Tiểu Sử Nhà Thơ Tố Hữu: Sự Nghiệp Sáng Tác Và Cuộc đời Của ông

Giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu, con đường hoạt động cách mạng, quan điểm sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của ông.

test php

banquyen pngBài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi một bài thơ của ông luôn gắn bó với những chặng đường cách mạng của cả đất nước. Ngoài sự nghiệp văn chương thì cuộc đời ông còn gắn bó với Đảng, với Nhà nước.

1. Tiểu sử nhà thơ Tố Hữu

nha tho to huu jpg

Tố Hữu có tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, ông sinh năm 1920 và mất năm 2002. Ông sinh ra tại Hội An, Quảng Nam nhưng quê gốc lại ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngoài là một nhà thơ tiêu biểu, Tố Hữu còn được biết đến là một nhà chính trị gia xuất sắc.

Ông đã từng đảm nhiệm rất nhiều cương vị trọng yếu trong bộ máy nhà nước như: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam (1948), Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương (1976), Ủy viên chính thức Bộ Chính trị (1980), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981), Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng rất nhiều chức vụ quan trọng khác.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Tố Hữu lớn trong một nhà gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn chương. Chỉ mới 8 tuổi, ông đã biết làm thơ Đường khiên ai cũng nể phục. Năm ông lên 12 tuổi thì mẹ mất, 1 năm sau đó ông tham gia học tập tại trường Quốc học Huế, bắt đầu từ đây ông đã tiếp cận với lý tưởng cộng sản và sớm giác ngộ cách mạng.

2. Hoạt động cách mạng của Tố Hữu

Năm 1936, Tố Hữu gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương, hăng say hoạt động cách mạng và đã được kết nạp vào đảng 2 năm sau đó. Tháng 4/1939, ông không may bị thực dân Pháp bắt giam và bị tra tấn vô cùng dã man.

Trong quá trình bị bắt, ông bị đày đi rất nhiều nhà lao từ Huế sang Quảng Trị rồi rất nhiều nhà lao khác ở Tây Nguyên. Khó khăn chồng chất khó khăn, tuy nhiên ông vẫn không lùi bước, luôn giữ vững tinh thần yêu nước và hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh

Tháng 3/1942, ông vượt ngục thành công tại Đắc Lay - Kon Tum và tìm đường ra Thanh Hóa để tiếp tục hoạt động bí mật. Năm 1947, ông chuyển lên Việt Bắc công tác, từ đó trở đi ông được tin tưởng và giao nắm giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong Ban văn nghệ cũng như trong bộ máy Nhà nước.

3. Quan điểm sáng tác của Tố Hữu

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc bởi mỗi bài thơ đều có sự gắn bó mật thiết với từng thời kỳ kháng chiến khác nhau.

Lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, trải qua những năm tháng gian khổ, tù đày bởi vậy trong tâm hồn ông luôn chứa chan tình yêu quê hương, đất nước, yêu cách mạng từ đó ông viết lên những áng thơ đậm đà tính dân tộc, tính trữ tình chính trị nhưng không kém phần ngọt ngào và lãng mạn.

Thơ của ông luôn ngợi ca lí tưởng cách mạng, kêu gọi cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc, quyết tâm đuổi giặc cứu nước và thể hiện niềm vui chiến thắng và cuộc sống tươi đẹp của con người.

Những tác phẩm tiêu biểu nhất của Tố Hữu đó là:

  • Tập thơ Từ ấy (1946)
  • Tập thơ Việt Bắc (1954)
  • Tập thơ Gió Lộng (1961)
  • Tập thơ Ra trận (1972)
  • Tập thơ Máu và Hoa (1977)
  • Tập thơ Một tiếng đờn (1992)
  • Tập thơ ta với ta (1999)

Ngoài những tập thơ viết về cách mạng, ông còn sáng tác một số tập thơ ca ngợi các lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh Fidel Castro, …

Tố Hữu được rất nhiều người yêu quý và kính trọng. Về con đường nghệ thuật, ông được Nhà nước trao tặng rất nhiều giải thưởng quan trọng như:

  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt 1 (1996).
  • Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc)
  • Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ "Một tiếng đờn".
  • Huân chương Sao Vàng (1994)

Mặc dù Tố Hữu đã đi xa nhưng những áng thơ của ông vẫn luôn còn mãi trong lòng của những độc giả yêu nước, yêu văn học.

Từ khóa » Tiểu Sử Tố Hữu Từ ấy