Tiểu Sử Và Cuộc đời Nhà Giáo – Bác Sĩ Maria Montessori

Tiểu sử

Bà Maria Tecla Artemisia Montessori là một bác sĩ, một nhà giáo dục người Ý nổi tiếng với phương pháp sư phạm độc đáo đặt trẻ làm trung tâm, khuyến khích giáo dục -tự lập và hỗ trợ thiên hướng phát triển tự nhiên ấy.

Sinh ngày 31 tháng 08/ 1870 ở thị trấn Chiaravalle, Ý, bà trưởng thành trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Ông Alessandro, cha bà là một kế toán thuộc biên chế nhà nước, và mẹ bà, bà Renilde Stoppani, là một người phụ nữ có học thức và rất đam mê đọc sách.

Gia đình Montessori chuyển đến Rome vào năm 1875, và những năm tiếp theo thiếu nữ nhà Montessori vào học tại trường công của thành phố. Từ năm 1886 đến 1890 bà tiếp tục theo học tại Regio Instituto Tecnico Leonardo da Vinci, bà theo học ngữ văn Ý, toán học, sử học, địa lý, hình học và vẽ mỹ thuật, vật lý, hóa học, Thực vật học, Động vật học, và học thêm hai ngoại ngữ. Bà đạt thành tích tốt, và rất xuất sắc trong các ngành khoa học và toán học. Từ đó bà có ý định của trở thành một kỹ sư vốn là một nguyện vọng khác thường đối với một người nữ ở vị trí của bà thời điểm ấy. Nhưng, vào thời điểm bà tốt nghiệp năm 1890 ở tuổi 20, với bằng vật lý-toán học, bà lại quyết định theo học ngành y, lúc ấy thậm chí còn là một lựa chọn khó khăn hơn, xét đến những quy tắc văn hóa.

Dù cha mẹ cũng như vị hiệu trưởng không ủng hộ, bà vẫn đăng ký vào học Đại học Rome năm 1890 theo ngành khoa học tự nhiên, và hoàn thành các kỳ thi các môn Thực vật, Động vật, vật lý thực nghiệm, nghiên cứu mô, giải phẫu học, hóa đại cương và hóa hữu cơ, và lấy bằng tốt nghiệp năm 1892.

Cuối cùng, dường như giáo hoàng Leo XIII đã ra mặt giúp đỡ bà. Sự giúp đỡ này và tấm bằng về khoa học tự nhiên đã giúp bà vào Khoa Y năm 1892 và trở thành người phụ nữ đầu tiên vào học trường Y ở Ý. Montessori đấu tranh không chỉ vì giới tính, mà còn vì bà quả thực muốn lĩnh hội ngành học này. Bà đã giành được nhiều học bổng trong trường Y, cùng với khoản tiền kiếm được từ việc làm gia sư, số tiền này đã giúp bà trang trải phần lớn cho việc học ngành y.

Những năm ở trường Y không dễ dàng với bà. Bà gặp phải nhiều sự phân biệt giới tính, cọc ghẹo và quấy nhiễu từ các sinh viên thậm chí cả các giáo sư vì giới tính của mình. Sự hiện diện của bà trong giờ giải phẫu tử thi bị cho là không đứng đắn thời ấy, vì thế người ta yêu cầu bà phải thực hành giải phẫu tử thi một mình sau giờ học. Nhưng Bà là một học sinh tận tụy, và vào ngày 10 tháng 07 năm 1896 bà trở thành nữ bác sĩ đầu tiên ở Ý, và với sự xuất sắc này bà nổi tiếng khắp cả nước. Sau khi tốt nghiệp, bà bắt đầu công tác tại bệnh viện San Giovanni trực thuộc Đại học. Cuối năm ấy bà được mời là đại biểu của Ý tham gia Hội nghị Quốc tế về Nữ quyền ở Berlin, và trong bài phát biểu tại Hội nghị bà đã phát triển một luận văn về cải cách xã hội, tranh luận rằng phụ nữ nên được hưởng chế độ lương bổng bình đẳng như nam giới. Một phóng viên theo tường thuật sự kiện này có hỏi bà bệnh nhân phản ứng thế nào trước một nữ bác sĩ. Bà trả lời, “… trực giác cho họ biết ai quan tâm họ thực sự… Chỉ có tầng lớp thượng lưu mới có kiểu định kiến chống lại phụ nữ nắm giữ vai trò hữu ích.” Từ 1896 đến 1901, Montessori làm việc và nghiên cứu các bé chậm phát triển trí tuệ, bệnh tâm thần, hay trở ngại chức năng. Bà cũng bắt đầu chu du, nghiên cứu, diễn thuyết, và xuất bản công trình nghiên cứu, học tập ở nội địa và quốc tế, trở thành nhân vật nổi tiếng về vận động quyền phụ nữ và giáo dục cho các trẻ em trở ngại chức năng tinh thần.

