Tiểu Sử Trường Sơn Lê Xuân Nhị - Phi Đoàn Quan Sát 114
Có thể bạn quan tâm
Wednesday, July 9, 2014
Tiểu Sử Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Trường Sơn Lê Xuân Nhị tên thật là Lê Xuân Nhị, sinh năm 1951 tại Ban Mê Thuột, một thành phố nằm trên lưng dãy Trường Sơn ở Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam. Sau khi thi đậu tú tài bán phần năm 1968, yêu thích cuộc đời giang hồ của lính nên đã tình nguyện gia nhập trường Bộ Binh Thủ Đức. Tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức, vì Không Quân bành trướng mạnh và nhu cầu đòi hỏi, ông được đưa tuyển sang Không Quân và sau một thời gian 2 năm dài học Anh Ngữ và học bay, trở thành phi công lái máy bay thám sát L-19, tốt nghiệp khóa 39 Hoa Tiêu Quan Sát tại trường phi hành Nha Trang. Sau khi ra trường, ông phục vụ tại Phi Đoàn 114, Không Đoàn 62 Chiến Thuật, Sư Đoàn 2 KQ Nha Trang. Khu vực làm việc của Phi Đoàn 114 bao gồm từ Quãng Đức phía Nam cho đến Qui Nhơn phía Bắc và quan trọng nhất, sâu vào phía Tây Bắc của vùng 2 chiến thuật là khu vực tam biên Pleiku. Đây là nơi mà nhiều trận đánh nổi tiếng đã xảy ra vào mùa Xuân-Hè năm 1972 (báo chí còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa) và năm 1972 khi Bắc Quân đem 3 sư đoàn xâm nhập và mưu toan cắt Việt Nam làm 2 khúc. Là một phi công lái máy bay trinh sát và hướng dẫn khu trục, Lê Xuân Nhị làm việc với tất cả những đơn vị bộ binh ở đó như Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh, Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật, và các đơn vị biệt động quân ở vùng II. 4 năm lăn lộn trong bầu trời đầy dẫy lửa đạn này, ông học hỏi được nhiều điều. Ông tâm sự “Điều tôi học được nhiều nhất trong khoảng thời gian nhọc nhằn này là tình bằng hữu anh em. Trong khói lửa và cơ cực và nghèo đói, anh em chúng tôi dựa vào nhau để sống và để chiến đấu. Chúng tôi an ủi lẫn nhau, bênh vực lẫn nhau, làm cho nhau cười để ráng sống và ráng coi thường những cam go cùng bất hạnh của cuộc chiến.” Cũng nhờ những phi vụ yểm trợ này ông có một khái niệm tổng quát về cuộc chiến, học hỏi được nhiều kinh nghiệm về các trận đánh và dùng những kinh nghiệm này sau này để viết những câu truyện ngắn thật là cảm động về cuộc chiến đấu cô đơn, anh dũng và bi hùng của người lính QLVNCH. Ông sang Mỹ năm 1975, hiện cư ngụ tại hai thành phố New Orleans (tiểu bang Louisiana) và San Jose (California), Hoa Kỳ. Trường Sơn Lê Xuân Nhị say mê văn chương hồi còn học trung học và kể từ năm 1967, ở lớp Đệ Tam đã gởi vài truyện ngắn đầu tay cho các tờ báo. Nhưng vì những tác phẩm này không hề được đăng báo, ông chán nản bỏ bút. Theo lời ông kể, ngày ông bỏ bút lúc còn trẻ là ngày buồn nhất đời ông. Ông tâm sự: "Hồi đó, tôi thấy cái cõi văn chương sao nó thật là gần gũi mà thật là xa vời. Nó nằm ngay trước mặt mình mỗi ngày, trong những trang báo, trong những cuốn sách bán đầy ngoài tiệm, nhưng muốn bước vào cõi đó thì khó như người bước vào cõi tiên." Khi sang Mỹ năm 1975, uất hận vì cuộc thua trận vô lý và nhục nhã của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, mỗi năm vào dịp kỷ niệm mất nước 30-4, ông thường viết những bài viết ngắn bằng tiếng Anh để đăng lên mục "Ý kiến bạn đọc" (Your opinion) của tờ nhật báo duy nhất The Times Picayune của thành phố New Orleans, vạch ra những sai lầm và bất công mà nhân dân và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phải gánh chịu trong suốt cuộc chiến. Thường thường, những bài viết chỉ trích như vậy rất ít khi được đăng, nhưng hầu hết những bài viết của Trường Sơn Lê Xuân Nhị đều được tờ báo Mỹ địa phương đăng tải sau khi sửa đổi vài chi tiết phụ không quan trọng. Những bài viết này được một số người Việt Nam địa phương để ý, cho nên, khi hội ái hữu Không Quân tại Louisiana quyết định làm tờ đặc san năm 1989, ông được anh em mời cộng tác. Thế là, sau 22 năm bỏ bút, ở lứa tuổi 40, Trường Sơn Lê Xuân Nhị cầm bút lên trở lại với đoản thiên đầu tiên viết về anh em và phi đoàn mình, Phi Đoàn 114. Bài viết làm cho chính tác giả và nhiều người rơi lệ. Được anh em khuyến khích, ông viết thêm vài truyện ngắn về lính, và cũng được khen ngợi. Nhiều người đọc xong đã khóc ròng. Được khuyến khích, ông viết thử bộ truyện dài "Xếp Al Capone" là một cuốn truyện viết về bọn mafia ở Chicago mà sau đó trở thành bộ trường thiên, viết trong 5 năm, gồm 5 cuốn tổng cộng 2000 trang tất cả với một số chữ là một triệu chữ. Đây là một trong những bộ sách bán chạy nhất hải ngoại với nhiều lần tái bản. Sau cuốn Xếp Al Capone, Trường Sơn Lê Xuân Nhị viết tiếp Phát Súng Ân Tình gồm 10 cuốn (2 triệu chữ) cũng được độc giả khắp thế giới say mê theo dõi. Bộ sách được tái bản cho đến ngày hôm nay (năm 2001) là 6 lần tất cả. Ông hiện là một chuyên viên về điện toán (Computer Specialist) cho chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ tại thành phố New Orleans. Hỏi về cách làm việc, ông cho biết là ông đi ngủ rất sớm rồi thức giấc vào lúc 2, hoặc 3 giờ sáng là cái khoảng thời gian yên tĩnh nhất rồi viết cho đến khi đi làm. Hiện ông đang viết một cuốn truyện dài thuộc loại xã hội đen khác về nghiệp đoàn lao động Hoa Kỳ và đồng thời sắp hoàn thành một tác phẩm bằng Anh Ngữ, viết về chiến tranh Việt Nam.6 comments:
- AnonymousDecember 31, 2014 at 1:31 PM
Một niềm hãnh diện chung cho người Việt tị nạn cs ,cũng là niềm hãnh diện của quân lực VNCH.Miền Nam tự do đã có anh,đã đào tạo anh,một tay viết không mỏi mệt ,đầy nhân bản...không như thợ viết của miền Bắc cs.Cám ơn anh đã cho người đọc những nụ cười ....và nước mắt.Trân trọng
ReplyDeleteReplies- Reply
- AnonymousAugust 14, 2022 at 11:48 AM
I’m proud to be his friend ! Tai kha .
ReplyDeleteReplies- Reply
- AnonymousJanuary 18, 2023 at 7:30 PM
I'm the latest generation but I'm really interested in our country history so I listen to Phát súng ân tình and I do hate communist and sorry for our people fate but appreciate Mr.Truong Lệ for such as wonderful story.
ReplyDeleteReplies- Reply
- AnonymousApril 19, 2023 at 3:01 AM
Thỉnh thoảng được dịp đọc thoáng qua để xem nền văn chương Việt Nam tiến triển ra sao trong hoàn cảnh phải lưu vong này,thì Trường Sơn Lê xuân Nhị như một tiêu biểu nhất cho văn chương hiện thực cho tôi luôn tìm đọc vì rất ít hư cấu nên rất lôi cuốn vì nay đã qua tuổi mộng mơ rồi,nay lại biết thêm về ông cũng từ miền cao nguyên đất đỏ Ban mê Thuột hiện thân,nơi tỉnh lỵ này một đời tuổi trẻ của tôi cũng đã sống và phụng hiến bằng tất cả nhiệt huyết nên tôi đâm ra kính nể ông,nay như một lời ngỏ để có gì ta gắn kết cùng nhau mà tìm thấy nguồn sống,mong,
ReplyDeleteReplies- Reply
- AnonymousJuly 12, 2024 at 7:19 PM
Lời văn ông này thô thiển,tục tiểu, viết về người Tây mà ngôn từ thì của người Việt, người Tây mà nói toàn tục ngữ Việt Nam,... Hài
ReplyDeleteReplies- Reply
- AnonymousAugust 19, 2024 at 5:48 PM
Mặc dầu chiến tranh đã qua nhưng chúng ta cần phải nói lên sự thật về cuộc chiến. Chúng ta cần nói về sự chiến đấu anh dũng và tuyệt vọng của người lính VNCH vì lý tưởng chống CS. Chúng ta cần nói vì lịch sử chân thật là bài học cần thiết cho dân tộc VN. Nghe anh đang viết Bộ Chiến Tranh VN tôi rất vui mừng và cầu chúc anh thành công.
