Tìm Giá Trị X để A Nhận Giá Trị Nguyên - Chuyên đề Toán Lớp 9 Luyện ...

Giải Toán - Hỏi đáp - Thảo luận - Giải bài tập Toán - Trắc nghiệm Toán online
  • Tất cả
    • Toán 1

    • Toán 2

    • Toán 3

    • Toán 4

    • Toán 5

    • Toán 6

    • Toán 7

    • Toán 8

    • Toán 9

    • Toán 10

    • Toán 11

    • Toán 12

Giaitoan.com Toán 9 Chuyên đề Toán 9 thi vào 10Tìm giá trị x để A nhận giá trị nguyên Luyện thi vào lớp 10Nội dung Tải về
  • 67 Đánh giá
Mua tài khoản GiaiToan Pro để trải nghiệm website GiaiToan.com KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 79.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay

Tìm giá trị của x để biểu thức nhận giá trị nguyên

  • 1. Cách tìm giá trị x để biểu thức nhận giá trị nguyên
  • 2. Ví dụ tìm x nguyên để biểu thức đạt giá trị nguyên
  • 3. Bài tập vận dụng tìm giá trị của x để biểu thức có giá trị nguyên

Tìm giá trị của x để biểu thức A nhận giá trị nguyên là một dạng toán thường gặp trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán được GiaiToan.com biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.

1. Cách tìm giá trị x để biểu thức nhận giá trị nguyên

Phương pháp 1: Đưa biểu thức về dạng phân thức mà chứa tử thức là số nguyên, tìm giá trị của biến để mẫu thức là ước của tử thức.

Bước 1: Biến đổi biểu thức về dạng A = f\left( x \right) + \frac{k}{{g\left( x \right)}} trong đó f(x) là một biểu thức nguyên khi x nguyên và k có giá trị là số nguyên.

Bước 2: Áp dụng điều kiện cùng với các bất đẳng thức đã được, chứng minh m < A < M trong đó m, M là các số nguyên.

Bước 3: Trong khoảng từ m đến M, tìm các giá trị nguyên.

Bước 4: Với mỗi giá trị nguyên ấy, tìm giá trị của biến x

Bước 5: Kết hợp với điều kiện đề bài, loại bỏ những giá trị không phù hợp rồi kết luận.

Phương pháp 2: Đánh giá khoảng giá trị của biểu thức, từ khoảng giá trị đó ra có các giá trị nguyên mà biểu thức có thể đạt được.

Bước 1: Đặt điều kiện của x để biểu thức A có nghĩa.

Bước 2: Rút gọn biểu thức A.

Bước 3: Đánh giá khoảng giá trị mà biểu thức A có thể đạt được, từ khoảng giá trị đó ta có các giá trị nguyên mà biểu thức A có thể đạt được.

Bước 4: Giải phương trình vế trái là biểu thức A đã rút gọn, vế phải là các giá trị nguyên nằm trong miền giá trị của A, đối chiếu điều kiện và kết luận.

Phương pháp 3: Đặt biểu thức bằng một tham số nguyên, tìm khoảng giá trị của tham số, từ khoảng giá trị đó ta xét các giá trị nguyên của tham số, giải ra tìm ẩn.

Bước 1: Đặt điều kiện của x để biểu thức A có nghĩa

Bước 2: Rút gọn biểu thức A

Bước 3: Đánh giá khoảng giá trị mà biểu thức A có thể đạt được, từ khoảng giá trị đó ta có các giá trị nguyên mà biểu thức A có thể đạt được

Bước 4: Giải phương trình vế trái là biểu thức A đã rút gọn, vế phải là các giá trị nguyên nằm trong miền giá trị của A, đối chiếu điều kiện và kết luận.

