Tiểu Sử Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CHXHCN ...

Tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Chủ tịch quốc hội, Tổng bí thư, chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bí thư quân ủy trung ương.

Mục lục

Toggle
  • I. Tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng
    • 1. Ông Nguyễn Phú Trọng là ai?
    • 2. Ông Nguyễn Phú Trọng sinh năm bao nhiêu? Bao nhiêu tuổi?
    • 3. Ông Nguyễn Phú Trọng quê ở đâu?
    • 4. Xuất thân, gia đình ông Nguyễn Phú Trọng
  • II. Tiểu sử sự nghiệp ông Nguyễn Phú Trọng
    • 1. Học vấn ông Nguyễn Phú Trọng
    • 2. Sự nghiệp, quá trình công tác ông Nguyễn Phú Trọng
    • 3. Chức vụ, khen thưởng ông Nguyễn Phú Trọng
  • IV. Những dấu ấn và thành tựu nổi bật ông Nguyễn Phú Trọng

I. Tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng

1. Ông Nguyễn Phú Trọng là ai?

Ông Nguyễn Phú Trọng là một chính trị gia người Việt Nam. Là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông là nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam từ những năm 2011. Ông còn giữ một số chức vụ khác gồm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016 – 2021, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Ông Nguyễn Phú Trọng là ai

Ông là người thứ ba trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ song song cả hai chức vụ đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước đó là Tổng bí thư và chủ tịch nước, sau Hồ Chí Minh và Trường Chinh.

2. Ông Nguyễn Phú Trọng sinh năm bao nhiêu? Bao nhiêu tuổi?

Nói đến tiểu sử ông, nhiều người quan tâm đến ông Nguyễn Phú Trọng sinh năm bao nhiêu? năm nay ông bao nhiêu tuổi?

Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944, tuổi Giáp Thân, mệnh Thủy. Ông Nguyễn Phú Trọng năm nay 77 tuổi (2021). Ông được bầu làm chủ tịch nước năm 74 tuổi.

Ông nguyễn phú trọng sinh năm bao nhiêu

3. Ông Nguyễn Phú Trọng quê ở đâu?

Ông Nguyễn Phú Trọng quê ở thôn Lại Đà, xã Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, năm 1961 thì cắt thuộc về Hà Nội. Nay là thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

Chỗ ở của ông hiện nay là nhà công vụ Số 5, Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Nguyễn Phú Trọng quê ở đâu

4. Xuất thân, gia đình ông Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Phú Trọng xuất thân trong một gia đình thuần nông. Thân phụ của Nguyễn Phú Trọng tên là Nguyễn Phú Nội. Ông Nguyễn Phú Trọng là con út trong gia đình có bốn anh chị em. Ngoài nghề làm nông, gia đình Nguyễn Phú Trọng còn làm thêm nghề bỏng mật.

Vợ ông Nguyễn Phú Trọng là bà Ngô Thị Mân rất ít thông tin về người vợ của ông nhưng được biết vợ ông là người đơn giản, mộc mạc, ít ai biết rằng bà vẫn hay dùng xe Cub đời cũ để đi chợ nấu cơm cho hằng ngày cho Chủ tịch nước.Và Ít ai biết rằng có một bếp củi như thế vẫn cháy giữa lòng thủ đô.

Ông Nguyễn Phú Trọng có 2 người con 1 trai, 1 gái.

Xuất thân và gia đình ông Nguyễn Phú Trọng

II. Tiểu sử sự nghiệp ông Nguyễn Phú Trọng

1. Học vấn ông Nguyễn Phú Trọng

Từ năm 1954 đến năm 1956, Nguyễn Phú Trọng cùng 19 học sinh khác cùng xã Đông Hội học tại trường cấp 2 xã Mai Lâm (cách xã Đông Hội 5 km).

Từ năm 1957 đến năm 1963 ông học cấp 2 và cấp 3 ở trường Vũ Xuân Thiều tại Gia Lâm, Hà Nội. Ở thời điểm này ông được thầy Lê Đức Giảng làm chủ nhiệm.

Năm 1963 ông học trường Đại học tổng hợp Hà Nội, ngành học là khoa văn. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân Ngữ Văn.

học vấn của ông nguyễn phú trọng

Tháng 8/1973 – 1976, ông Nguyễn Phú Trọng được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại trường Nguyễn Ái Quốc (nay là học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

9/1981 – 8/1983 Ông Nguyễn Phú Trọng được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ Khoa học Lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Năm 1992, Nguyễn Phú Trọng được phong học hàm Phó giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng.

Năm 2002 ông được phong học hàm Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng.

– Tóm tắt trình độ được đào tạo:

+ Giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp hệ 10 năm.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (hệ 4 năm).

+ Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng).

+ Lý luận chính trị: Cao cấp.

+ Ngoại ngữ: Tiếng Nga.

2. Sự nghiệp, quá trình công tác ông Nguyễn Phú Trọng

– Ngày vào Ðảng: 19-12-1967; Ngày chính thức: 19-12-1968

– Tháng 12/1967 ông làm việc tại Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Tháng 8 năm 1983, Nguyễn Phú Trọng từ Liên Xô về nước, tiếp tục công việc tại Tạp chí cộng sản Phó Ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985 – 12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988 – 12/1991).