Vào năm 1897 bà xung phong tham gia vào chương trình nghiên cứu ở một cơ sở chữa trị bệnh tâm thần của đại học Rome, và chính ở đây bà được làm việc cùng ông Giusseppe Montesano, và tình cảm giữa hai người đã nảy nở. Họ có một người con trai được sinh ra ngày 31 tháng 03 1898, đây là người con trai duy nhất của bà – tên là Mario Montessori, nhưng ông Giusseppe Montesano và bà không kết hôn và bà tiếp tục làm việc và theo đuổi sự nghiệp. Mối tình lãng mạn của hai người kết thúc sau vài năm khi ông Giuseppe quyết định kết hôn với người khác. Montessori không nuôi dưỡng người con trai của bà những năm đầu đời, cậu Mario được giao cho một gia đình sống ở ngoại ô Rome chăm sóc. Bà thường đến thăm Mario, nhưng cậu Mario vẫn không hay biết bà Maria là mẹ mình mãi cho đến khi cậu lớn. Dù vậy một mối dây liên kết, và những năm sau cậu Mario là cộng sự và cùng chu du với mẹ, kế tục sự nghiệp của bà khi bà qua đời.

Một phần công việc của bà Montessori là đến một trại tâm thần trẻ em ở Rome, tìm bệnh nhân chuyển đến trung tâm để chữa trị. Hoàn cảnh được chăm sóc của những đứa trẻ này rất tồi tệ, chúng được nhốt trong những gian phòng đơn sơ, tối tăm và điều này khiến bà Montessori nhận ra các bé khổ sở muốn có những kích thích về mặt xúc giác và các hoạt động với đôi bàn tay, và sự thiếu thốn cơ sở vật chất góp phần tạo ra chuyện này.

Sau đó bà bắt đầu nghiên cứu và tìm đọc tất cả tài liệu có thể có về vấn đề chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em, đặc biệt là hai công trình của hai nhà giáo dục nổi tiếng,Victor Itard, được biết đến với công trình về ‘cậu bé hoang dã ở Aveyron’, và Edouard Séguin, học trò của Itard. Itard đã phát triển một kỹ thuật giáo dục thông qua các giác quan, về sau được Séguin cố gắng hoàn thiện cho phù hợp với dòng chủ lưu trong giáo dục. Séguin phê bình gay gắt chế độ trường học thời đó, và ủng hộ ý kiến tôn trọng và tìm hiểu riêng mỗi bé. Ông đã phát minh các giáo cụ để giúp phát triển các năng lực tri nhận bằng giác quan và kỹ năng vận động ở trẻ, được Montessori tiếp thu lại và sử dụng dụng trong phương pháp sư phạm của mình. Montessori tiếp tục mở mang hiểu biết về ngành sư phạm bằng cách nghiên cứu các tác phẩm của Rousseau, Pestalozzi và Froebel. Vào năm 1898 Montessori thành danh với công trình về các chứng bệnh tinh thần trẻ em và được mời đến Hội nghị Y Khoa quốc gia ở Turin. Bà tin việc thiếu các hỗ trợ đầy đủ đối với các trẻ chậm phát triển và mắc các chứng rối loạn là nguyên nhân của trạng thái chểnh mảng lơ là của các trẻ. Với bà, tầm nhìn về một tiến bộ xã hội là khả dĩ thông qua các cải thiện về giáo dục và xã hội, và chính quan điểm này đã phát triển và chín muồi trong tư tưởng của Montessori trong suốt cuộc đời bà. Montessori sau đó giữ vai trò là đồng giám đốc của Học Viện Y tế và Sư phạm (Trường Chỉnh Hình Orthophrenic). Trường nhận các trẻ với các rối loạn chức năng. Chính ở đây Montessori chuyển từ vai trò là một bác sĩ sang vai trò một nhà giáo dục. Montessori trải qua hai năm làm việc ở trường Orthophrenic, bà thử nghiệm và cải tiến nhiều giáo cụ đã được Itard và Séguin phát triển và đưa góc nhìn khoa học và phân tích vào công trình của mình, cũng như giảng dạy và quan sát toàn diện trẻ em.

