Tiểu Sử Nguyễn Văn Linh
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức
- Chuyển đổi số
- Quản lí cán bộ
- Góc học sinh
- Thư viện điện tử
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tiểu sử Nguyễn Văn Linh
- Lịch sử hình thành
- Cơ cấu tổ chức
- Tin tức
- Thông tin tuyển sinh
- Tuyển sinh trực tuyến
- Học phí của trường
- Hồ sơ nhập học
- Thông tin tuyển sinh
- Chuyển đổi số
- Văn bản hướng dẫn
- Tư liệu số
- Quản lí cán bộ
- Ban Giám Hiệu
- Tổ Ngữ Văn
- Tổ Toán - Lý - Tin
- Tổ Hóa Sinh
- Tổ Ngoại ngữ
- Tổ Văn Phòng
- Tổ Sử - Địa - Âm nhạc - Mỹ thuật
- Góc học sinh
- Kỹ năng sống
- Hỗ trợ học tập
- Tấm gương bạn tốt
- Video " Quà tặng cuộc sống "
- Giải trí
- Thư viện điện tử
- Bài giảng điện tử
- Môn Toán
- Môn Văn
- Môn Tiếng Anh
- Môn Vật Lý
- Môn Lịch Sử
- Môn Hóa học
- Môn ĐỊa Lý
- Môn Sinh Học
- Môn GDCD, CN, Tin
- Môn Nhạc, MT, Họa
- Đề thi tham khảo
- Ứng dụng CNTT
- Bài giảng điện tử
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tiểu sử Nguyễn Văn Linh
Tiểu sử Nguyễn Văn Linh
Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng khởi xướng đường lối đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Năm 1987, đồng chí đã phát biểu và viết nhiều bài quan trọng làm sáng tỏ quan điểm đổi mới, đặc biệt là những vấn đề ông nêu ra dưới tiêu đề “Những việc cần làm ngay” mang bút danh N.V.L (có nghĩa là “Nói và làm” hoặc “Nhảy vào lửa”) nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội nước nhà.
Ngày 27 tháng 4 năm 1998, có một người đã vĩnh biệt chúng ta, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của con người ấy luôn sống trong lòng mọi người, mãi mãi gắn bó với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân. Người ấy là đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, tên thường gọi là Mười Cúc, sinh ngày 1-7-1915 tại thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, đồng chí đã sớm có tinh thần yêu nước và tham gia các tổ chức cách mạng của Đảng. Khi đang là học sinh đồng chí đã tham gia rải truyền đơn chống thực dân Pháp nên bị bắt, bị bỏ tù và đày ra Côn Đảo "mặc dù khi ấy đồng chí mới 15 tuổi". Mới 15 tuổi mà đã "được" đi ở nhà tù của đế quốc, thực dân. Mới 15 tuổi đã chịu án tù chung thân... Đó là những dòng tiểu sử đặc sắc của một con người đã được tôi luyện trong lửa đỏ và nước lạnh của trường học cách mạng đầy máu lửa, với kinh nghiệm và vốn sống thực tiễn hết sức phong phú và sôi động. Hơn 10 năm bị giam cầm, tra tấn trong ngục tù Côn Đảo, 30 năm gian khổ trong hai cuộc kháng chiến ở miền Nam, cho đến khi trở thành Tổng Bí thư của Đảng năm 1986, đồng chí vẫn giữ nguyên đức tính liêm khiết, khiêm tốn, giản dị của người cách mạng, giữ gìn cuộc sống cá nhân mẫu mực, trong sáng theo gương Bác Hồ. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Những cuộc chiến đi qua đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Đến năm 1985, đời sống của nhân dân ta còn gặp nhiều khó khăn, kẻ thù lại ra sức bao vây cấm vận kinh tế nước nhà, thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra… tình hình kinh tế xã hội ở thời kỳ hậu chiến rất phức tạp… Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta là phải nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ thành quả của cách mạng. Đại hội Đảng lần VI họp từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986 tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên cả nước, 32 đoàn đại biểu của các Đảng và các tổ chức quốc tế tham dự. Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng khởi xướng đường lối đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Năm 1987, đồng chí đã phát biểu và viết nhiều bài quan trọng làm sáng tỏ quan điểm đổi mới, đặc biệt là những vấn đề ông nêu ra dưới tiêu đề “Những việc cần làm ngay” mang bút danh N.V.L (có nghĩa là “Nói và làm” hoặc “Nhảy vào lửa”) nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội nước nhà. Với sức mạnh của báo chí mà đặc biệt là Báo Nhân Dân - Cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước ta, đồng chí đã công khai trước công luận về "Những việc cần làm ngay" với hàng loạt bài báo từ số đầu tiên 25-5-1987 đến số cuối cùng 29-9-1990. Trong suốt thời gian ấy, đồng chí viết nhiều bài biểu dương, nêu điển hình những nhân tố mới, có tác dụng tích cực trong công cuộc đổi mới. Mặt khác, đồng