2. Ví dụ tìm x để biểu thức đạt giá trị nguyên

Ví dụ 1: Tìm giá trị của x để các biểu thức sau nhận giá trị nguyên:

a. B = \frac{{2\sqrt x  + 7}}{{\sqrt x  + 1}}

b. C = \frac{{2\sqrt x }}{{x + \sqrt x  + 1}}

Hướng dẫn giải

a) Điều kiện xác định: x ≥ 0

Ta có:

\begin{matrix}   B = \dfrac{{2\sqrt x  + 2 + 5}}{{\sqrt x  + 1}} = \dfrac{{2\left( {\sqrt x  + 1} \right) + 5}}{{\sqrt x  + 1}} = 2 + \dfrac{5}{{\sqrt x  + 1}} \hfill \\    \Rightarrow B \in \mathbb{Z} \Leftrightarrow \dfrac{5}{{\sqrt x  + 1}} \in \mathbb{Z} \hfill \\  \end{matrix}

Với \sqrt x  \geqslant 0 \Rightarrow \sqrt x  + 1 \geqslant 1

\begin{matrix}    \Rightarrow 0 < \dfrac{5}{{\sqrt x  + 1}} \leqslant 5 \hfill \\    \Rightarrow \dfrac{5}{{\sqrt x  + 1}} \in \left\{ {1;2;3;4;5} \right\} \hfill \\  \end{matrix}

Ta có bảng giá trị sau:

\frac{5}{{\sqrt x  + 1}}

1

2

3

4

5

x

16

2,25

\frac{4}{9}\frac{1}{{16}}

0

Kết luận: x \in \left\{ {16;\frac{9}{4};\frac{4}{9};\frac{1}{{16}};0} \right\} thì A nhận giá trị nguyên.

b) Điều kiện xác định: x ≥ 0

x \geqslant 0 \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}   {2\sqrt x  \geqslant 0} \\    {x + \sqrt x  + 1 \geqslant 0}  \end{array} \Rightarrow \frac{{2\sqrt x }}{{x + \sqrt x  + 1}} \geqslant 0} \right.\left( * \right)

Ta có:

+) Với x = 0 thì C = 0

+) Với x  0 \Rightarrow \dfrac{{2\sqrt x }}{{x + \sqrt x  + 1}} = \dfrac{{\dfrac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x }}}}{{\dfrac{x}{{\sqrt x }} + \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x }} + \dfrac{1}{{\sqrt x }}}} = \dfrac{2}{{\sqrt x  + 1 + \dfrac{1}{{\sqrt x }}}}

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy với hai số không âm \sqrt{x}\frac{1}{\sqrt{x}}, ta có:

\begin{matrix}   \sqrt x  + \dfrac{1}{{\sqrt x }} \geqslant 2 \Rightarrow \sqrt x  + \dfrac{1}{{\sqrt x }} + 1 \geqslant 2 + 1 = 3 \hfill \\    \Rightarrow \dfrac{2}{{\sqrt x  + 1 + \dfrac{1}{{\sqrt x }}}} \leqslant \dfrac{2}{3}\left( {**} \right) \hfill \\  \end{matrix}

Từ (*) và (**) \Rightarrow 0 \leqslant \frac{2}{{\sqrt x  + 1 + \dfrac{1}{{\sqrt x }}}} \leqslant \frac{2}{3}

Mà C nhận giá trị nguyên ⇔ C = 0

Vậy với x = 0 thì C nhận giá trị nguyên

Ví dụ 2: Cho biểu thức: A = \frac{{\sqrt a }}{{\sqrt a  - 3}} - \frac{3}{{\sqrt a  + 3}} - \frac{{a - 2}}{{a - 9}} với a ≥ 0 và a ≠ 9.

a) Rút gọn biểu thức A.

b) Tìm giá trị các số nguyên a để biểu thức A đạt giá trị nguyên.