Montessori rời trường Orthophrenic vào năm 1901 và tự mình đào sâu vào nghiên cứu về triết lý giáo dục và nhân học. Bà được bổ nhiệm là giảng viên ở Trường Sư Phạm tại Đại Học Rome và tiếp tục ở vị trí này mãi đến năm 1908.

Năm 1906 Montessori được mời quản nhiệm công tác chăm sóc và giáo dục một nhóm trẻ ở vùng San Lorenzo thuộc Rome. Cha mẹ của các trẻ này có thu nhập nhấp và phải lao động suốt ngày, và các bé phải lang thang suốt cả ngày ở khu nhà không ai chăm sóc. Montessori rất hứng thú muốn áp dụng công trình nghiên cứu và các phương pháp của để giúp trẻ phát triển tinh thần bình thường, và bà được chấp thuận. Tên trường -Casa dei Bambini, hay Ngôi Nhà Trẻ Thơ, được gợi ý cho bà Montessori, và Ngôi Nhà Trẻ Thơ đầu tiên đã mở ra vào ngày 6 tháng 01, năm 1907, thu nhận 50 hay 60 trẻ ở độ tuổi từ hai hoặc ba tuổi đến sáu hoặc bảy tuổi. Một lễ khai giảng nhỏ đã được tổ chức, nhưng không mấy ai kỳ vọng vào dự án. Montessori thì có cảm nhận khác: “Tôi có một cảm giác lạ lùng khiến tôi phải quyết tâm rằng đây chính là mở đầu của một trọng trách mà sau này thế giới sẽ phải nói về nó.”

Bà đã đưa vào nhiều hoạt động và các học liệu khác nhau vào môi trường của trẻ và chỉ giữ lại những thứ nào thu hút trẻ. Bà Montessori nhận ra một điều đó là những trẻ được đặt vào môi trường nơi các hoạt động được thiết kế để hỗ trợ quá trình phát triển tự nhiên của mình có năng lực tự giáo dục bản thân. Sau này bà dẫn ra phát hiện này và gọi là phương thức tự -giáo dục. Năm 1914 bà viết lại, “Tôi không phát minh ra một phương pháp giáo dục, chỉ là tôi đã trao cho trẻ một cơ hội được sống”. Casa dei Bambini (Ngôi Nhà của Trẻ) rất thành công, đến mùa thu 1908 có năm Ngôi Nhà của Trẻ đi vào hoạt động, bốn ở Rome và một ở Milan. Tin tức về phương thức tiếp cận mới của Montessori được lan truyền rộng rãi, và có nhiều khách tham quan tự đến để xem làm thế nào bà lại đạt được thành công như vậy. Chỉ trong một năm phần lãnh thổ Thụy Sĩ nói tiếng Ý bắt đầu chuyển sang hình thức Ngôi Nhà của Trẻ, và tin tức về phương thức tiếp cận về mặt giáo dục này bắt đầu phổ biến.

Hè năm 1909 Bác sĩ Montessori đã giảng dạy khóa học đầu tiên về phương thức Montessori cho khoảng 100 học viên. Những ghi chú của bà trong giai đoạn này về sau trở thành quyển sách đầu tiên của bà, Phương pháp Montessori, xuất bản vào cùng năm ở Ý.

Công trình của Montessori bắt đầu thu hút các nhà quan sát và khách quốc tế. Công trình của bà được xuất bản rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng, nhanh chóng được phổ biến. Vào cuối năm 1911, phương pháp giáo dục Montessori đã chính thức được áp dụng vào hệ thống trường công ở Ý và Thụy Sĩ, và chuẩn bị triển khai ở Vương Quốc Anh. Vào năm 1912, các trường Montessori đã được mở ở Paris và các thành phố khác ở Tây Âu, có kế hoạch triển khai ở Argentina, Australia, Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Thụy Sĩ, Syria,Hoa Kỳ, và New Zealand. Các chương trình công lập ở London, Johannesburg, Rome, và Stockholm đã áp dụng phương thức nào vào hệ thống trường học của mình. Các tổ chức Montessori được thành lập ở Hoa Kỳ (Ủy ban Montessori Mỹ) và ở Vương Quốc Anh (Hiệp hội Montessori Vương Quốc Anh).