ReplyDeleteReplies- Reply
Phi Đoàn 114
Total Pageviews
Liên Lạc
ThoiChinhChien@Gmail.comBlog Archive
My Blog List
- Nha Kỹ Thuật Little Sàigòn Xuân Bính Thân 2016 sắp về, Xin Nhớ Đến đồng đội, TPB và gia đình tử-sĩ còn khó khăn bên quê nhà! - * Chốn biên-thuỳ này xuân đến chi,* *Tình lính chiến khác chi bao người,* *Nếu xuân về tang thương khắp lối* * Ph**ương này khó cho vơi,* *Thì đừng... 8 years ago
- Nha Kỹ Thuật / Special Operations Blog Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH - *BLACK BERET (NÓN ĐEN) 1942 Thành Lập Office of Strategic Service OSS 13.6.1942 Giám Đốc OSS William Donovan 1947 Tồng Thống Franklin Roosevelt với ng... 10 years ago
Danh sách các tư lệnh qua các thời kỳ
1. Nguyễn Khánh 1955 Trung tá, sử dụng chức danh Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng 2. Trần Văn Hổ 1955-1957: Thiếu tá (1955), Trung tá (1955), Đại tá (1956) 3. Tư lệnh Không quân đầu tiên. Được thăng vượt cấp từ Trung úy lên Thiếu tá. Nguyễn Xuân Vinh 1957-1962 Trung tá, Đại tá (1961). Thất sủng sau Vụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962. Xin giải ngũ sang Hoa Kỳ học bằng Tiến sĩ. 4. Huỳnh Hữu Hiền 1962-1963: Trung tá, Đại tá (1963) 5. Đỗ Khắc Mai 1963: Đại tá (1963), được thăng vượt cấp từ Thiếu tá. 6. Nguyễn Cao Kỳ 1964-1965: Đại tá, Chuẩn tướng (1964), Thiếu tướng (1965) 7. Trần Văn Minh 1965-1975: Thiếu tướng, Trung tướng (1974) 8. Nguyễn Hữu Tần 1975: Chuẩn tướng Tư lệnh Sư Đoàn 4 Không quân đồng thời là quyền tư lệnh cuối cùng.Popular Posts
- Tiểu Sử Trường Sơn Lê Xuân Nhị Trường Sơn Lê Xuân Nhị tên thật là Lê Xuân Nhị, sinh năm 1951 tại Ban Mê Thuột, một thành phố nằ...
- Các Phi Đoàn Quan Sát của KQ/VNCH Khởi Thủy Vì là xứ thuộc địa của Pháp, nên Quân Lực Việt Nam nói chung, Không Lực Việt Nam nói riêng, do Pháp đào tạo và chỉ huy. Năm 1...
- Khu Trục Bọc Thây Để tưởng nhớ cố Trung úy phi công khu trục Hoàng Phi Hùng, thứ nam Bác Sĩ Hoàng Văn Đức, đã "về với đất..." tại chiến trườn...
- Phi vụ đầu tiên, Phi trường Cù Hanh Pleiku... Cà phê Mưa Rừng với anh em Lôi Hổ July 2014 Ai đã từng qua Dakto, Daksan, Ben Hét, Ngã ba Biên giới vùng Tây Nguyên, Thấy xác qu...
- Hội Ngộ sau 39 năm / Phi Đoàn 114 và Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật Video Hình Lưu Niệm Phi Đòan Quan Sát 114 và thân hữu Hội Ngộ Phi Đoàn 114 sau 39 năm Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 2014 cũng đánh dấu ...
- Thám Tử Lê Phong Tên của “hảo hớn” lái “đầm già” Lê Phong nghe rất là ..”trinh thám” ! Thật vậy, Lê Phong có tài rình rập đạt kết quả một trăm phần t...
- Tự truyện của một phi công Trung Covey Chiến Đoàn 3 Xung Kích và Trường Sơn Lê Xuân Nhị / Little Sài gòn July 2014 Thân mến tặng các chiến sĩ Lôi Hổ của Chiến ...
- Trung Tá Bùi Quang Kinh Phi Đoàn 114 Năm 1964 anh Bùi Quang Kinh là Thiếu Uý phi công quan sát thâm niên của Phi Đoàn 114 Pleiku, lúc ấy tôi là Chuẩn Uý phi công quan sát mới...
