Tìm Hiểu 5 Nghi Lễ Trong đám Cưới Truyền Thống Tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Trong quan niệm của người dân Việt Nam, cưới xin là nghi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đó không chỉ là ngày mang niềm vui đến cho cô dâu, chú rể mà còn là niềm vui chung của gia đình, bạn bè,… Những nghi lễ trong đám cưới truyền thống luôn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng của người Việt. Đám cưới truyền thống ở mỗi địa phương có thể có sự khác biệt nhưng về cơ bản thì không thể thiếu được các nghi lễ trong đám cưới quan trọng sau:
1. Nghi lễ trong đám cưới: Chạm ngõ
Chạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong một đám cưới truyền thống. Lễ này thực chất là buổi gặp gỡ giữa hai bên gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà. Hai nhà nói chuyện để bàn chuyện xem ngày, chọn ngày và các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Dù đây là nghi thức khá đơn giản nhưng đến nay vẫn còn nhiều gia đình giữ lại và xem như cơ hội cho hai bên gia đình có gặp gỡ và thân thiết với nhau hơn. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa giữa hai bên gia đình. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản là trầu cau một số nơi có thêm chè thuốc, kẹo bánh…
Đọc ngay: Các nghi thức lễ cưới ở nhà trai chú rể cần biết
TOP NỆM BÁN CHẠY
-34%Nệm Nhật Bản Aeroflow Standard nâng đỡ cơ thể dày 12cm
13.728.000đ8.999.000đXem chi tiết-20%Nệm cao su thiên nhiên Gummi Classic thế hệ mới dày 5/10/15cm
7.890.000đ6.312.000đXem chi tiết-35%Nệm foam Comfy Cloud 2.0 siêu đàn hồi dày 15cm
13.199.000đ8.579.350đXem chi tiết-50%Nệm lò xo Amando Elite Original túi độc lập tiêu chuẩn khách sạn 5 sao dày 23cm
8.900.000đ4.450.000đXem chi tiết Xem Thêm Nệm Hot2. Lễ ăn hỏi
Một nghi thức không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt là Lễ ăn hỏi. Vào ngày này, nhà trai sẽ đem các tráp đựng sính lễ đến ra mắt nhà gái nhằm mong muốn hỏi người con gái về làm vợ làm dâu trong gia đình. Đây là nghi thức khá cầu kỳ trong việc chuẩn bị mâm tráp, mỗi mâm tráp chứa một loại lễ vật khác nhau.
Các phù dâu, phù rể sẽ từng đôi một mang mâm tráp đến đặt tại nhà gái. Tráp ăn hỏi thường là số lẻ, và số đồ lễ thì phải là số chẵn. Đồ lễ ăn hỏi thường có là mứt sen, bánh su sê, bánh cốm, rượu, trầu cau, … – những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền. Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái và cô dâu tương lai.
Trầu cau trong lễ ăn hỏi được mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Đồ lễ được dùng để mời cưới. Sau khi vào phòng đón cô dâu ra ngoài, cô dâu và chú rể cùng nhau ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách. Thời gian ăn hỏi và lễ cưới có thể linh hoạt cách nhau 3 ngày, 1 tuần, hay lâu hơn tùy vào việc lựa chọn ngày đẹp của hai bên gia đình.
3. Nghi lễ trong đám cưới: Lễ xin dâu
Lễ xin dâu trong đám cưới truyền thống đã có mặt từ rất lâu đời nhưng đến nay thì có một số gia đình bỏ qua để đơn giản hơn trong phong tục cưới hỏi. Với nghi thức này trong đám cưới truyền thống, trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu ( hay còn gọi là tráp xin dâu) để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.
4. Nghi lễ trong đám cưới: Lễ rước dâu
Kế đến trong nghi thức đám cưới truyền thống của dân tộc ta là Lễ đón dâu hay còn gọi là Lễ rước dâu. Trong ngày lễ này chú rể sẽ mang hoa cưới hoặc lễ vật đến đón cô dâu về nhà. Theo phong tục truyền thống thì ở nghi lễ này hai bên gia đình sẽ trao tặng quà cho nhau, của hồi môn cho cô dâu như tượng trưng cho lời chúc phúc đôi vợ chồng mới sẽ luôn hạnh phúc, giàu sang.
