Tiểu Sử Nhà Văn Tô Hoài: Sự Nghiệp Sáng Tác Văn Học Của ông

Giới thiệu tiểu sử của nhà văn Tô Hoài, một người dành suốt cuộc đời sáng tác văn học, yêu các loài vật và trẻ em.

test php

banquyen pngBài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam đó chính là Tô Hoài. Ông không những là nhà văn nổi tiếng trong nước mà còn được rất nhiều thế hệ bạn đọc trên thế giới yêu thích và ngưỡng mộ.

Từ khi bắt đầu cầm bút sáng tác ông đã luôn miệt mài phục vụ cho con người, đặc biệt là đối tượng thiếu nhi với những tác phẩm rất nổi tiếng viết về loài vật và trẻ con.

1. Tiểu sử nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài

Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 mất ngày 6 tháng 7 năm 2014. Ông sinh ra và lớn lên tại quê mẹ làng Nghĩa Đô, Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức xưa (nay là phường Nghĩa Đô, Hà Nội).

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Bút danh Tô Hoài của ông được đặt từ hai địa danh nổi tiếng gắn bó cả tuổi thơ và những năm trai trẻ của ông là Phủ Hoài Đức và sông Tô Lịch. Ngoài bút danh là Tô Hoài, ông còn dùng thêm nhiều bút danh khác như Vũ Đột Kích, Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Hồng Hoa và Phạm Hòa.

Thời niên thiếu của ông rất khó khăn cực khổ, nhưng với tính cần cù, chịu khó ông đã thử sức mình với rất nhiều nghề nghiệp khác nhau để sinh sống qua ngày từ dạy trẻ, bán hàng, thợ thủ công dệt lụa cho đến kế toán,... có cả những thời điểm ông thất nghiệp, không có việc làm.

Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc, bắt đầu tham gia vào các phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp . Từ đây, ông hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực báo chí, văn hoá văn nghệ và đạt rất nhiều thành tựu xuất sắc.

Sau năm 1945, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc” và là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam. Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng.

Đến năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài được nắm giữ rất nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như : ủy viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi.

Từ năm 1954 trở đi, ông bắt đầu tập trung vào sự nghiệp sáng tác của mình, nhanh chóng gặt hái thành công và được nhiều người yêu mến.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài là một nghệ sĩ rất đa tài, trong suốt sự nghiệp văn chương của mình ông đã miệt mài sáng tác hàng trăm tác phẩm thuộc đủ thể loại như: tiểu thuyết, truyện vừa, bút ký, ký sự, truyện ngắn, hồi ký, tự truyện, tiểu luận phê bình, truyện viết cho thiếu nhi, cho đến cả các bài báo ngắn.

Trước cách mạng tháng 8, văn học của ông chủ yếu viết về các loài vật và những câu chuyện về người dân nông thôn sống trong cảnh nghèo khổ.

Một số tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này là:

  • Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941)
  • Quê người (1941)
  • O chuột (1942)
  • Giăng thề (1943)
  • Nhà nghèo, Xóm giếng ngày xưa, Cỏ dại (1944)

Trong đó, nổi bật nhất là truyện Dế Mèn phiêu lưu kí – một tác phẩm văn xuôi viết về loài vật miêu tả bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động và thú vị cùng rất nhiều bài học nhân sinh ý nghĩa được tác giả gửi gắm. Đây là một tác phẩm dành cho lứa tuổi thiếu nhi và đã được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản ở một số nước trên thế giới.

Sau cách mạng tháng 8, ông có những chuyển biến mạnh mẽ về phong cách và tư tưởng sáng tác với những tác phẩm phản ánh cuộc sống cơ cực của nhân dân dưới ách thống trị tàn bạo của của giặc xâm lược và con đường đến với cách mạng giải phóng của họ.

Những tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này là:

  • Vợ chồng A Phủ
  • Núi cứu quốc (1948)
  • Truyện Tây Bắc (1953)
  • Mười năm (1957)
  • Miền Tây (1967)
  • Cát bụi chân ai (1992)
  • Ba người khác (2006)

Tất cả những sáng tác của ông đều được giới chuyên môn đánh giá rất cao bởi nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc với lối kể chuyện vừa hồn nhiên, hóm hỉnh lại vừa sâu sắc.

Trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật của mình,Tô Hoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá được nhà nước trao tặng, cụ thể là:

  • Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc)
  • Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà)
  • Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây)
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996)
  • Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2010

Hiện tại ông đã xuất bản 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau và vinh dự trở thành là một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam có nhiều đầu sách nhất từ xưa đến nay trong sự nghiệp sáng tác của mình.

Cuộc đời và sự nghiệp văn chương đồ sộ của Tô Hoài có rất ít tác giả nào sánh kịp. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà rất nhiều giá trị cao quý.

Từ khóa » Tiểu Sử Về Tô Hoài