Tìm Hiểu áp Lực, áp Suất Là Gì? Công Thức Tính Của Các Loại áp Suất
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua áp suất khí quyển, áp suất thẩm thấu, áp suất thủy tĩnh hay áp suất lốp xe ô tô... Đây đều là những thuật ngữ ta hay gặp trong cuộc sống thường ngày
Tuy vậy không phải ai cũng nắm chính xác được Áp lực, áp suất là gì? Hay công thức tính áp suất áp lực. Trong nội dung dưới đây mình sẽ chia sẻ thông tin cơ bản cho các bạn tham khảo thêm.
Định nghĩa áp lực là gì?
Áp lực là lực tác động trên diện tích bề mặt của một vật hay lực ép vuông góc với mặt chịu lực. Theo nghĩa chung, cũng như khái niệm lực tổng quát, áp lực là đại lượng véc-tơ. Tuy nhiên vì đã xác định được phương (vuông góc với mặt chịu lực) và chiều (hướng vào mặt chịu lực) nên khi nói về áp lực, người ta có thể chỉ nói về độ lớn (cường độ).
Đơn vị đo của áp lực là: Newton N
Áp lực là lực tác động màu đỏ của người và tủ
Công thức tính áp lực
P = F/S ; Đơn vị là N (Newton)
Trong đó:
P là áp suất;
F là lực ép lên diện tích chịu lực;
S là diện tích chịu lực;
Ta có thể bắt gặp áp lực ở bất cứ đâu ở thực tế. Ví dụ khi ta đứng trên mặt đất là cũng tạo ra 1 áp lực vuông góc xuống mặt đất bằng trọng lượng cơ thể.
Áp suất là gì?
Tác dụng của áp lực lên diện tích bị ép thì tỉ số đó gọi là áp suất. Hiểu đơn giản là lực tác dụng vuông góc trên 1 diện tích là áp suất) diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì áp suất càng lớn.
Trong hệ SI, đơn vị của áp suất bằng Newton trên mét vuông (N/m2), nó được gọi là Pascal (Pa) mang tên nhà toán học và vật lý người Pháp Blaise Pascal thế kỉ thứ 17. Áp suất 1 Pa là rất nhỏ, nó xấp xỉ bằng áp suất của một đồng đô la tác dụng lên mặt bàn. Thường áp suất được đo với tỉ lệ bắt đầu bằng 1kPa = 1000Pa.
Có những loại áp suất nào, Công thức tính áp suất?
Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bề mặt bị ép
Xem thêm về các loại đồng hồ đo áp suất
Công thức tính áp suất chất rắn
P = F / S
Trong đó:
P: đơn vị là N/m2
F: là áp lực đơn vị N
S: là diện tích bề mặt bị F tác động( đơn vị m2)
Áp suất chất rắn phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc bề mặt và trọng lượng của vật
Công thức tính áp suất chất lỏng khí
P = D.H
Theo công thức ghi trên thì:
P: Là áp suất chất lỏng khí cần tính (Đơn vị Pa hoặc bar)
D: Trọng lượng riêng của chất lỏng ( đơn vị N/m2).
H: Chiều cao của chất lỏng chất khí ( mét)
Và đơn vị đó chính của áp suất là Pa tức là Pascal. Thường hiểu 1Pa tương đương với 1N/ 1m2 với góc 90 độ
Áp suất chất lỏng càng lớn khi mực chất lỏng càng cao (càng sâu)
Công thức tính áp suất thẩm thấu
Áp suất thẩm thấu là gì?
Áp suất thẩm thấu cũng hoạt động dựa trên nguyên lý thẩm thấu này. Có thể hiểu đơn giản là áp suất hay áp lực trong hiện tượng thẩm thấu. Tức là lực đẩy của hiện tượng thẩm thấu thông qua màng.
Áp suất thẩm thấu cao hay thấp có thể hiểu là lực đẩy mạnh hay yếu. Áp suất càng cao lực đẩy các dung dịch qua màng mạnh hơn và ngược lại.
Tôi sẽ lấy một ví dụ để cho bạn hình dung được hiện tượng thẩm thấu nó như thế nào. Chúng ta vào siêu thị xem một cái máy lọc nước theo công nghệ RO. Các máy này hoạt động dựa vào các màng lọc có trong máy. Mỗi máy có 4-10 quả lọc cho các cấp độ lọc khác nhau từ lọc thô cho tới lọc tinh. Khi cắm điện vào máy bơm nằm trong máy lọc nước sẽ đẩy nước cấp vào qua các màng lọc này. Các tạp chất sẽ được giữ lại bởi các màng lọc này. Như vậy, hiện tượng thẩm thấu là sự dịch chuyển của nước từ nơi có nồng độ thấp qua nơi có nồng độ cao thông qua màng lọc.
Công thức tính áp suất thẩm thấu
Áp suất thẩm thấu được định lượng theo công thức tính như sau:
P = R*T*C
Theo công thức ghi trên thì:
Xác định thằng P là áp suất thẩm thấu
Hằng số R = 0,082
Nhiệt độ T = 273 + t oC
Lượng nồng độ dung dịch được phân li theo tỷ lệ từng dung chất C
Theo công thức ở trên cho biết là nồng độ dung dịch tỷ lệ thuận với áp suất thẩm thấu của chính dung dịch đó.