Sau các nghi lễ trong đám cưới truyền thống tại gia đình hai bên thì đôi vợ chồng mới sẽ dành thời gian để tổ chức tiệc cưới nhằm thông báo tin kết hôn đến với bạn bè gần xa và những người xung quanh đến để chung vui với niềm hạnh phúc mới. Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái, đi xe hoa, mang hoa cưới để đón cô dâu về nhà. Trang phục cưới lúc này là trang phục Âu, cô dâu mặc váy cưới màu trắng và chú rể mặc vest. Các quan khách tham dự cũng sẽ ăn mặc thật đẹp để đến chúc phúc cho hai bên gia đình trong đám cưới.
5. Lễ lại mặt là nghi lễ trong đám cưới
Lễ lại mặt là tục lệ cuối cùng sau đám cưới. Thời gian đôi vợ chồng về lại mặt nhà gái thường là ngay sau ngày cưới. Thông thường, đồ lễ gia đình nhà trai chuẩn bị là gà trống và gạo nếp hoặc đơn giản hơn là bánh kẹo, rượu thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại. Cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ trong ngày này.
Tìm hiểu: Tìm hiểu 6 lễ trong đám cưới xưa của người Việt Nam đầy đủ và chi tiết
Những nghi thức trên là những nghi thức quan trọng nhất trong đám cưới truyền thống của người Việt. Các nghi lễ trong đám cưới được tổ chức trang trọng và nghiêm trang vừa là sự công nhận chính thức để đôi trai gái nên duyên vợ chồng vừa là dấu mốc nhắc nhở hai người luôn yêu thương trân trọng tình yêu mà họ có. Cho dù cuộc sống hiện tại có thay đổi đến đâu thì những giá trị của phong tục xưa vẫn luôn được giữ gìn và truyền từ đời này sang đời khác.
Tài liệu tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lễ_cưới
Đánh giá postTOP NỆM BÁN CHẠY
-34%Nệm Nhật Bản Aeroflow Standard nâng đỡ cơ thể dày 12cm
13.728.000đ8.999.000đXem chi tiết-20%Nệm cao su thiên nhiên Gummi Classic thế hệ mới dày 5/10/15cm
7.890.000đ6.312.000đXem chi tiết-35%Nệm foam Comfy Cloud 2.0 siêu đàn hồi dày 15cm
13.199.000đ8.579.350đXem chi tiết-50%Nệm lò xo Amando Elite Original túi độc lập tiêu chuẩn khách sạn 5 sao dày 23cm
8.900.000đ4.450.000đXem chi tiết Xem Thêm Nệm HotTừ khóa » Nghi Lễ Phu Thê
-
Bánh “phu Thê" Trong Nghi Lễ Cưới Hỏi Người Việt - Báo Thanh Niên
-
Bánh Phu Thê - Lễ Vật Không Thể Thiếu Trong Đám Cưới
-
Trình Tự Các Nghi Lễ Trong Ngày Cưới Cô Dâu Chú Rể Cần Biết
-
Nghi Thức Tổ Chức Hôn Lễ - Lễ Tân
-
[Tìm Hiểu Phong Tục Cưới Hỏi] Bánh Phu Thê Trong Nghi Lễ ... - Facebook
-
Trình Tự đầy đủ Của Nghi Lễ Rước Dâu Và Nghi Lễ Cưới Của Nhà Gái
-
Lễ Cưới Trong đám Cưới Truyền Thống Việt Nam Gồm Những Gì?
-
Nhà Trai Cần Chuẩn Bị Sính Lễ Cưới Gì Cho Đám Cưới?
-
TẤT CẢ 12 NGHI THỨC LỄ RƯỚC DÂU CẶP ĐÔI CẦN BIẾT
-
Phu Thê Giao Bái Là Gì - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Lễ Cưới Người Việt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ý Nghĩa Tổ Chức đám Cưới - Nghi Lễ Bạn Sẽ Nuối Tiếc Nếu Bỏ Qua
-
3 Nghi Lễ Không Thể Không Có Trong Ngày Cưới Của Người Việt
-
PHONG TUC CUOI - CROWN