- Phi Đoàn 114 Hội Ngộ sau 39 năm Huy Hiệu Tóan Thần Sơn Chiến Đòan 3 Xung Kích (tóan Thám Sát Tr/Úy Lê Văn Minh) Video Hình Lưu Niệm Phi Đòan Quan Sát 114 và t...
- Mẩu chuyện bên lề Ngày Không Lực. Nắng vẫn còn rực rỡ, nhưng không khí thật mát dịu. Hôm nay July 6, 2014, nhà hàng Paracel nơi được chọn làm địa điểm Tổ chức Kỷ niệm ng...
Trang Bị KQVN
F-5E fighter, Phi cơ F-5C của Không lực Việt Nam Cộng Hòa tại Căn cứ Không quân Biên Hòa năm 1971 Phi cơ 4400th CCTS T-28 của Không lực Việt Nam Cộng Hòa đang bay trên bầu trời Phi cơ Quan sát O-1 thuộc Phi đoàn Liên lạc 112/Không đoàn chiến thuật 23 - Căn cứ Không quân Biên Hòa - 1971 Phi cơ A-1H thuộc Phi đoàn Khu trục cơ 520, Căn cứ Không quân Bình Thủy Phi cơ Cessna U-17A tại Căn cứ Không quân Nha Trang Phi cơ Hỏa long (thuật từ Không lực Việt Nam Cộng Hòa gọi phi cơ cường kích) Douglas A-1 Skyraider Cessna A-37 Dragonfly Douglas AC-47 Spooky Fairchild AC-119G Shadow Fairchild AC-119K Stinger Oanh tạc cơ Douglas B-26 Invader - nhận được trong chương trình Farm Gate Martin B-57 Canberra - Không quân Hoa Kỳ cho mượn để dùng huấn luyện - chưa bao giờ được KLVNCH dùng trong công tác chiến đấu Khu trục cơ Grumman F8F Bearcat Northrop F-5A/B/C Freedom Fighter Northrop F-5E Tiger II Phi cơ quan sát và thám thính Douglas RC-47 Dakota Northrop RF-5A Freedom Fighter Cessna L-19/O-1A Bird Dog Cessna O-2A Skymaster Morane-Saulnier MS 500 Criquet Phi cơ Trực thăng Aérospatiale AS- 318 Alouette II Aérospatiale AS- 319 Alouette II Bell UH-1 Iroquois/Huey Sikorsky H-19 Chickasaw Sikorsky H-34 Choctaw Boeing CH-47 Chinook Phi cơ huấn luyện Pazmany PL-1 North American T-6 Texan North American T-28 Trojan - nhận được trong chương trình Farm Gate Cessna T-37 Tweet Cessna T-41 Mescalero Phi cơ đa dụng và Vận tải L-26 Aero Commander de Havilland Canada C-7 Caribou Beechcraft C-45 Expeditor Douglas C-47 Dakota Douglas DC-6/C-118 Liftmaster Fairchild C-119 Flying Boxcar Fairchild C-123 Provider Lockheed C-130 Hercules Dassault MD 315 Flamant de Havilland Canada U-6 Beaver Cessna U-17A/B Skywagon Republic RC-3 Seabee CASA C212 AviocarAbout Me
Thoi Chinh Chien View my complete profileTừ khóa » Tiểu Sử Trường Sơn Lê Xuân Nhị
-
Phỏng Vấn Nhà Văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị - Vietbao
-
Tâm Tình Cùng Nhà Văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị - Vietbao
-
Trường Sơn Lê Xuân Nhị - Vietnamese Ebooks EPUB PDF
-
Trường Sơn Lê Xuân Nhị - MỐI TỬ THÙ - Ngo
-
KQ Trường Sơn Lê Xuân Nhị Nói Tiểu Sử Của KQ Lý Tống, San ...
-
Truyện Của Tác Giả Trường Sơn Lê Xuân Nhị # Mobile
-
KHÓC ANH NĂM (Trường Sơn Lê Xuân Nhị)
-
Truyện Trường Sơn Lê Xuân Nhị - Hội Quán Phi Dũng
-
Truong Son Le Xuan Nhi - Quang Silic
-
Cao Thế Dung, Thầy Tôi – Trường Sơn Lê Xuân Nhị
-
Phát Súng ân Tình - Trường Sơn Lê Xuân Nhị ~ Đọc Truyện Việt Sưu ...
-
Gặp Gỡ Diêm Vương… Rồi Trở Về – Trường Sơn Lê Xuân Nhị
-
Trường Sơn LÊ XUÂN NHỊ | LÊ NGỌC TÚY HƯƠNG
-
Truyện Của Tác Giả Trường Sơn Lê Xuân Nhị - Doc Truyen Online