Hướng dẫn giải

a) Với a ≥ 0 và a ≠ 9 ta có:

\begin{matrix}  A = \dfrac{{\sqrt a }}{{\sqrt a  - 3}} - \dfrac{3}{{\sqrt a  + 3}} - \dfrac{{a - 2}}{{a - 9}} \hfill \\  A = \dfrac{{\sqrt a \left( {\sqrt a  + 3} \right)}}{{a - 9}} - \dfrac{{3\left( {\sqrt a  - 3} \right)}}{{a - 9}} - \dfrac{{a - 2}}{{a - 9}} \hfill \\  A = \dfrac{{11}}{{a - 9}} \hfill \\ \end{matrix}

b) Ta có: A = \dfrac{{11}}{{a - 9}} \in \mathbb{Z} khi và chỉ khi 11 chia hết cho a - 9 (hay a - 9 là ước của 11).

Ta có: Ư(11) = {- 11; - 1; 1; 11}

Ta có bảng số liệu như sau:

a - 9- 11- 1111
a- 2 (L)81020

Quan sát bảng số liệu trên suy ra a ∈ {8; 10; 20}

Vậy biểu thức A đạt giá trị nguyên khi và chỉ khi a ∈ {8; 10; 20}.

Ví dụ 3: Cho biểu thức A = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  - 3}} + \frac{{2\sqrt x  - 24}}{{x - 9}};B = \frac{7}{{\sqrt x  - 8}} với x ≥ 0 và x ≠ 9

a) Rút gọn biểu thức A.

b) Tìm các số nguyên x để M = A . B đạt giá trị nguyên.

Hướng dẫn giải

a) Rút gọn biểu thức ta được kết quả: A = \frac{{\sqrt x  + 8}}{{\sqrt x  + 3}}

b) Ta có:

M = A.B = \frac{{\sqrt x  + 8}}{{\sqrt x  + 3}}.\frac{7}{{\sqrt x  + 8}} = \frac{7}{{\sqrt x  + 3}} \Rightarrow 0 < M \leqslant \frac{7}{3}

Mà M nguyên ⇔ M = 1 hoặc M = 2

+) Với M = 1 ta có:

\frac{7}{{\sqrt x  + 3}} = 1 \Rightarrow \sqrt x  + 3 = 7 \Rightarrow x = 16\left( {tm} \right)

+) Với M = 2 ta có:

\frac{7}{{\sqrt x  + 3}} = 2 \Rightarrow \sqrt x  + 3 = \frac{7}{2} \Rightarrow x = \frac{1}{4}\left( {tm} \right)

Vậy biểu thức M = A . B nhận giá trị nguyên khi và chỉ khi x = 16 hoặc x = 1/4.

Ví dụ 4: Cho biểu thức: A = \frac{{x - 2\sqrt x }}{{x\sqrt x  - 1}} + \frac{{\sqrt x  + 1}}{{x\sqrt x  + x + \sqrt x }} + \frac{{1 + 2x - 2\sqrt x }}{{{x^2} - \sqrt x }} (điều kiện x > 0, x ≠ 1)

a) Rút gọn biểu thức A.

b) Tìm giá trị của x để A nhận giá trị là số nguyên.

Hướng dẫn giải

a) Học sinh thực hiện rút gọn biểu thức, ta có kết quả: A = \frac{{\sqrt x  + 2}}{{x + \sqrt x  + 1}}

b) Học sinh tham khảo một trong các cách làm dưới đây:

Cách 1: Với x > 0, x ≠ 1 ta có: x + \sqrt x  + 1  \sqrt x  + 1  1

Vậy 0 < A= \frac{{\sqrt x  + 2}}{{x + \sqrt x  + 1}} < \frac{{\sqrt x  + 2}}{{\sqrt x  + 1}} = 1 + \frac{1}{{\sqrt x  + 1}} < 2

Vì A nguyên nên A = 1 \Leftrightarrow \frac{{\sqrt x  + 2}}{{x + \sqrt x  + 1}} = 1 => x = 1 (Không thỏa mãn)

Vậy không có giá trị nguyên nào của x để giá trị A là một số nguyên.

