Tiểu Sử Thầy Thích Trúc Thái Minh - Trụ Trì Chùa Ba Vàng
Có thể bạn quan tâm
Thầy Thích Trúc Thái Minh thế danh là Vũ Minh Hiếu, sinh ngày 03/3/1967 tại Làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Thầy là người con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em. Sinh ra trong gia đình giáo dục, nề nếp, có truyền thống đạo Phật, nên ngay từ khi còn bé, Thầy đã bộc lộ bản chất thông minh, hiếu học, thiện lương.
Năm lên 8, đọc được cuốn kinh Chúa Ba chùa Hương, Thầy đã rất xúc động và cảm phục trước tấm lòng đại hiếu của Ngài. Từ đó, Thầy phát nguyện nếu cha mẹ bệnh nặng cần đến Thầy, phải cần đến mắt, đến tay thì Thầy sẵn sàng dâng hiến để làm thuốc cứu cho cha mẹ.
Năm lên 9 tuổi, trong một lần đi chăn trâu, khi nhìn lên bầu trời và ngồi niệm Phật một lúc thì Thầy nhìn thấy hình ảnh Quan Âm Bồ Tát ẩn hiện trong màn mây trong xanh, một niềm hạnh phúc, hỷ lạc tràn ngập trong tâm của Thầy. Ngay sau khi dắt trâu về, Thầy đã lấy bút vẽ lại hình ảnh đẹp đẽ ấy. Cũng từ đó, niềm tin về sự tồn tại của Đức Phật trong Thầy được hình thành.
Vốn là người thông minh, ham học hỏi, ham tiến bộ, Thầy được tuyển thẳng vào các lớp chọn của trường, của huyện, của tỉnh. Đặc biệt, khi học cấp 3, Thầy được tuyển thẳng vào lớp chuyên Toán duy nhất của trường THPT Lý Hồng Quang - tỉnh Hải Dương. Thời gian thấm thoát trôi qua, Thầy trở thành sinh viên với tấm bằng đỗ đạt trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng tương lai rộng mở phía trước. Trong quá trình học tập, Thầy được đánh giá là một sinh viên xuất sắc nên sau khi ra trường được giữ lại làm giảng viên. Công tác tại trường 5 năm, Thầy được chuyển sang Viện nghiên cứu Chế tạo máy thuộc Bộ Công nghiệp.
Tưởng chừng cuộc sống trôi qua êm đềm với con đường sự nghiệp thăng tiến thì cái chết của người chị họ đã khiến Thầy không khỏi bàng hoàng trước sự vô thường của kiếp nhân sinh. Thầy luôn trăn trở về cuộc đời với những câu hỏi: “Sống để làm gì? Chết là thế nào? Chết rồi là còn hay đã hết? Nếu chết mà còn thì mình sẽ đi về đâu? Nếu chết mà hết thì cuộc đời thật vô nghĩa!”.
Điều này thôi thúc Thầy đi tìm lời giải đáp cho mình. Và khi ấy, Thầy quyết định lên chùa Quán Sứ để tìm câu trả lời qua giáo lý đạo Phật. Khi nghiền ngẫm kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải, Thầy hạnh phúc thốt lên: “Đây rồi con đường mình phải đi đây rồi, chân lý là đây!”. Sau đó, Thầy dành nhiều thời gian để nghiên cứu về đạo Phật và những câu hỏi thắc mắc về sự sống, chết, ý nghĩa giá trị cuộc đời đều được Đức Phật giải đáp. Nhân duyên một lần, Thầy đến thăm nhà một người bạn vốn là Phật tử thuận thành, đọc được bốn câu kệ:
Toàn thân Thầy liền chấn động, Thầy biết rằng mình chân thật mong muốn phát tâm Bồ đề. Sau đó, Thầy đến chùa Quán Sứ với mong mỏi tìm hiểu về Bồ đề tâm nguyện và ngẫu nhiên đọc được một quyển sách có tên: “Khuyến phát Bồ đề tâm văn của Ngài Thật Hiền Đại Sư”. Sau khi đọc xong, Thầy quyết định phải tìm một vị Thầy để chứng minh cho mình được phát tâm Bồ Đề. Lúc ấy, Thầy cảm nhận được sâu sắc chí nguyện xuất gia mãnh liệt, thôi thúc Thầy phải dấn thân trên con đường cao quý này.
Chính vì thế, ngày 19/6/năm Mậu Dần (nhằm ngày 01/8/1998) Thầy cùng với 5 người bạn đồng tu quyết định làm lễ Phát Bồ đề tâm tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thanh Từ - Viện chủ Thiền viện Trúc Lâm. Rất đặc biệt, sau lễ Phát Bồ Đề tâm nguyện, Thầy biết rõ mình sẽ trở thành một vị tu sĩ, mặc dù lúc ấy Thầy đã tính đến chuyện xây dựng hôn nhân gia đình.
Sau nhiều lần thuyết phục, động viên, bộc bạch chí nguyện của mình, cuối cùng cha mẹ cũng đồng ý cho Thầy đi xuất gia. Sau đó, Thầy đã sắp xếp công việc cơ quan và tập sự xuất gia tại chùa Phúc Đức (Hà Tây cũ).