Vào ngày 20 tháng Mười Hai năm 1912 mẹ bà qua đời ở tuổi 72. Maria chịu tác động sâu sắc từ biến cố này, và những năm sau đó bà đã đưa người con trai 14 tuổi, Mario, đến Rome để sống cùng mình.

Vào năm 1915, bà Montessori dọn đến sống tại Barcelona. Trong 20 năm tiếp theo bà Montessori đã chu du và diễn giảng hầu khắp châu Âu và đào tạo trong nhiều khóa học. Phương thức Montessori đã phát triển mạnh ở Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Vương Quốc Anh, và ở Ý.

Vào năm 1917 bà đã thành lập Giảng Đường -Phòng Thực Hành Sư Phạm ở Barcelona. Người con trai và con dâu của bà cùng tham gia, và bốn đứa cháu đã trải qua những năm vỡ lòng ở đó: hai cháu trai, Mario Jr. và Rolando, và hai cháu gái, Marilena và Renilde. Renilde, cô cháu gái út, là Tổng Thư Ký cho đến năm 2000 và sau là Chủ Tịch (cho đến 2005) của Hiệp Hội Montessori Quốc Tế, tổ chức do bà Maria Montessori vào năm 1929 để tiếp tục công trình của bà.

Nhưng bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, công trình của bà Montessori đứng trước nguy cơ. Vào năm 1933 tất cả trường Montessori ở Đức phải đóng cửa và một hình nộm của bà bị đốt trước một cuộc hỏa thiêu các tác phẩm của bà ở Berlin. Cùng năm đó, sau khi Montessori từ chối hợp tác với Mussolini sáp nhập các trường Montessori ở Ý vào Đoàn Thanh Niên Phát Xít, Mussolini đã cho đóng cửa tất cả. Cuộc nội chiến nổ ra ở Tây Ban Nha đã buộc gia đình bà bỏ lại ngôi nhà ở Barcelona, và cả nhà phải theo tàu sang Anh vào mùa hè năm 1936. Từ Anh cả gia đình tị nạn đi đến Hà Lan để ở lại nhà Ada Pierson, con gái của một chủ ngân hàng người Hà Lan. Mario, lúc này đã xa lánh người vợ đầu, sau đó đã kết hôn với Ada. Montessori đã tổ chức một khóa đào tạo tại Hiệp Hội Thần Học ở Madras vào năm 1939, và dự định thực hiện một chuyến thỉnh giảng tại nhiều trường đại học khác nhau, và sau đó trở lại châu Âu. Tuy nhiên, khi Ý nhảy vào Đệ Nhi Thế Chiến và theo phe người Đức năm 1940, chính phủ Anh đã quản thúc tất cả người Ý ở Vương Quốc Anh và thuộc địa như kẻ thù quốc gia. Thực tế chỉ một mình Mario Montessori bị giam, trong khi bà Montessori bị quản thúc trong khuôn viên Hiệp Hội Thần Học. Montessori được chăm sóc tốt tại Ấn Độ, khi bà gặp ông Gandhi, Nehru và Tagore. Thỉnh cầu vào ngày mừng thọ 70 tuổi tới chính quyền Ấn Độ— rằng cậu Mario phải được trả tự do và đoàn tụ với bà—được chấp thuận, và hai mẹ con bà đã cùng đào tạo hơn một nghìn giáo viên Ấn Độ. Chuyến đi đến Ấn Độ của hai mẹ con bà kéo dài bảy năm.

Vào năm 1946 hai người trở về Hà Lan với các cháu bà vốn được Ada Pierson chăm sóc trong những năm chiến tranh. Trong sáu năm tiếp theo bà chu du khắp châu Âu và Ấn Độ. Năm 1947 bà Montessori, đã 76 tuổi, đến UNESCO phát biểu về chủ đề ‘Giáo dục và Hòa Bình’. Vào năm 1949 bà là một trong ba người được đề cử giải Nobel Hòa Bình. Lần gặp công chúng cuối cùng của bà là ở London vào năm 1951 khi bà tham dự Hội nghị Montessori lần chín. Vào ngày 6 tháng 05, năm 1952, tại điền trang của gia đình Pierson ở Hà Lan, bà qua đời trong vòng tay con trai, ông Mario, người tiếp nhận di sản và công trình của bà.