Cách 2: Dùng miền giá trị

A = \frac{{\sqrt x  + 2}}{{x + \sqrt x  + 1}} \Leftrightarrow Ax + \left( {A - 1} \right)\sqrt x  + A - 2 = 0

Trường hợp 1: Nếu A = 0  thì \sqrt x  =  - 2 \Rightarrow x \in \emptyset

Trường hợp 2: Nếu A khác 0:

\begin{matrix}   \Rightarrow \Delta  = {\left( {A - 1} \right)^2} - 4A\left( {A - 2} \right) =  - 3{A^2} + 6A + 1 \geqslant 0 \hfill \\   \Leftrightarrow {A^2} - 2A - \dfrac{1}{3} \leqslant 0 \Leftrightarrow {A^2} - 2A + 1 \leqslant \dfrac{4}{3} \Leftrightarrow {\left( {A - 1} \right)^2} \leqslant \dfrac{4}{3} \hfill \\   \Rightarrow A \in \left\{ {1;2} \right\} \hfill \\  A \in \mathbb{Z},A  0 \hfill \\ \end{matrix}

Với A = 1 => x = 1 (Loại)

Với A = 2 \Rightarrow \frac{{\sqrt x  + 2}}{{x + \sqrt x  + 1}} = 2 => x = 0 (Loại)

Vậy không có giá trị nguyên nào của x để giá trị A là một số nguyên.

Ví dụ: Cho biểu thức M = \frac{{a + 1}}{{\sqrt a }} + \frac{{a\sqrt a  - 1}}{{a - \sqrt a }} + \frac{{{a^2} - a\sqrt a  + \sqrt a  - 1}}{{\sqrt a  - a\sqrt a }} với a > 0, a ≠ 0

a) Chứng minh rằng M > 4

b) Với những giá trị của a thì biểu thức N = \frac{6}{M} nhận giá trị nguyên?

Hướng dẫn giải

a) Do a > 0, a ≠ 0 nên \frac{{a\sqrt a  - 1}}{{a - \sqrt a }} = \frac{{\left( {\sqrt a  - 1} \right)\left( {a + \sqrt a  + 1} \right)}}{{\sqrt a \left( {\sqrt a  - 1} \right)}} = \frac{{a + \sqrt a  + 1}}{{\sqrt a }}

\begin{matrix}   \dfrac{{{a^2} - a\sqrt a  + \sqrt a  - 1}}{{\sqrt a  - a\sqrt a }} \hfill \\    = \dfrac{{\left( {a + 1} \right)\left( {a - 1} \right) - \sqrt a \left( {a - 1} \right)}}{{\sqrt a \left( {1 - a} \right)}} \hfill \\    = \frac{{\left( {a - 1} \right)\left( {a - \sqrt a  + 1} \right)}}{{\sqrt a \left( {1 - a} \right)}} = \dfrac{{ - a + \sqrt a  + 1}}{{\sqrt a }} \hfill \\    \Rightarrow M = \dfrac{{a + 1}}{{\sqrt a }} + 2 \hfill \\  \end{matrix}

Do a > 0, a ≠ 0 nên {\left( {\sqrt a  - 1} \right)^2}  0 \Rightarrow a + 1  2\sqrt a

=> M  \frac{{2\sqrt a }}{{\sqrt a }} + 2 = 4

b) Ta có: 0 < N = \frac{6}{M} < \frac{3}{2} do đó N chỉ có thể nhận được một giá trị nguyên là 1

mà N = a => \frac{{6\sqrt a }}{{a + 1 + 2\sqrt a }} = 1

\begin{matrix}    \Rightarrow a - 4\sqrt a  + 1 = 0 \Rightarrow {\left( {\sqrt a  - 2} \right)^2} = 3 \hfill \\    \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}   {\sqrt a  = 2 + \sqrt 3 } \\    {\sqrt a  = 2 - \sqrt 3 }  \end{array}} \right.\left( {tm} \right) \hfill \\  \end{matrix}

Vậy N nguyên khi và chỉ khi a = {\left( {2 \pm \sqrt 3 } \right)^2}

Ví dụ 5: Cho biểu thức A = \left( {\frac{{x - 4}}{{\sqrt x  - 2}} + \frac{{x\sqrt x  - 8}}{{4 - x}}} \right):\left[ {\frac{{{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)}^2} + 2\sqrt x }}{{\sqrt x  + 2}}} \right]với x ≥ 0, x ≠ 4

a) Rút gọn A

b) Chứng minh rằng A < 1 với mọi x ≥ 0, x ≠ 4

c) Tìm x để A là số nguyên.

