Tim đập Nhanh Khó Thở: Dấu Hiệu Bệnh Gì & Cách Khắc Phục

Triệu chứng tim đập nhanh khó thở (đánh trống ngực) có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển dần dần. Khi tim đập nhanh khó thở là lúc hệ hô hấp của bạn đang gặp vấn đề ở mức độ nhẹ hoặc nặng.

Khi cảm thấy mệt mỏi khó thở, điều quan trọng là bạn cần được nghỉ ngơi. Đồng thời, bạn cần lưu ý xem tần suất cơn đánh trống ngực đó là tình trạng đột ngột hay diễn ra thường xuyên. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau ở tim có thể là dấu hiệu của một loại bệnh tim mạch hoặc bệnh hô hấp nào đó.

Nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở

Tim đập nhanh khó thở do các bệnh về phổi

Những bệnh lý ở phổi có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi khó thở. Trong đó, có những bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng viêm và hẹp đường thở. Người mắc bệnh hen suyễn thường xuyên bị tức ngực khó thở, tim đập nhanh, ho nhiều. Cơn ho đi kèm cảm giác tức ngực.

Viêm phổi

viêm phổi

Viêm phổi xảy ra khi phổi bị nhiễm trùng, tích tụ chất lỏng và dịch mủ phía trong. Bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Những triệu chứng viêm phổi phổ biến nhất bao gồm:

  • Tim đập nhanh khó thở
  • Ho
  • Tức ngực
  • Ớn lạnh
  • Sốt, đổ mồ hôi
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi cực độ

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Người mệt mỏi tim đập nhanh là bệnh gì? Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh làm suy giảm chức năng phổi. Những triệu chứng thường gặp khi mắc COPD bao gồm:

  • Ho liên tục
  • Có nhiều đờm nhớt trong cổ họng
  • Tức ngực, mệt mỏi khó thở

Bệnh thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là bệnh làm tắc nghẽn một hoặc nhiều động mạch dẫn đến phổi, gây nên tình trạng mệt tim đập nhanh. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.

Người bị thuyên tắc phổi thường gặp những triệu chứng điển hình sau:

  • Sưng phù chân
  • Tức ngực
  • Tim đập nhanh khó thở, hoặc nhịp tim chậm bất thường
  • Chóng mặt
  • Sắc mặt nhợt nhạt

>>> Bạn có thể quan tâm: Tự nhiên tim đập nhanh, nghỉ ngơi chưa chắc khỏi!

Tim đập nhanh khó thở do mắc các bệnh lý ở tim

bệnh tim gây khó thở tim đập nhanh

Khi mắc các bệnh về tim, bạn sẽ thấy mình thường xuyên bị mệt tim khó thở hơn. Điều này là do tim đang “nỗ lực” bơm máu giàu oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Những bênh về tim phổ biến khiến bạn bị đánh trống ngực khó thở bao gồm:

Bệnh động mạch vành

Động mạch vành là bệnh làm hẹp và cứng các động mạch dẫn máu đến tim. Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến tim. Theo phản xạ tự nhiên, tim sẽ đập nhanh hơn để tăng khả năng nhận và bơm máu đến những nơi khác. Lâu dần, điều này sẽ khiến cơ tim bị tổn thương vĩnh viễn.

Bệnh tim bẩm sinh  

Bệnh tim bẩm sinh (hay còn gọi là dị tật tim bẩm sinh) là các vấn đề di truyền về cấu trúc và chức năng của tim. Triệu chứng bệnh thường là tim đập nhanh khó thở. Người bệnh cũng gặp rất nhiều khó khăn khi duy trì nhịp thở.

Suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết xảy ra khi cơ tim bị tổn thương, hoạt động yếu ớt. Lúc này, tim không làm tốt chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Đồng thời, bệnh làm chất lỏng tích tụ bên trong và xung quanh phổi.

Những tình trạng khác ở tim khiến một người có một số biểu hiện bao gồm: rối loạn nhịp tim, hở van tim…

>>> Bạn có thể quan tâm: Đánh trống ngực có nguy hiểm không? Cần chú ý đặc biệt

Một số nguyên nhân khác

  • Do thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc việc dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến khó thở nhịp tim nhanh.
  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, mãn kinh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật. Từ đó, gây nên các triệu chứng tim đập nhanh khó thở chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, nóng bừng, vã mồ hôi.
  • Lạm dụng chất kích thích vị dụ như cà phê, rượu bia, thuốc lá, ma túy…

Tim đập nhanh khó thở nguy hiểm không?