Ngày 15/7/Kỷ Mão (nhằm ngày 25/8/1999), đúng một năm sau ngày Phát tâm Bồ đề, Thầy làm lễ Thế phát xuất gia tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Hòa thượng Thích Thanh Từ đặt Pháp danh cho Thầy là Thích Trúc Thái Minh.
Thích là lấy theo dòng họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Trúc là lấy theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của vua Trần Nhân Tông.
Thái là to lớn, bao trùm.
Minh là sáng suốt, lớn rộng.
Nhân duyên Thầy Thích Trúc Thái Minh về xây dựng chùa Ba Vàng
Năm 2002, Thầy được Hòa thượng Thích Thanh Từ cử ra Bắc để góp sức xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Tại đây, Thầy được giao làm Trưởng Ban Tri khách - nơi đón tiếp du khách, Phật tử khi đến chùa.
Năm 2007, Thầy được nghe Phật tử và huynh đệ đồng tu kể về một ngôi chùa nằm trong quần thể dãy Yên Tử linh thiêng, đó là một ngôi chùa nằm ở nơi núi rừng hoang vu, heo hút, đường đi gập ghềnh, hiểm trở. Nhân duyên một lần được đến thăm chùa, bỗng nhiên Thầy nghe tiếng trong không trung: “Phải về đây, chịu trách nhiệm ở đây”. Sau đó, được sự chấp thuận của chính quyền và sự cho phép của Hòa thượng, sự cung thỉnh của nhân dân, Phật tử, Thầy đã nhận trách nhiệm Trụ trì chùa Ba Vàng.
Ngày Thầy về nhận chức Trụ Trì chùa Ba Vàng, khi ấy chùa chỉ là một gian nhà cấp bốn cũ kỹ, hoang vu ở trên núi cao với những dấu tích còn sót lại từ thời phong kiến nhà Trần. Nơi đây, điện không có, nước cũng không, đường lên chùa thì gập ghềnh, khúc khủy đầy sỏi đá, mọi thứ đều vô cùng khó khăn.
Lúc ấy, Thầy không có gì ngoài 3 tấm y áo, thức ăn ngày có ngày không, bên dưới Thầy còn có 8 đệ tử nhỏ tuổi, thậm chí, có những hôm đói quá, Thầy đành động viên các đệ tử lên rừng hái sim ăn tạm. Khó khăn, gian truân là thế nhưng với tâm nguyện cao cả là mang ánh sáng Phật Pháp phổ độ và cứu giúp chúng sinh; Thầy đã kiên trì, vượt qua mọi chướng ngại trong tâm và ngoại cảnh để xây dựng, trùng tu ngôi Bảo Quang Tự hoằng dương chính Pháp.
Đến nay, chùa Ba Vàng được trao bằng kỷ lục Ngôi chùa có tòa Chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương.
Trong đó, hệ thống điện nước được đảm bảo cho điều kiện sinh hoạt và tu tập, con đường lên chùa trở nên rộng mở, khang trang, sạch đẹp; đồng thời chùa có nhiều kiến trúc đặc sắc thu hút khách du lịch cùng với đầy đủ các khu nội viện Tăng chúng, khu tham quan của du khách, khu sinh hoạt Phật tử... Nhân dân Phật tử không khỏi nể phục, kính trọng Thầy đã gắng công, gắng sức tôn tạo ngôi Ba Vàng nơi rừng núi hoang sơ ngày nào; để ngày nay trở thành tùng lâm Phật giáo khang trang với hàng vạn Phật tử trong và ngoài nước tề tựu tu học.
Tâm nguyện hoằng Pháp độ sinh của Thầy
Khi tìm hiểu và cảm nhận sâu sắc Phật Pháp vô cùng cao quý, màu nhiệm, Thầy Thích Trúc Thái Minh luôn mong nguyện mang ánh sáng Phật Pháp phổ độ để làm lợi lạc quần sinh.
Đối với ngôi chùa Ba Vàng, Thầy luôn kiên trì, quyết tâm xây dựng và trùng tu ngôi chùa Ba Vàng ngay từ khi khởi công cho tới ngày hoàn thiện để biến nơi đây trở thành nơi tụ hội tâm linh Phật giáo, ai ai cũng được hưởng lợi ích khi về chùa tham quan, tu học và sinh hoạt.
Ngoài việc xây dựng chùa Ba Vàng trở thành trung tâm Phật giáo, Thầy Thích Trúc Thái Minh rất coi trọng việc giáo dưỡng và phát triển Tăng chúng.
Thầy mong nguyện xây dựng được Tăng đoàn tu tập như thời Đức Phật còn tại thế. Không dám mong được cả 10 phần nhưng làm sao cố gắng được 5, 6 phần. Bởi Chư Tăng có nghiêm trì giữ giới, tinh tấn tu tập thì mới giữ vững được Phật Pháp, sau đó đem ánh sáng ấy hoằng truyền tới muôn nơi, giúp chúng sinh thoát khỏi mê lầm, tỏ rọi con đường đi tới chân hạnh phúc cho muôn loài.