Niên biểu

  • 1870: Maria Montessori sinh ngày 31 tháng Tám ở Chiaravalle, tỉnh Ancona, Ý.
  • 1886: Bà vào học Regio Instituto Tecnico Leonardo da Vinci và chủ yếu theo học khoa học và kỹ thuật
  • 1890: Bất kể phản đối từ cha mình, bà quyết định trở thành bác sĩ 1892
  • Bà tốt nghiệp ngành khoa học tự nhiên và cuối cùng được nhận vào trường y 1896.Trở thành nữ sinh viên đầu tiên nhận bằng Bác sĩ y khoa ở Đại học Rome. Đại diện nước Ý tại hội nghị phụ nữ quốc tế ở Berlin; phát biểu về quyền của phụ nữ khi đi làm, gồm quyền được trả lương và công tác bình đẳng.
  • 1897-1898: Dự thính các lớp sư phạm tại Đại học Rome; đọc các tác phẩm chính yếu về triết lý giáo dục trong 200 năm. Các công trình về các bệnh chứng tinh thần ở trẻ em. Tìm hiểu các nghiên cứu của các bác sĩ người Pháp Itard và Séguin, về trẻ trở ngại chức năng tinh thần.
  • 1898: Sinh người con trai Mario Montessori
  • 1900: Đồng giám đốc của trường Orthophrenic, trong hai năm, bà nghiên cứu học cụ để kích thích giác quan.
  • 1902: Bà thành công trong việc bồi dưỡng quá trình phát triển của trẻ em đến mức độ các trẻ này đạt cùng thành tích trong các bài kiểm tra của hệ thống giáo dục công như các trẻ đi học theo chuẩn.
  • Trở lại Đại học Rome để phát triển các nghiên cứu khoa học 1904
  • Giảng dạy về nhân học và sinh học tại trường Sư phạm Đại học Rome, kết hợp từ các quan sát y khoa về học sinh trong các trường tiểu học ở Rome. Các bài giảng này trở thành cơ cở cho quyển Nhân học Sư phạm của bà (1910).
  • 1907: Nhận trách nhiệm chăm lo giáo dục cho một nhóm trẻ ở San Lorenzo, Rome, Ngôi Nhà của Trẻ đầu tiên (Casa dei Bambini) mở cửa vào 6 tháng Một 1907
  • 1908: Ngôi Nhà của Trẻ ở Via Solari, Milan, do Anna Maria Maccheroni điều hành, khánh thành.
  • 1909: Phương pháp Ngôi nhà của Trẻ -Casa dei Bambini phổ biến, Maria Montessori mở thêm bốn trường nữa khắp nước Ý và Thụy Sĩ.Tiến hành đào tạo khóa đầu tiên cho 100 sinh viên ở Città di Castello.

Ở đó, trong một tháng, bà viết tác phẩm đầu tiên “Il Metodo della Pedagogia Scientifica applicato all’educazione infantile nelle Case dei Bambini” (là Phương pháp sư phạm khoa học vận dụng trong giáo dục trẻ ở Ngôi Nhà của Trẻ). Trong những năm tiếp theo, quyển sách này được dịch ra hai mươi ngôn ngữ.

Phiên bản tiếng Anh có tựa đề Phương thức Montessori.

  • 1910: Hai khóa đào tạo song song cùng tổ chức tại nhà dòng Franciscan ở Via Giusti, Rome, có áp dụng mô hình Ngôi Nhà của Trẻ.

Quyển sách thứ hai: Nhân Học Sư phạm (Pedagogical Anthropology). 1911

      Từ nhiệm chức giám đốc tại đại học Rome và từ bỏ công tác y tế tư nhân để tập trung hoàn toàn vào giáo dục.

Phương pháp Montessori đã được thực hành tại các trường ở Anh và Argentina và bắt đầu du nhập vào hệ thống trường tiểu học ở Ý và Thụy Sĩ.

Nhiều trường theo mô hình này được lập ra ở Paris, New York, và Boston.

  • 1912

Phiên bản tiếng Anh với tên Phương pháp Montessori ra mắt ở Hoa Kỳ với số lượng 5.000 quyển được in.

Chỉ trong vài ngày, sách đã được bán hết.

Sách đứng vị trí thứ hai trong danh sách các tác phẩm phi hư cấu bán chạy nhất. Ngôi trường đầu tiên theo phương thức được mở cửa

  • 1913

Tổ chức Khóa Đào tạo Quốc Tế đầu tiên ở Rome, dưới sự bảo trợ của nữ hoàng Ý Margherita.

Học viên từ Ý và các nước châu Âu khác, từ Úc, Nam Phi, Ấn Độ, Trung Hoa, Philippines, Hoa Kỳ, và Canada.