Dựa theo từng nguyên nhân cụ thể, tình trạng tim đập nhanh khó thở sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu nguyên nhân đến từ các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, hở van tim,… thì đây chính là biểu hiện cho thấy bệnh lý hiện tại đang ngày càng nặng dần lên. Các dấu hiệu này cũng cảnh báo nguy cơ ngừng tim, huyết khối, thậm chí có thể tử vong.

Trong khi đó, nguyên nhân khiến tim đập nhanh khó thở xuất phát là do các yếu tố vật lý, tâm lý, tuy ít gây nghiêm trọng hơn, nhưng đây cũng là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ngoài ra, hiện tượng này có thể trở thành phản xạ, khiến tim nhanh bất cứ lúc nào, thậm chí có thể khiến người bệnh mắc chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Khắc phục tình trạng tim đập nhanh khó thở

a target=

Với mỗi nguyên nhân làm tăng nhịp tim, thì các phương pháp ổn định nhịp tim lại khác nhau. Sau đây là một số cách khắc phục triệu chứng tim đập nhanh khó thở có thể sẽ giúp ích cho người bệnh.

Thay đổi lối sống

Nếu triệu chứng tim đập mạnh khó thở chỉ xảy ra khi bạn tập thể dục quá sức hoặc đi đứng trên cao, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và di chuyển đến nơi thấp hơn.

Những điều chỉnh trong thói quen và lối sống thường ngày cũng góp phần cải thiện tình trạng mệt mỏi khó thở. Bạn hãy đi ngủ sớm hơn, tập ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, ăn uống lành mạnh. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng ăn uống đủ chất, giảm muối trong khẩu phần ăn, kết hợp nhiều rau xanh, trái cây sẽ là những cách hữu hiệu giúp ổn định nhịp tim trở lại. Ngoài ra, tập thể dục mỗi ngày cũng mang lại hiệu quả lớn cho sức khỏe tim mạch và cả sức khỏe tổng thể.

>>> Bạn có thể quan tâm: Những dấu hiệu khi tập thể dục cho thấy hệ tim mạch của bạn đang gặp vấn đề

Giảm căng thẳng, tránh xa chất kích thích

Nếu sự căng thẳng khiến bạn gặp các vấn đề về hô hấp, hãy tìm cách giảm thiểu việc tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng. Bạn cũng có thể xoa dịu stress bằng các hoạt động như ngồi thiền, nghe những bản nhạc tích cực, tham gia các hoạt động xã hội…Hoặc bạn có thể dùng thuốc điều trị do bác sĩ kê toa, các liệu pháp tâm lý và học cách hít sâu thở chậm.

“Nói không” với chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và cà phê, vốn là những nguyên nhân có thể khiến tim bạn đánh trống liên hồi.

Khắc phục tim đập nhanh khó thở ở nữ giới

Thông thường các triệu chứng sẽ tự khỏi khi nồng độ hormon trở về bình thường. Tuy nhiên, nếu chứng rối loạn nhịp tim kéo dài, đặc biệt phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, bạn có thể đến gặp bác sĩ để nhận được hỗ trợ cần thiết.

Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ 

Nếu triệu chứng tim đập nhanh khó thở là biểu hiện của những bệnh lý ở tim và phổi, bạn cần dùng thuốc giảm nhịp tim theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần thêm những phương pháp điều trị khác như liệu pháp oxy, sử dụng máy thở hoặc các loại hình điều trị khác tại bệnh viện.

Bên cạnh đó, đôi khi nguyên nhân lại đến từ các loại thuốc hiện tại bạn đang dùng. Vì thế, bạn nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc mình đang sử dụng và nêu rõ những triệu chứng đang gặp phải. Bằng cách này, bạn có thể được bác sĩ kê thuốc khác hoặc giảm liều lượng nếu cần thiết.

[embed-health-tool-heart-rate]

Từ khóa » ép Tim Khó Thở