Tìm Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Cho Ngành Dệt May
Có thể bạn quan tâm
(CT) - Ngày 24-2, Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ tổ chức hội thảo tham vấn Báo cáo nghiên cứu về mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
Dây chuyền may áo sơ mi xuất khẩu tại Công ty CP May Tây Đô.
Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong ngành dệt may tìm kiếm cơ hội, lắng nghe những chia sẻ, khuyến nghị từ các chuyên gia trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng cho DNNVV trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
Số liệu công bố tại hội thảo cho thấy, giai đoạn 2012-2020, ngành dệt may nước ta tăng trưởng 11,88%/năm. Năm 2021, mặc dù chịu tác động từ dịch COVID-19, ngành dệt may vẫn duy trì đà tăng trưởng, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 39 tỉ USD, tăng 11,2% so với năm 2020. Đồng thời, giữ vị trí top 3 các nước xuất khẩu dệt may và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao về cơ hội phục hồi vào năm 2022. Tuy vậy, ngành dệt may Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu chủ yếu ở giai đoạn gia công (chiếm 65% thị phần). Đáng chú ý, năng lực của các DNNVV tham gia chuỗi cung ứng dệt may vẫn tồn tại nhiều bất cập: chuỗi giá trị chưa hoàn thiện, quy mô vốn yếu, tính liên kết giữa các DNNVV trong ngành còn lỏng lẻo, tính kỷ luật của người lao động chưa cao…
Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định, Báo cáo nghiên cứu về mở rộng thị trường xuất khẩu cho DNNVV Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngành dệt may, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Các chuyên gia khuyến nghị, ngành dệt may cần nâng cấp chuỗi giá trị theo hướng phát triển khâu cung ứng nguyên phụ liệu dệt may; tập trung đào tạo và nâng chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là về giao thông và năng lượng. Đồng thời, thực thi chặt chẽ các cam kết mở cửa thị trường, ưu đãi chính sách thuế và tài chính phù hợp với cam kết trong các hiệp định thương mại tự do… Ngoài ra, các DNNVV cũng cần chuyển dần hoạt động sản xuất từ gia công sang các phương thức sản xuất cao hơn; đồng thời chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu để khẳng định vị thế trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
Tin, ảnh: MỸ THANH
Từ khóa » Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu
-
Giải Pháp Giúp Các Doanh Nghiệp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu
-
Nhiều Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu - Tỉnh Bắc Kạn
-
Bàn Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Ngoài Nước Cho Hàng Việt
-
Nhiều Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu
-
Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Việt Nam - Báo Nhân Dân
-
Tiếp Tục Triển Khai Các Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Nhập Khẩu
-
Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Dây Và Cáp điện Của Công Ty ...
-
Bàn Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Cho Quả Nhãn
-
Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Củng Cố, Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Hóa, Tận Dụng Cơ Hội Từ ...
-
Luận Văn: Biện Pháp Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm Công Ty ...
-
Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
-
Giữ Vững Và Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu - Kim Ngạch Xuất Nhập ...
-
Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Hàng May Mặc ở Công Ty ...