Hiệp hội Giáo dục Montessori được thành lập ở Hoa Kỳ.

Thành viên của hội có cả ông Alexander Graham Bell và phu nhân, Mabel Bell, S.S.

McClure, và con gái tổng thống Wilson, Margaret Woodrow Wilson.

Chuyến đi đầu tiên đến Mỹ.

  • 1914

Khóa Đào tạo Quốc tế ở Rome.

Quyển sách thứ ba của bà Montessori, Sổ tay Bác sĩ Montessori, được xuất bản ở New York.

  • 1915

Chuyến đi thứ hai đến Hoa Kỳ, cùng con trai Mario.

Tại Triển lãm Thái Bình Dương -Panama ở San Francisco, một lớp Montessori được trưng bày trong một nhà kính cho khách tham quan.

Các bài giảng ở NEA của Bác sĩ Montessori được xuất bản ở New York: Hệ thống giáo dục của tôi, Công tác tổ chức các công trình tri thức ở trường, Giáo dục trong quan hệ với Trí tưởng tượng ở trẻ nhỏ, và Người mẹ và Bé.

  • 1916

Chuyển đến Barcelona theo lời mời của chính quyền thành phố; Barcelona là nhà của bà cho đến khi cuộc đảo chính năm 1936 nổ ra đưa tướng Franco lên cầm quyền.

Khóa Đào tạo quốc tế thứ tư ở Barcelona.

Trường theo mô hình Montessori và một nhà nguyện cho trẻ em, cũng như một học viện đào tạo giáo viên được xây dựng ở Barcelona, với sự hỗ trợ của chính quyền Catalan.

  • 1917

Bà Montessori xuất bản “Phương pháp Montessori nâng cao”

  • 1919

Đào tạo khóa học ở London sử dụng dạng thức sau này trở thành tiêu chuẩn: 55 giờ dự thính, 55 giờ thực tập sử dụng học cụ, 55 giờ quan sát tại các lớp Montessori.

  • 1920

Giảng dạy tại Đại học Amsterdam.

  • 1921

Đào tạo các lớp ở London và Milan.

Thành lập Hội Giáo hữu Mới (ngày nay được biết đến là Hội Giáo hữu Quốc tế), bà Maria Montessori là một thành viên tích cực, tham gia vào các cuộc tranh luận sôi nổi với các nhà cải cách giáo dục hàng đầu của thời đại.

  • 1922

Xuất bản I bambini viventi nella Chiesa ở Naples (Phiên bản Anh ngữ Trẻ em với Nhà thờ, ở London 1929), quyển sách đầu tiên của Maria Montessori về nghi thức lễ Cơ Đốc theo góc nhìn của trẻ Catholic.

Ngôi Nhà của Trẻ đầu tiên ở Vienna do Lili Roubiczek mở.

  • 1923

Đào tạo các khóa học ở London và Hà Lan. Bà Montessori Đến thăm Ngôi Nhà Trẻ Thơ ở Vienna lần đầu; bắt đầu mối kết giao và cộng tác với Lili Roubiczek (Peller), Lisl Herbatschek (Braun), và những người khác.

  • 1924

Khóa đào tạo bốn tháng ở Amsterdam.

Bà Montessori gặp Benito Mussolini (người lên cầm quyền năm 1922) đạt kết quả là chính quyền Ý chính thức công nhận và cho phép thành lập các trường Montessori rộng khắp.

  • 1925

Đào tạo khóa học tại London.

Con trai của bà Montessori, Mario, tham gia khóa đào tạo này và nhận chứng chỉ Montessori.

  • 1926

Đến thăm Argentina.

Phát biểu bài nói “Giáo dục và Hòa bình” Liên đoàn các quốc gia ở Geneva. 1927

Giảng tại cung đình Anh.

Lần đầu đến thăm các trường ở Ireland.

  • 1928

Quyển sách Trẻ em trong gia đình, dựa trên những bài giảng thực hiện ở Vienna năm 1923, được xuất bản bằng tiếng Đức (phát hành bằng tiếng Anh với tên The Child in the Family 1936).

  • 1929

Một trung tâm đào tạo giáo viên theo phương thức Montessori được thành lập ở Rome; là kết quả cộng tác của bà Maria Montessori và các kiến trúc sư.

Phương thức của Bác sĩ Montessori là tâm điểm tại Hội nghị Thế giới về giáo dục thời đại mới tại Elsinore, Đan Mạch. Hội nghị kết thúc với việc thành lập Hiệp hội

Montessori Quốc tế (AMI) để phát triển các phương pháp giảng dạy hiện đại của bà.