Hướng dẫn giải

a) A = \left( {\frac{{x - 4}}{{\sqrt x  - 2}} + \frac{{x\sqrt x  - 8}}{{4 - x}}} \right):\left[ {\frac{{{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)}^2} + 2\sqrt x }}{{\sqrt x  + 2}}} \right]

\begin{matrix}   = \left[ {\dfrac{{\left( {\sqrt x  - 2} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}}{{\sqrt x  - 2}} - \dfrac{{\left( {\sqrt x  - 2} \right)\left( {x + 2\sqrt x  + 4} \right)}}{{\left( {\sqrt x  - 2} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}}} \right].\dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{x - 2\sqrt x  + 4}} \hfill \\   = \left[ {\sqrt x  + 2 - \dfrac{{x + 2\sqrt x  + 4}}{{\sqrt x  + 2}}} \right].\dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{x - 2\sqrt x  + 4}} \hfill \\   = \dfrac{{2\sqrt x }}{{x - 2\sqrt x  + 4}} \hfill \\ \end{matrix}

b) Xét hiệu 1 - A = 1 - \frac{{2\sqrt x }}{{x - 2\sqrt x  + 4}} = \frac{{{{\left( {\sqrt x  - 2} \right)}^2}}}{{x - 2\sqrt x  + 4}}  0

Với mọi x ≥ 0, x ≠ 4 => A < 1 (điều phải chứng minh)

c) Ta có: x - 2\sqrt x  + 4 = {\left( {\sqrt x  - 1} \right)^2} + 3  0 với mọi x ≥ 0

=> A = \frac{{2\sqrt x }}{{x - 2\sqrt x  + 4}} \geqslant 0 \Rightarrow 0 \leqslant A < 1 \Rightarrow A = 0 \Rightarrow x = 0

3. Bài tập vận dụng tìm giá trị của x để biểu thức có giá trị nguyên

Bài 1: Tìm giá trị của x để các biểu thức dưới đây nhận giá trị nguyên:

a. \frac{7}{{\sqrt x  + 3}}

b. \frac{{\sqrt x  + 13}}{{\sqrt x  + 5}}

c. \frac{{3\sqrt x  + 13}}{{\sqrt x  + 3}}

d. \frac{7}{{x + \sqrt x  + 2}}

e. \frac{{2\sqrt x }}{{x + \sqrt x  + 1}}

Xem lời giải chi tiết

Bài 2: Cho hai biểu thức A=\frac{7}{\sqrt{x}+8}B=\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}+\frac{2\sqrt{x}-24}{x-9} với x ≥ 0, x ≠ 9.

a) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 25.

b) Chứng minh B=\ \frac{\sqrt{x}+8}{\sqrt{x}+3}

c) Tìm x để biểu thức P = A . B có giá trị là số nguyên.

Xem lời giải chi tiết

Bài 3: Cho biểu thức:

P = \left( {\frac{{x + 2}}{{x - \sqrt x  - 2}} - \frac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x  + 1}} - \frac{{1 - \sqrt x }}{{\sqrt x  - 2}}} \right):\left( {1 - \frac{{\sqrt x  - 3}}{{\sqrt x  - 2}}} \right);\left( {x \geqslant 0;x \ne 4} \right)

a. Rút gọn biểu thức P.

b. Tìm x để P nhận giá trị nguyên.

Xem lời giải chi tiết

Bài 4: Cho hai biểu thức:

A = \frac{{3\sqrt x  - 3}}{{x + \sqrt x }};B = \frac{1}{{\sqrt x  - 1}} - \frac{1}{{x\sqrt x  - 1}}

a) Tính A khi x = 25.

b) Rút gọn S = A . B.

c) Tìm x để S nhận giá trị nguyên.