Đối với Phật tử, nhân dân thập phương, Thầy và chư Tăng chùa Ba Vàng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để mọi người về chùa kết thiện duyên với Tam Bảo, được lợi ích trong chính Pháp Phật, được thực hành pháp lục hòa cao quý, gieo duyên lành trong hiện đời này và nhiều đời sau.
Qua việc áp dụng và thực hành lời Phật dạy thông qua lời giảng giải sâu sắc của Thầy, rất nhiều Phật tử trong và ngoài nước cũng như nhân dân thập phương đã được chuyển hóa thân và tâm theo hướng tích cực: chuyển hóa nghiệp bệnh, công danh sự nghiệp, thất thoát tài sản, con cái bất hiếu,...
Có thể nói từ nơi hạnh nguyện độ sinh rộng lớn của Thầy mà tính đến tháng 2 năm 2023, chùa Ba Vàng có hàng vạn Phật tử trải rộng ở khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Lào Cai, Lâm Đồng, Gia Lai, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu,... Bên cạnh đó, đạo tràng Phật Tử Xa Xứ cũng đã được thành lập với các Phật tử đến từ hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhờ thế, Phật Pháp được lan tỏa, không chỉ ở trong nước mà còn trên khắp thế giới.
Đối với thế hệ trẻ, Thầy tâm nguyện cả cuộc đời này, Thầy chắc chắn sẽ là người trồng vườn, ươm mầm trí tuệ cho tuổi trẻ. Bởi thế hệ trẻ cần được vun bồi đạo đức, sống có lý tưởng, nhiệt thành để mang lại điều tốt đẹp tới bản thân và xã hội.
Vì vậy hằng năm, Thầy tổ chức các Khóa tu mùa hè với sự tham gia của hàng vạn bạn trẻ trên khắp mọi miền Tổ quốc, giúp các bạn trẻ phát triển kỹ năng, rèn luyện đạo đức, biết sống hướng thiện...
Hàng tháng, các khóa tu sinh viên được tổ chức với mục đích tạo môi trường tìm hiểu Phật Pháp để các bạn biết cách rèn sửa thân tâm, tô bồi hiếu hạnh, hoàn thiện trí tuệ, đạo đức của mình.
Từ nơi hạnh nguyện Bồ đề, lòng từ bi rộng lớn của Thầy mà ngôi chùa Ba Vàng giờ đây đã trở thành ngôi nhà chung, một chốn tùng lâm, là điểm tựa tâm linh của rất nhiều người.
Thầy Thích Trúc Thái Minh là tấm gương sáng ngời về sự hy sinh vì đạo Pháp, vì hạnh phúc của chúng sinh; là nguồn động lực để chúng ta noi theo tu học thực hành Pháp, sống với trái tim rộng mở và tình yêu thương rộng lớn vì đời, vì đạo, vì pháp giới chúng sinh.
Bài liên quan Thầy Giáo, Thầy Tu - Trọn Vẹn Một Chữ Thầy Tâm Nguyện Của Thầy Thích Trúc Thái Minh Tâm nguyện độ người xuất gia | Thầy Thích Trúc Thái Minh Xúc động những câu chuyện chưa từng được kể về những ngày đầu Thầy Trụ trì về chùa Ba VàngTừ khóa » Tiểu Sư Trụ Trì Chùa Ba Vàng
-
Thích Trúc Thái Minh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử ẤN TƯỢNG TRỤ TRÌ CHÙA BA VÀNG - YouTube
-
Tiểu Sử Thầy Thích Trúc Thái Minh Chùa Ba Vàng Là Ai? Các Bài ...
-
Điều ít Biết Về Sư Trụ Trì Chùa Ba Vàng Đại Đức Thích Trúc Thái Minh
-
Chân Dung Trụ Trì Chùa Ba Vàng - VietNamNet
-
Bãi Nhiệm Hết Chức Vụ Của đại đức Thích Trúc Thái Minh
-
Thầy Thích Trúc Thái Minh Là Ai? Giảng đạo Bị Bắt Bây Giờ Ra Sao
-
Chùa Ba Vàng ở đâu? Trụ Trì Hiện Nay Là Ai? Ngôi Chùa Linh Thiêng ...
-
Chùa Ba Vàng: Đại đức Thái Minh 'bị Cách Chức', Bà Phạm Thị Yến ...
-
Trụ Trì Chùa Ba Vàng Bị Bãi Nhiệm Hết Chức Vụ ở Giáo Hội Phật Giáo
-
Sư Trụ Trì Chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh Là Ai? - Báo Bắc Giang
-
Trụ Trì Chùa Ba Vàng Nói Gì Về Việc Bà Phạm Thị Yến Tái Xuất đăng ...
-
Sư Trụ Trì Chùa Ba Vàng Tên Thật Là Vũ Minh Hiếu, Từng Là Giảng Viên ...
-
Đại Sứ Cuba Thăm Chùa Ba Vàng Nhân Dịp đầu Xuân Năm Mới 2022