Cùng với con trai Mario, bà sáng lập Hiệp hội Montessori Quốc tế (AMI), có trụ sở

Berlin (cho đến năm 1935; về sau dời sang Amsterdam).

  • 1930

Khóa Đào tạo Quốc tế ở Rome.

Giảng dạy ở Vienna, trong thời gian này bà quen biết với Anna Freud (người sáng lập nên bộ môn phân tâm ở trẻ và là con gái của Sigmund Freud).

  • 1931

Khóa Đào tạo Quốc tế ở Rome và ở Anh.

Giảng dạy tại Đại học Berlin.

Mahatma Gandhi, lãnh tụ của phong trào đòi độc lập cho Ấn Độ, đến thăm các trường Montessori ở Rome.

  • 1932

Hội nghị Montessori quốc tế ở Nice, Pháp.

Montessori giảng bài nói Hòa bình và Giáo dục, được Cơ quan Giáo dục quốc tế xuất bản ở Geneva.

Các công trình xuất bản: La Vita in Cristo (Rome), Ideas Generales Sobre Mi Método (Madrid), The Mass Explained to Children (London).

  • 1933

Chính quyền Nazi phá hoại có hệ thống các hoạt động theo phương thức Montessori ở Đức, đóng cửa toàn bộ các trường Montessori. Hội nghị Montessori quốc tế thứ ba ở Amsterdam.

Đào tạo các khóa học ở London, Dublin, và Barcelona.

Bà Maria Montessori bị buộc phải rời Ý dưới áp lực từ Mussolini. Các hoạt động vì hòa bình của bà đối kháng với các tư tưởng phát xít và bà từ chối để cho các giáo viên và trẻ phải chào kiểu phát xít như một phần trong chương trình học. Cùng với con trai Mario, bà trở về Barcelona.

  • 1934

Hội nghị Montessori quốc tế thứ tư ở Rome.

Sau các xung đột với hệ thống phát xít, tất cả các trường Montessori ở Ý “chấm dứt tồn tại… chỉ trong một ngày” (Rita Kramer).

Psico-Aritmética và Psico-Geometría được xuất bản ở Barcelona.

  • 1936

Hội nghị Montessori quốc tế thứ năm ở Oxford, Anh; về việc phát triển sâu sắc hơn các nguyên lý giáo dục theo phương thức Montessori cho cấp Tiểu học (Giáo dục hài hòa) và cho cấp Trung học cơ sở.

Tướng Franco đảo chính; bà Maria Montessori trốn đến Barcelona để đến Anh và sau đó là Amsterdam. Hà Lan trở thành nhà của bà; một trung tâm đào tạo với mô hình hiện đại được mở ra ở Laren, gần Amsterdam (Giáo cụ về Giáo dục Vũ trụ lần đầu tiên được sử dụng), và AMI dời trụ sở về đây. Thời điểm này có hơn 200 trường Montessori ở Hà Lan.

Các công trình xuất bản: Bí ẩn Trẻ thơ (London), Les Etapes de L’Education (Bruges, Bỉ).

  • 1937

Hội nghị Montessori quốc tế thứ sáu ở Copenhagen; chủ đề “Giáo dục vì Hòa bình.” Bà Montessori trình bày một số bài phát biểu sau đó được tổng hợp lại trong tác phẩm Giáo dục và Hòa bình (xuất bản lần đầu ở Ý với nhan đề Educazione e Pace vào năm 1949).

  • 1938

Hội nghị Montessori quốc tế lần bảy ở Edinburgh, Scotland.

Diễn giảng tại Sorbonne ở Paris nơi bà bày tỏ một trong số những kêu gọi hòa bình.

  • 1939

Sách God en het Kind (“Chúa và Trẻ em”) và The ‘Erdkinder’ and the Functions of the University: The Reform of Education During and After Adolescence được xuất bản ở Hà Lan.

Rời đến Ấn Độ với con trai Mario để vận hành một khóa đào tạo ba tháng theo lời mời của Hội Thần Học, vốn vận dụng phương pháp Montessori chiến đấu chống nạn mù chữ.

  • 1940

nhảy vào Đệ Nhị Thế Chiến và theo phe người Đức

Vào tháng Sáu, Mario Montessori bị chính quyền thuộc địa Anh ở Ấn Độ bắt giam vì là kẻ thù địch, và bà Maria Montessori bị quản thúc tại khuôn viên của Hội Thần Học.