Xem lời giải chi tiết

Bài 5: Cho biểu thức: A = \frac{{{x^2} - \sqrt x }}{{x + \sqrt x  + 1}} - \frac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x }} + \frac{{2\left( {x + 1} \right)}}{{\sqrt x  - 1}}

a) Rút gọn biểu thức A.

b) Tìm giá trị nhỏ nhất của A.

c) Tìm x để biểu thức B = \frac{{2\sqrt x }}{A} nhận giá trị là số nguyên.

Xem lời giải chi tiết

Bài 6: Cho biểu thức:

B = \frac{{2\sqrt x  + 13}}{{x + 5\sqrt x  + 6}} + \frac{{\sqrt x  - 2}}{{\sqrt x  + 2}};A = \frac{{2\sqrt x  - 1}}{{\sqrt x  + 3}};\left( {x \geqslant 0} \right)

a.Tính giá trị của biểu thức A khi x = 9

b. Tính biểu thức C = A – B

c. Tìm giá trị của x để C đạt giá trị nguyên

Xem lời giải chi tiết

Bài 7: Cho biểu thức M=\frac{x-2\sqrt{x}}{x\sqrt{x}-1}+\frac{\sqrt{x}+1}{x\sqrt{x}+x+\sqrt{x}}+\frac{1+2x-2\sqrt{x}}{x^2-\sqrt{x}} (với x > 0, x ≠ 1)

a) Rút gọn biểu thức M.

b) Tìm x để biểu thức M nhận giá trị là số nguyên.

Xem lời giải chi tiết

Bài 8: Cho biểu thức C=\left(\frac{x+2\sqrt{x}}{x+4\sqrt{x}+4}+\frac{2x}{4-x}\right):\left(\frac{\sqrt{x}-1}{x-2\sqrt{x}}-\frac{2\sqrt{x}+2}{x+\sqrt{x}}\right) với x > 0, x ≠ 4, x ≠ 9.

a) Rút gọn C.

b) Tính giá trị của C khi x là nghiệm của phương trình |x - 3| = 3.

c) Tìm x để biểu thức E=\frac{2C}{\sqrt{x}} nhận giá trị nguyên.

Xem lời giải chi tiết

Bài 9: Cho biểu thức A=\frac{7\sqrt{x}-2}{2\sqrt{x}+1}B=\frac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}-3}-\frac{\sqrt{x}-3}{\sqrt{x}+3}-\frac{36}{x-9} với x ≥ 0, x ≠ 9.

a) Rút gọn B và tìm tất cả các giá trị của x để A = B.

b) Tìm các giá trị của x để A có giá trị nguyên.

Xem lời giải chi tiết

-----------------------------------------------------

Tham khảo thêm:

  • Tìm m để phương trình có nghiệm x1 x2 thỏa mãn điều kiện
  • Chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi m
  • Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu
  • Tìm m để phương trình có nghiệm nguyên
  • Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt

Download

  • 247.151 lượt xem
Chia sẻ bởi: Captain Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm giá trị x để A nhận giá trị nguyên Download Tìm thêm: Toán 9 Chuyên đề Toán 9Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để Gửi

Xem thêm bài viết khác

  • 🖼️

    Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng chuyển động

  • 🖼️

    Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng làm chung làm riêng

  • 🖼️

    Rút gọn biểu thức chứa căn Toán 9

  • 🖼️

    Tìm điều kiện tham số m để ba đường thẳng đồng quy

  • 🖼️

    Chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi m

  • 🖼️

    Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng năng suất

  • 🖼️

    Tìm m để phương trình có nghiệm nguyên

  • 🖼️

    Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài lớn hơn chiều rộng là 5m. Nếu giảm chiều rộng đi 4m

  • 🖼️

    Một sân cầu lông hình chữ nhật có chiều rộng nhỏ hơn chiều dài 7m và có diện tích bằng 78m2