Tiểu sử sự nghiệp ông Nguyễn Phú Trọng

– Tháng 3/1989 – 4/1990: Ông là ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.

– 5/1990 – 7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

– 8/1991 – 8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

– Tháng 8/1996, Ông Nguyễn Phú Trọng làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng ban Đại học, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy Hà Nội.

– Tháng 2/1998, ông phụ trách công tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

– 8/1999 ông tham gia bộ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII.

– 1/2000: Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XII, từ tháng 11/2000 ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng.

– Từ đầu năm 2003, ông trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm Đổi Mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.

– Từ tháng 5/2002: Được bầu làm Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.

– Tháng 6/2006, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XI (nhiệm kì 2002–2007), do người tiền nhiệm là Nguyễn Văn An hưu trí sớm. Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.

– Năm 2011 ông đắc cử chức vụ Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương. Ông được coi là người có công to lớn trong việc chỉnh đốn lại Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

– Từ tháng 2/2013: Ông là trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

– Tháng 7 năm 2015, Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ để bắt đầu chuyến viếng thăm nước này. Đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng không giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước thực hiện thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Tại đây ông hội đàm với tổng thống Barack Obama, Ông Nguyễn Phú Trọng và Barack Obama bàn về vấn đề nhân quyền, an ninh quốc phòng và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

Nguyễn PHú Trọng và Obama

– Tháng 1/2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản, đồng chí được bầu lại là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị và tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.

– Năm 2018 Ông được bầu giữ chức vụ chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021, (Do ông Trần Đại Quang qua đời vì bệnh nặng khi đang giữ chức vụ).

– Với chức vụ chủ tịch nước ông cùng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành đất nước phát triển vượt bậc, chống dịch Covid-19 song song với phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. Đạt được nhiều thành tựu trong công tác chống tham nhũng.

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc

– Tháng 4/2019 ông Nguyễn Phú Trọng công tác tại tỉnh Kiên Giang, tại đây do công tác nhiều, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng tới sức khỏe của ông. Theo phát ngôn viên bộ ngợi giao bà Lê Thị Thu Hằng đã xác nhận rằng “Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”. Một số nguồn tin cho hay ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ. Sau thời gian điều trị ông đã trở lại và tiếp tục công việc được giao.

– Ngày 31/1/2021: Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

– Tháng 4/2021 Ông hết nhiệm kỳ chủ tịch nước và được quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức danh chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

3. Chức vụ, khen thưởng ông Nguyễn Phú Trọng

Khen thưởng:

– Huân chương José Martí của Nhà nước Cuba (năm 2012). – Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (trao tặng năm 2018). – Huân chương Kháng chiến hạng nhất. – Huy Chương vì sự nghiệp Văn Hóa. – Huy Chương vì sự nghiệp Báo Chí. – Huy Chương vì sự nghiệp thế hệ trẻ.

khen thưởng ông nguyễn phú trọng

– Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

– Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

– Ðại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.

IV. Những dấu ấn và thành tựu nổi bật ông Nguyễn Phú Trọng

Ông Nguyễn Phú Trọng để lại dấu ấn to lớn trong công cuộc xây dựng Đảng lớn mạnh, chỉnh đốn đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Trong công cuộc phòng chống tham nhũng ông là người khởi xướng, thực thi quyết liệt. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được coi là người “nhóm lò” cho chiến dịch mà như ông nói một cách hình tượng “Cái lò (chống tham nhũng) đã nóng lên rồi thì củi tươi (chỉ những đối tượng tham nhũng) vào đây cũng phải cháy”. Chiến dịch chống tham nhũng của ông được nhân dân cả nước ủng hộ, chống tham nhũng là khát vọng của nhân dân, cũng là trách nhiệm của đảng đối với nhà nước, nhân dân.

Dấu ấn ông nguyễn phú trọng

Năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của ông. Tháng 5/2016, Tổng Bí thư thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát các vụ án tham nhũng. Đầu năm 2017, những sai phạm trong điều hành tập đoàn dầu khí quốc gia bị phát hiện dẫn tới việc bắt giữ nhiều thành viên lãnh đạo tập đoàn này. Năm 2018, lần đầu tiên một cựu Ủy viên Bộ Chính trị là Đinh La Thăng bị kết án vì những sai phạm trong điều hành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Nhiều dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước cũng bị điều tra.

Cưới con trai ông Nguyễn Phú Trọng ông không gửi giấy mời rộng rãi mà chỉ một số ít bạn bè, anh em chí cốt lâu năm. Ông Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “qua cách xử sự này của một lãnh đạo cấp cao, nhiều cán bộ cấp dưới nên xem lại bản thân mình, không nên lấy việc của gia đình để trục lợi”.

Ông Nguyễn Phú Trọng là một tấm gương thực sự liêm chính trong cả công việc và đời sống.

Các thông tin tiểu sử ông Nguyễn Phú Trọng được người nổi tiếng 24h cập nhật hy vọng mang đến nhiều kiến thức cần thiết cho bạn đọc. Bạn đọc có thể xem thêm các chính trị gia nổi tiếng khác tại đây: Chính trị gia

Xem thêm: Tiểu sử ông Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên bộ chính trị, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Tiểu sử ông Phạm Minh Chính – Đi lên từ ngành công an trở thành thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam

Từ khóa » Ng Phu Trong Bao Nhieu Tuoi