ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang

Đầu tháng 3/2019, tạp chí Forbes đã chính thức công bố danh sách tỷ phú đô la thế giới, trong đó có ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Masan Group, 55 tuổi. Theo Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang sở hữu khối tài sản 1,3 tỷ USD, xếp vị trí 1717 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Trước đó, hồi đầu năm 2018, ông Nguyễn Đăng Quang cũng đã được Bloomberg ghi nhận là tỷ phú đô la mới của khu vực Đông Nam Á, tài sản sở hữu lúc đó của ông có trị giá khoảng 1,2 tỷ USD.

Ông Quang là tiến sỹ vật lý hạt nhân, nhưng khởi nghiệp rất thành công với mì gói Mivimex và tương ớt tại Nga.

Khi về nước, ông cùng với doanh nhân Hồ Hùng Anh (đối tác rất thân thiết của ông Quang tại Nga) đã xây dựng Masan Food và đầu tư vào Techcombank. Dưới bàn tay của ông Quang, Masan Food nay đã phát triển thành Masan Group hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, đồ uống (Masan Consumer Holdings), thức ăn chăn nuôi – chế biến thịt (Masan Nutri-Science) và khoáng sản (Masan Resources với nòng cốt là mỏ Núi Pháo).

Những câu nói nổi tiếng của tỷ phú đô là Nguyễn Đăng Quang

Là một tỷ phú tự thân, ông chủ của Masan Group là tấm gương sáng, truyền cảm hứng cho những startup Việt, đặc biệt là những người trẻ luôn muốn khám phá giới hạn bản thân, vượt mọi khó khăn để vươn tới thành công. Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều câu nói mang triết lý kinh doanh ý nghĩa, thấm thía dành cho người trẻ khởi nghiệp.

Thành công không đến từ bước chân đầu tiên, mà đến từ việc học qua trải nghiệm của chính mình, qua các đúc kết, biến thành chiến lược, tận tâm theo đuổi nó để có kết quả cuối cùng.

Chúng tôi không phải siêu nhân, làm là biết chắc thành công nhưng chúng tôi biết rõ lý do vì sao mình cần và phải thành công: đó là niềm tin và trách nhiệm phụng sự với người tiêu dùng và vì một thương hiệu Việt Nam mạnh. Tâm nguyện phụng sự ấy phải đo được bằng kết quả kinh doanh….

Tại thị trường này, hơn 90% sản phẩm không thương hiệu, không tuân thủ theo tiêu chuẩn nào. Doanh nghiệp lớn nhất thị trường là Vissan cũng chỉ giữ 1% thị phần. Với cách làm xây dựng thương hiệu thịt sạch, cửa của Masan rất sáng

Từ khóa » Nguyễn đăng Quang Quê ở đâu