Mario được phóng thích vào tháng Tám từ lòng kính trọng của Viceroy với bà Maria Montessori để mừng thọ bà được 70 tuổi.

Gia đình Montessori vẫn không được phép rời khỏi Ấn Độ đến khi chiến tranh kết thúc.

  • 1939-1946

Đào tạo các khóa học ở Madras, Kodaikanal, Karachi, và Ahmedabad ở India, và ở Ceylon (nay là Sri Lanka).

Phát triển thêm Đồ án Giáo dục hài hòa trong những năm Tiểu học với sự cộng tác cùng con trai Mario.

  • 1941-1942

Trẻ em (1941) và Quá trình tái cấu trúc trong Giáo dục (1942) được xuất bản ở Ấn Độ.

  • 1946

Chiến tranh kết thúc, bà Maria và Mario Montessori trở về châu Âu.

Đào tạo khóa học tại London; đến thăm Scotland.

Giáo dục vì một Thế Giới Mới xuất bản ở Ấn Độ.

  • 1947

Bà Maria và Mario Montessori thành lập một Trung tâm Montessori ở London. Chuyến đi tới Ý: hồi sinh Hội Montessori. Các cơ sở Montessori được thành lập trước kia mở cửa lại. Các Trợ tá cho Trẻ hoạt động lần đầu ở Rome. Trở lại Ấn Độ để tiến hành khóa đào tạo ở Adyar.

  • 1948

Đào tạo các khóa học ở Ahmedabad, Adyar, và Poona; thuyết giảng ở Bombay. Đến Gwalior, Ấn Độ; giám sát công tác mở một trường theo mô hình tới mười hai tuổi.

Thăm trung tâm đào tạo Montessori theo mô hình trường học ở Colombo (Ceylon).

Sách De l’enfant á l’adolescent (Từ Trẻ thơ đến Vị Thành Niên) được xuất bản ở Pháp. Quyển sách này đã giới thiệu các quan niệm của bà Maria Montessori về giáo dục tiểu học và giáo dục vị thành niên.

Quyển Khám phá Trẻ Thơ, Giáo dục hướng tới tiềm năng con người, Bạn nên biết gì về con, và Đào tạo Trẻ em được xuất bản ở Madras, Ấn Độ.

  • 1949

Lần đầu được đề cử Giải Nobel Hòa Bình (các lần tiếp theo là vào năm 1950 và 1951).

Khóa đào tạo một- tháng ở Pakistan, với Mario và Albert Joosten trợ giảng.

Cuối cùng bà quyết định trở về châu Âu.

Hội nghị Montessori quốc tế lần tám ở San Remo, Ý.

Sách Tâm trí Hấp Thụ được xuất bản ở Ấn Độ.

Xuất bản công trình lớn cuối cùng: Formazione dell’uomo (với nhan đề tiếng Anh, The Formation of Man, ở Adyar 1955).

  • 1950

Thỉnh giảng ở Nauy và Thụy Điển.

Diễn thuyết tại Hội nghị toàn thể của UNESCO ở Florence.

Hội nghị quốc tế ở Amsterdam nhằm vinh danh bà Maria Montessori nhân dịp sinh nhật lần thứ 80.

  • 1951

Hội nghị Montessori quốc tế lần chín ở London.

Khóa đào tạo cuối cùng do bà Maria Montessori tiến hành ở Innsbruck, Áo. 1952

Bà Maria Montessori qua đời ngày 6 tháng 05 ở Noordwijk aan Zee, Hà Lan; bà được an táng tại nghĩa trang Công giáo trong vùng.

Chữ khắc trên bia mộ của bà viết: “Tôi xin được cùng mọi trẻ em thân mến đầy quyền năng hợp lực kiến tạo nền hòa bình nơi con người và cho toàn thế giới”

Học viên từ Ý và các nước châu Âu khác, từ Úc, Nam Phi, Ấn Độ, Trung Hoa, Philippines, Hoa Kỳ, và Canada.

Hiệp hội Giáo dục Montessori được thành lập ở Hoa Kỳ.

Thành viên của hội có cả ông Alexander Graham Bell và phu nhân, Mabel Bell, S.S.

McClure, và con gái tổng thống Wilson, Margaret Woodrow Wilson.

Chuyến đi đầu tiên đến Mỹ.`

Từ khóa » Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Bà Maria Montessori