Công thức tính áp suất thủy tĩnh
Áp suất thuỷ tĩnh đươc sử dụng hằng ngày trong đời sống của chúng ta nhưng thay vì đo áp suất trên mặt đất thì áp suất thuỷ tĩnh lại đo dựa vào cột nước mặt chất lỏng
Áp suất thủy tĩnh (Hydrotatic Pressure) tức là áp lực được tính khi mực chất lỏng ở mức cân bằng không có dao động và được tí nh theo công thức:
P = Pa + pgh
Trong đó:
P được ký hiệu đại diện cho áp suất thủy tĩnh của chất lỏng
Pa = Áp suất khí quyển
H là chiều cao từ đáy lên mặt tĩnh của chất lỏng
P là khối lượng riêng mặc định của một đơn vị chất lỏng nhất đinh ký hiệu (Kg/m3)
Dựa vào nguyên lý áp suất thuỷ tĩnh người ta có thể đo được mực nước ao, hồ,thuỷ điện, biển … bằng cách thả một đầu cảm biến xuống đáy khu vực cần đo.
Ngoài ra còn có áp suất chân không, áp suất âm mình sẽ giải thích trong nội dung bài: Áp suất âm là gì?
Bảng đổi các đơn vị đo áp suất
Bảng này bao hàm tất cả các đơn vị áp suất như mpa, psi, kpa, mmhg, dựa vào đây ta có thể chuyển đổi bất kì đơn vị nào mình muốn. Ở ngoài đời ta thấy có sản phẩm dùng để đo lường là đồng hồ áp suất sử dụng để kiểm tra áp suất của dòng chảy lưu thông.
Một số cách điều chỉnh áp suất
Cách để làm tăng áp suất
Dựa theo đặc tính của áp suất, nếu muốn áp suất tăng lên, chúng ta có thể thực hiện một số cách sau:
- Tăng lực tác động và giữ nguyên diện tích bị ép
- Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép
- Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bị ép
Cách để giảm áp suất
Cũng tương tự như cách tăng áp lực, để giảm đại lượng này, chúng ta có thể thực hiện một số cách như sau:
- Giảm lực tác động và tăng diện tích bề mặt bị nén
- Giữ nguyên lực tác động và tăng diện tích bề mặt nén
- Giảm áp lực đồng thời giữ nguyên diện tích bị ép
Có thể bạn chưa biết một số áp suất sau
- Áp suất ở tâm mặt trời: 2.1016 Pa
- Áp suất ở tâm Trái Đất: 4.1011 Pa
- Áp suất dưới đáy biển ở chỗ sâu nhất: 1,1.108 Pa
- Áp suất không khí trong lốp xe ô tô: 4.105 Pa
- Áp suất khí quyển ở mức mặt biển: 1.105 Pa
- Áp suất bình thường của máu: 1.6.104 Pa
Ví dụ đơn giản để phân biệt 2 định nghĩa áp lực và áp suất
(Phần này mình bổ xung do có khá nhiều bạn inbox hỏi 2 định nghĩa này khác nhau chỗ nào nhé)
Áp suất là áp lực trên một đơn vị diện tích.
Trong thực tế, áp suất có ý nghĩa nhiều hơn áp lực.
Ví dụ đơn giản cho bạn dễ hiểu:
Bạn để một cục gạch có trọng lượng 10 Newton lên mặt bàn, Bạn đã tạo một áp lực 10 Newton lên mặt bàn đó. Cục gạch đã nói, nếu để nằm, diện tích tiếp xúc của nó với mặt bàn là 2dm² ; nếu để đứng, diện tích tiếp xúc là 1 dm². Cùng một cục gạch đó, nghĩa là cùng một áp lực, khi để đứng, nó tạo ra một áp suất lớn gấp đôi khi để nằm. Trong trường hợp vừa kể, áp suất khi đứng là 10N/ dm² ; áp suất khi nằm là 5N/dm².
Hy vọng với chia sẻ trên phần nào giúp ích được cho bạn đọc hiểu hơn về áp lực là gì? Áp suất là gì? Có những loại áp suất nào và công thức tính áp suất, áp lực.
Nguồn: Van công nghiệp
Từ khóa » đơn Vị đo Của áp Lực Là Gì
-
Các đơn Vị đo áp Suất Phổ Biến Hiện Nay Và ứng Dụng Của Chúng
-
Đơn Vị Của áp Lực Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Đơn Vị áp Lực Là Gì - Học Tốt
-
Áp Suất Là Gì? Đơn Vị đo áp Suất - Ý Nghĩa Và Công Thức Tính
-
Đơn Vị Của áp Lực Là: - Vừng ơi
-
Áp Suất, áp Lực Là Gì? Đơn Vị Và Công Thức Tính áp Suất Của Từng Loại
-
Áp Lực – Wikipedia Tiếng Việt
-
Áp Lực Là Gì? Áp Suất Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa áp Lực Và áp Suất
-
Áp Suất Là Gì? Đơn Vị, Công Thức Tính Áp Suất Khí Như Thế Nào?
-
Áp Lực Là Gì? Áp Suất Là Gì? Công Thức Tính áp Lực, áp Suất Như Thế ...
-
Đơn Vị đo áp Suất | Loại Phổ Biến Bar - Psi - MPa - KPa - Pa - Vimi
-
Các đơn Vị đo áp Suất Là Gì (Psi) Công Thức Tính Chi Tiết - TKTech
-
Bảng đơn Vị đo Áp Suất. Cách đổi đơn Vị, Công Thức Tính
-
Áp Suất, áp Lực Là Gì? Đơn Vị Và Công Thức Tính áp Suất ...