Tiểu Sử Nhà Thơ Quang Dũng, Sự Nghiệp Sáng Tác Của ông - Freetuts

Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Quang Dũng, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Quang Dũng.

test php

banquyen pngBài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Có lẽ khi nhắc đến một nhà thơ trẻ ở miền Bắc, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp mang hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa và “đứng riêng một cõi” thì chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ đến Quang Dũng. Quả thực đúng như vậy, Quang Dũng một nghệ sĩ rất đa tài, ngoài là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ rất nổi tiếng.

1. Tiểu sử nhà thơ Quang Dũng

nha tho quang dung jpg

Quang Dũng có tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 mất 13 tháng 10 năm 1988. Quê quán ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc là huyện Đan Phượng, thủ đô Hà Nội).

Thời học sinh, Quang Dũng đi học tại ban Trung học ở trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông làm thầy giáo dạy học tư ở Sơn Tây. Sau năm 1945, ông tham gia nhập ngũ, gia nhập vào Quân đội Nhân dân Việt Nam đồng thời trở thành phóng viên tiền phương của tờ báo Chiến đấu.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Nhận thấy sự năng nổ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc nên đến năm 1947, ông được cơ quan điều đi học bổ túc tại Trường trung cấp quân sự tại Sơn Tây. Sau khi hoàn thành khóa học ông được bầu làm Đại đội trưởng tại tiểu đoàn 212 Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Một thời gian sau Quang Dũng tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai và được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt. Lúc này ông vừa phối hợp chiến đấu với quân Lào để đánh Pháp vừa công tác dân vận để lấy sự ủng hộ của dân. Cuối năm 1948, ông nắm giữ chức vụ Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi sau đó được bầu làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.

Trong khoảng thời gian này ông bắt đầu tập trung vào sự nghiệp nghệ thuật của mình, ngoài sáng tác rất nhiều truyện ngắn, kịch, viết nhạc ông còn tham gia vào triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh khác.

Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ và tiếp tục công tác trong ngành văn nghệ. Từ sau năm 1954 ông làm biên tập viên của báo Văn nghệ và sau đó chuyển công tác và trở thành biên tập viên của Nhà xuất bản Văn học.

Về sau này , ông cũng bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân văn giai phẩm, từ đó lui về ẩn thân.Từ đó, ông mai một và mất đi trong âm thầm.

2. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng

Nhà thơ Quang Dũng được xem là một ngòi bút sắc thơ áo lính trữ tình tài hoa trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông là một người rất hiền từ, chan chứa tình người, sống rất khiêm tốn, đạm bạc và đặc biệt không thích khoa trương, tự cao hoặc nói về mình, tác phẩm của mình.

Phong cách sáng tác của ông rất ấn tượng, ông có một thế đứng rất riêng trên thi đàn Việt Nam với những bài thơ mang nặng hồn dân tộc trong cách dùng ngôn ngữ và hình ảnh thật mới lạ.

Bài thơ nổi bật nhất của Quang Dũng đó chính là Tây Tiến. Bài thơ này được viết năm 1948 khi ông tham dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Nam). Đây là một sáng tác mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được nhiều người yêu thích và được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.

Quang dũng sáng tác rất nhiều thể loại văn học khác nhau như: thơ, truyện ngắn, hồi ký. Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng...

Một số sáng tác tiêu biểu khác của Quang Dũng là:

  • Mấy đầu ô (thơ, 1986)
  • Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)
  • Mùa hoa gạo (1950)
  • Bài thơ sông Hồng (1956)
  • Rừng Biển Quê Hương (1957)
  • Đường lên châu Thuận (1964)
  • Nhà đồi (1970)
  • Làng Đồi đánh giặc (1976)
  • Mây đầu ô (1986)
  • Đôi mắt người Sơn Tây
  • Đôi bờ
  • Quang Dũng – Tác phẩm chọn lọc (1988)

Với hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn, hào hoa nên rất nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc. Đó là:

  • Bài Tây Tiến do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc
  • Bài Kẻ ở do nhạc sĩ Cung Tiến phổ nhạc
  • Bài Đôi mắt người Sơn Tây do nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây
  • Bài thơ Không đề được 4 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau với 4 cái tên bài hát khác nhau đó là: Có những cuộc tình không là trăm năm – nhạc sĩ Việt Dũng, Em mãi là 20 tuổi – nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu - Khúc Dương - Quang Vĩnh.

Không chỉ được biết đến là một nhà thơ hay họa sĩ nổi tiếng, Quang Dũng còn tự sáng tác nhạc với ca khúc nổi tiếng nhất có nhan đề là Ba Vì, bài hát này được rất nhiều người yêu thích và được trình bày nhiều lần trong khu kháng chiến.

Năm 2001, Quang Dũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Hiện nay để tưởng nhớ công ơn của ông tại trường tiểu học thị trấn Phùng có xây dựng một bức tượng Quang Dũng trong trang phục người lính Tây Tiến.

Từ khóa » Giới Thiệu Nhà Thơ Quang Dũng