Tiểu Sử Tóm Tắt - Học Online Cùng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2

Sách giải văn 11 bài tiểu sử tóm tắt (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài tiểu sử tóm tắt sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Khái niệm Mục đích Yêu cầu Cách viết
Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân. Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới. Bên cạnh đó sẽ hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của các nhà văn nhà thơ.

-Thông tin khách quan, chính xác

-Cụ thể

-Nội dung và độ dài văn bản phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt

– Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không dùng biện pháp tu từ

-Giới thiệu khái quát về thân nhân

-Hoạt động xã hội của người được giới thiệu

– Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu

– Đánh giá chung

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Hãy viết tóm tắt tiểu sử của nhà văn Nguyễn Tuân

Trả lời:

Nguyễn Tuân (1910 – 1987)

– Quê: Nhân Chính – Thanh Xuân

– Gia đình: sinh ra trong môt nhà nho. Cha là cụ Tú Lan, thuộc thế hệ nhà Nho sinh bất phùng thời.

– Học vấn: Bậc thành chung

– Hai lần bị bắt vào tù (xê dịch qua biên giới không có giấy phép, giao du với những người hoạt động chính trị)

– Sáng tác văn chương từ những năm 30 của thế kỉ XX, nhiệt tình tham gia Cách Mạng.

⇒ Một cá tính độc đáo, một con người yêu nước giàu lòng tự hào dân tộc.

⇒ Một nhà văn tài hoa, phong cách nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc sống từ góc độ tài hoa, uyên bác ở phương diện văn hóa, nghệ thuật. Ông mang ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.

Là một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân gắn liền với tình yêu những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Tế Xương,… Nguyễn Tuân yêu những nhạc điệu hoặc đài các của ca trù, hoặc dân dã của giọng hò Quảng Trị, Thừa Thiên. Bên cạnh đó ông say mê những phong cảnh của quê hương đất nước và những thú chơi tao nhã: uống trà, nhắm rượu, thưởng hoa, chơi chữ,…

Ý thức cá nhân phát triển rất cao, viết văn chính là để khẳng định cá tính độc đáo của Nguyễn Tuân. Ông là một người rất mực tài hoa, uyên bác. Nhà văn am hiểu rất nhiều ngành văn hóa, nhiều bộ môn nghệ thuật. Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí là khổ hạnh.

Bài 2: Hãy tóm tắt tiểu sử của tác gia Nguyễn Trãi

Trả lời: Nguyễn Trãi (1380 – 1442):

– Hiệu Ức Trai, quê làng Chi Ngại sau dời về Nhị Khê. Cha Nguyễn Ứng Long (sau đổi Nguyễn Phi Khanh) một nho sinh nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh thời Trần. Mẹ Trần Thị Thái con Trần Nguyên Đán.

-Cuộc đời của Nguyễn Trãi có thể chia làm 3 chặng đường :

1. Thời kỳ trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn (1380-1420).

– 5 tuổi mẹ mất, ông ngoại qua đời khi ông tròn 10 tuổi.

– 1400, ông đỗ Tiến Sĩ và ra làm quan cùng thời với cha dưới thời nhà Hồ (Hồ Quí Ly).

– 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi sống trong cảnh nước mất nhà tan, nghe lời cha, Nguyễn Trãi khắc sâu lời dặn “ Đền nợ nước, trả thù nhà”, ông sớm tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Thời kỳ giúp Lê Lợi và triều đình nhà Lê (1421 – 1437)

– Trong kháng chiến, ông dốc hết tài năng của mình giúp Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, ông trở thành quân sư tài ba, lỗi lạc của Lê Lợi và của cuộc kháng chiến.

– Sau kháng chiến, ông tiếp tục giúp Lê Lợi khôi phục chính quyền, xây dựng nhà Lê và xây dựng đất nước vững mạnh, ông đem hết tâm và lực giúp nước.

3. Thời kỳ ở ẩn tại Côn Sơn (1438-1442)

– Vì tính tình cương trực, thẳng thắng nên ông bị bọn gian thần ghen ghét dèm pha, năm 1438 ông bị bắt giam, bị cách chức và cáo quan về quê.

– 1440, Lê Thái Tông mời ra giúp nước, ông vẫn hăng hái tham gia dù đã 61 tuổi.

– 1442, ông bị ghép vào tội mưu hại vua nên bị án “ tru di tam tộc “.

– 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho ông

⇒ Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một con người chịu nhiều oan khiên thảm khốc đến mức hiếm có trong lịch sử dân tộc  cũng là cuộc đời của một con người suốt đời hết lòng vì nước vì dân và vẫn giữ được nét thanh cao của một tấm lòng sắc son cương trực.

Bài 3: Hãy viết tiểu sử tóm tắt về tác gia Nguyễn Du

Trả lời:

-Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên

-Sinh ngày (23/11/1765-16/9/1820)

– Quê :Làng Tiên Điền-Nghi Xuân-Hà Tĩnh

-Xuất thân : trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và nhiều người sáng tác văn chương.

        + Cha và anh: đều giữ chức tước cao trong triều và có sức học uyên bác.

        + Mẹ : Trần Thị Tần –người Kinh Bắc (đây cũng chính là ngọn nguồn của vốn VHDG ăn sâu vào hồn thơ văn và tài thơ văn của ông )

– Ông chính là chứng nhân của lịch sử xã hội cụ thể:

        +Thời thơ ấu và thanh niên: sống sung túc và hào hoa ở Thăng Long trong nhà anh trai Nguyễn Khản. Từng đỗ Tam trường.

        +Mười năm gió bụi lang thang ở quê vợ, rồi quê hương trong nghèo túng.

        +Từng mưu đồ chống Tây Sơn thất bại, bị bắt rồi được tha, về ẩn dật ở quê nội.

        +Làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn Gia Long (Tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ tuế cống nhà Thanh), ốm, mất ở Huế ngày 10/8/1820 (năm Canh Thìn).

2. Con người:

-Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều mối u uẩn không nói ra được.

Ông luôn cảm thấy bức bối, mất tự do vì sống trong xh quá gò bó.

-Nguyễn Du có cái nhìn hiện thực sâu sắc

-Một tấm lòng lo đời, thương người của Nguyễn Du, luôn đi bảo vệ công lí ,bảo vệ cái đẹp

3. Thời đại và xã hội

-Cuối TK XVIII đầu TK XIX

-XHVN khủng hoảng trầm trọng, loạn lạc bốn phương: khởi nghĩa nông dân, kiêu binh làm loạn, Tây Sơn thay đổi sơn hà, diệt Nguyễn, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh huy hoàng một thuở.

-Nhà Nguyễn lập lại chính quyền chuyên chế và thống nhất đất nước.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 957

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Tóm Tắt Về Cuộc đời Của Nguyễn Trãi