chí tập trung vào mặt trận chống tiêu cực, với quan điểm: "Phải quyết liệt chống tiêu cực thì nhân tố mới mới thật sự có chỗ đứng, giống như có nhổ sạch cỏ dại, diệt sâu rầy thì lúa mới mọc lên vậy". Với tuyên ngôn đổi mới của Đại hội VI “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật ”, Đồng chí đã đảm nhiệm vai trò người cầm lái con thuyền của Đảng vững vàng vượt qua sóng gió, mở cánh cửa đổi mới, đón ánh nắng và không khí trong lành, mang lại nguồn sinh lực mới cho Đảng và đất nước. Là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí luôn đề cao đạo đức cách mạng, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên. Đồng chí thường trích dẫn những quan điểm của Bác Hồ để giáo dục cán bộ, đảng viên: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm ổn việc gì?”Do có công lao và thành tích đối với cách mạng, đồng chí được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. Vì công lao xây đắp tình hữu nghị, đồng chí được Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng thưởng Huân chương Vàng quốc gia, Nhà nước Cu-ba tặng thưởng Huân chương Hô-xê Mac-ti, Nhà nước Cam-pu-chia tặng thưởng Huân chương Ăng-co. Hòa cùng không khí đổi thay của đất nước, thành phố Đà Nẵng đã thay da đổi thịt từng ngày, đã có những thương hiệu mới gắn liền với hai tiếng Đà Nẵng. Có thể nói những ai là người Đà Nẵng không thể không tự hào về điều này- đó là chiếc cầu quay sông Hàn, chiếc cầu có thể nói là độc nhất vô nhị” của nước ta, giờ đây đã là biểu tượng đáng tự hào của thành phố nơi đầu biển- cuối sông. Mỗi mùa xuân đi qua trên thành phố là một mùa hoa khoe sắc, rạo rực biết bao tâm hồn người Đà Nẵng. Đó cũng là mùa của xây dựng, mùa của những công trình, mùa của những niềm vui tiếp nối niềm vui, thể hiện sinh động trong ánh mắt, nụ cười của người Đà Nẵng. Những công trình tòa nhà cao tầng “gần lại với trăng sao” đã mọc lên trên đôi bờ sông Hàn như những nốt nhạc điểm xuyến lên khuông nhạc của một bản hòa tấu muôn màu của hiện đại văn minh.Đà Nẵng có thể tự hào về truyền thống đã được hun đúc từ hơn 700 năm qua, bắt nguồn từ cái nôi “xứ Quảng” trải dài suốt chiều dài lịch sử oai hùng, bi thương mà cha ông đã làm nên để có được ngày hôm nay- một thành phố đang tiến đến văn minh, hiện đại, tạo dựng một hình ảnh Đà Nẵng mới vươn mình ra biển lớn. Tự hào mang tên người chiến sĩ ưu tú của Đảng và nhân dân, thầy- trò trường THCS Nguyễn Văn Linh trong những năm qua đã ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, đã gặt hái nhiều bông hoa tươi thắm trong sự nghiệp trồng người đầy gian truân nhưng rất đỗi tự hào. Vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, thầy và trò trường THCS Nguyễn Văn Linh quyết tâm giữ vững thành quả đạt được trong những năm học trước phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian đến.Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức học tập và làm theo lời dạy, tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu, chúng ta càng thêm tin tưởng, tự hào và nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta; tự hào và nhớ ơn các đồng chí lãnh đạo tiền bối, những người học trò ưu tú đã noi gương Người, hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng, trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Linh.
- Chia sẻ:
- |
- In bài viết
Trường THCS Nguyễn Văn Linh
Địa chỉ: Thôn Nhơn Thọ 1, Xã Hòa Phước, Huyện Hòa Vang, Tp Đà Nẵng
Hotline: (0236)3846990
Email: Thcsnguyenvanlinh.hv@danang.gov.vn
Từ khóa » Nguyễn Văn đồi Là Ai
-
Nguyễn Văn Đồi - Thành Viên HĐQT SBL
-
Nguyễn Văn Là – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyễn Văn Hinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Chủ Tịch Quốc Hội Tiền Nhiệm
-
Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829) - UBND Thành Phố Đà Nẵng
-
Khó 'giải Mã' Lý Do Thay Vai Trò ông Nguyễn Thành Phong? - BBC
-
Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể: Chuyển đổi Số Không đơn Giản Là đích ...
-
Đồng Chí Nguyễn Văn Linh – Biểu Tượng Của Sự Kiên định Trong “nói ...
-
Thay đổi Nhiều Nhân Sự Tỉnh Bắc Ninh, Nữ Hiệu Trưởng Làm Giám đốc ...
-
Bí Thư Nguyễn Văn Nên: 'Hiện Nay Chúng Ta Có 3 Thành Phần Cán Bộ'
-
Các Kỳ Hội Nghị Trung ương Đảng Khóa VI: Đổi Mới Toàn Diện đất ...
-
Ban Lãnh đạo - BIDV
-
ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