  • 🖼️

    Hai tổ sản xuất được giao làm 800 sản phẩm trong một thời gian quy định

  • 🖼️

    Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt

  • 🖼️

    Một đội công nhân được giao nhiệm vụ trồng 96 cây xanh cho một tuyến đường

  • 🖼️

    Chuyên đề Hệ thức Vi-ét

  • 🖼️

    Một người đi xe đạp từ A đến B cách nhau 30km, khi đi từ B về A người đó chọn con đường khác

  • 🖼️

    Hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn thì sau 1 giờ 20 phút bể sẽ đầy

  • 🖼️

    Hai người cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 7 giờ 12 phút

  • 🖼️

    Không dùng máy tính cầm tay, tính giá trị biểu thức

  • 🖼️

    Tìm giá trị x nguyên để A nhận giá trị nguyên

  • 🖼️

    Trục căn thức ở mẫu Toán 9

  • 🖼️

    Hệ thức về cạnh và đường cao

Xem thêm Chuyên đề Toán 9 thi vào 10

Chủ đề liên quan

  • 🖼️

    Toán 9

  • 🖼️

    Chuyên đề Toán 9 thi vào 10

Chuyên đề Toán 9 ôn thi vào 10
  • Các dạng Toán thi vào lớp 10

  • Toán thực tế

    • Toán thực tế - Hình học không gian
    • Toán thực tế - Lãi suất ngân hàng
  • Dạng 1: Rút gọn biểu thức chứa dấu căn

    • Căn bậc hai số học
    • Trục căn thức ở mẫu Toán 9
    • Rút gọn biểu thức chứa căn Toán 9
    • Không dùng máy tính cầm tay, tính giá trị biểu thức
    • Không giải phương trình tính giá trị biểu thức
    • Tính giá trị của biểu thức tại x = a
    • Tính giá trị của x biết lớp 9
    • Chứng minh đẳng thức
    • Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức
    • Tìm x để |A| = A, |A| = - A, |A| > A, |A| > -A
    • Tìm giá trị x để A nhận giá trị nguyên
    • Tìm giá trị x nguyên để A nhận giá trị nguyên
  • Dạng 2: Giải phương trình, hệ phương trình

    • Chuyên đề Hệ thức Vi-ét
    • Cách giải phương trình bậc 2
    • Cách giải phương trình trùng phương
    • Công thức nghiệm thu gọn
    • Cách giải phương trình bằng máy tính
    • Tìm m để phương trình có nghiệm x1 x2 thỏa mãn điều kiện
    • Tìm m để phương trình có nghiệm nguyên
    • Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu
    • Chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi m
    • Cách giải hệ phương trình
    • Cách bấm máy tính giải hệ phương trình
    • Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
    • Giải hệ phương trình bậc cao
    • Giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ
    • Cách giải hệ phương trình đối xứng loại 1
    • Cách giải hệ phương trình đối xứng loại 2
    • Cách giải hệ phương trình đẳng cấp
    • Tìm m để hệ phương trình có nghiệm duy nhất
  • Dạng 3: Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình

    • Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
    • Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
    • Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình Dạng chuyển động
    • Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng năng suất
    • Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng làm chung làm riêng
  • Dạng 4: Đồ thị hàm số

    • Tìm m để hàm số bậc nhất đồng biến, nghịch biến
    • Chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua một điểm cố định
    • Tìm giao điểm của (d) và (P)
    • Tìm điều kiện tham số m để ba đường thẳng đồng quy
    • Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt
  • Dạng 5: Bất đẳng thức

    • Chứng minh Bất đẳng thức luyện thi vào 10
  • Dạng 6: Tứ giác nội tiếp

    • Chứng minh tứ giác nội tiếp
    • Chứng minh tiếp tuyến đường tròn
    • Cách chứng minh tam giác vuông
    • Chứng minh 3 điểm thẳng hàng
Bản quyền ©2024 Giaitoan.com Email: info@giaitoan.com. Liên hệ Facebook Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật

Từ khóa » Tìm X Thuộc R De P Nhận Giá Trị Nguyên