Tìm Hiểu Các Dụng Cụ Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa ô Tô - OTO-HUI
Có thể bạn quan tâm
(News.oto-hui.com) – Bạn muốn tự bảo dưỡng hoặc sửa chữa cho chiếc xế cưng của mình khi nó gặp sự cố để tiết kiệm thời gian và tiền bạc? Dưới đây là những dụng cụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô mà bạn nên cần chuẩn bị.
Để có thể thực hiện việc này, chắc chắn bạn sẽ cần một số dụng cụ sửa chữa cơ bản phù hợp. Một số người có thói quen sử dụng bất cứ vật dụng gì có thể để sửa xe như vài cái kìm và tuốc nơ vít, nhưng để tự mình chăm sóc xe hơi một cách nghiêm túc thì bạn cần những công cụ chuyên dụng.
Những dụng cụ sửa chữa ô tô cơ bản cần thiết?
Để làm việc như một người kỹ thuật viên chuyên nghiệp, bạn nên mua các dụng cụ có chất lượng tốt vì độ bền của chúng , đồng thời bạn sẽ không cần phải chi quá nhiều tiền để thay dụng cụ mới.
Bộ dụng cụ cơ bản bao gồm: một bộ cờ lê, một bộ tuýp, mỏ lết, máy khoan, một bộ tua vít, một bộ kìm các loại và vài dụng cụ đặc biệt như khóa mở lọc dầu, phễu, con đội thủy lực, con đội chết, hộp hứng nhớt xả, dụng cụ đo áp suất lốp xe. Đây là những dụng cụ tối thiểu bạn cần phải có.
1. Cờ lê
Để làm những công việc sửa chữa đơn giản, bạn sẽ cần một bộ cờ lê. Tùy vào nhà sản xuất mà nó sẽ có các loại cờ lê có kích thước khác nhau (khoảng từ 8mm đến 32mm), có thể mở được tất cả các bu lông lục giác trên xe. Bạn nên mua một bộ cờ lê vòng miệng.
Khi mua cờ lê, bạn nên mua nguyên bộ sẽ giúp tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Bạn nên mua cờ lê được làm bằng thép hợp kim đã qua quá trình rèn, mạ chống ăn mòn của các thương hiệu nổi tiếng. Hãy tham khảo thông tin trên mạng hoặc các diễn đàn để có lựa chọn tốt nhất.
2. Bộ tuýp
Một bộ tuýp 3/8 hay ½ cũng rất cần thiết cho bộ dụng cụ của bạn. Trong nhiều trường hợp, nó sẽ có chức năng tháo lắp bulong hay đai ốc nhanh hơn các dụng cụ khác. Hãy chọn mua bộ tuýp có tuýp lục giác vì nó tốt hơn loại tuýp bông do có thể mở được bulong bị gỉ hiệu quả hơn.
- Chú ý: khi mua bộ tuýp tuyệt đối không nên mua sản phẩm rẻ tiền của Trung Quốc vì chúng có thể sẽ bị gãy ngay lần đầu sử dụng.
3. Mỏ lết
Để nới lỏng các đai ốc hay giữ một đầu của bulong để xiết chặt đai ốc, bạn hãy dùng một loại cờ lê có thể điều chỉnh được hay còn gọi là mỏ lết.
4. Tua vít
Đối với công việc bảo dưỡng và sửa chữa, bạn sẽ cần ít nhất hai loại tua vít có kích thước khác nhau (tua vít dẹp và tua vít bake). Bạn nên mua theo một bộ vì đây là cách tiết kiệm tiền tốt nhất. Một bộ tua vít thường có các thanh dài ngắn khác nhau giúp bạn linh hoạt hơn trong công việc.
Trên một số loại xe có lắp các bulong đặc biệt như bulong đầu hoa thị, do đó bạn cần mua một bộ lục giác bông. Loại bulong này thường thấy trong các cụm đèn pha hay đèn hậu bởi vì chúng có ít tuôn đầu hơn loại khác, đôi khi còn được dùng để đánh dấu chi tiết chống hàng giả.
5. Kìm
Kìm mỏ bằng và kìm mũi nhọn rất cần thiết trong bất kỳ hộp dụng cụ sửa chữa nào, đôi khi bạn cũng cần có kìm mỏ quạ trong hộp dụng cụ của mình. Kìm phải được làm bằng thép tốt và được mạ một lớp chống ăn mòn. Đa số kìm đều có tay cầm bọc cao su bảo vệ, nhưng trong nhiều trường hợp, lớp cao su này có thể tuột ra khỏi kìm do bị biến dạng và xảy ra nhiều với các loại kìm giá rẻ của Trung Quốc.
Kìm chết giúp kẹp cứng các chi tiết mà bạn không cần dùng lực để bấm trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại kìm này sẽ nhanh chóng làm hỏng các đầu bulong và đai ốc, do đó hãy luôn sử dụng cờ lê hay các loại nụ để để tháo bulong, đai ốc. Công dụng chính của nó là tháo các bulong hay đai ốc bị tuôn đầu và các ống tròn cứng…
Nếu bạn muốn sửa chữa những bộ phận phức tạp hơn và muốn trở thành một kỹ sư thực thụ thì một bộ kìm mở phe gài là rất cần thiết. Chúng được dùng để mở các phe gài ở các xi lanh trong hệ thống phanh, khớp các đăng và bánh răng bendix trong máy khởi động.
6. Dụng cụ tháo lọc dầu
Đối với công việc tháo lọc dầu, bạn sẽ cần một dụng cụ chuyên dụng. Có nhiều loại dụng cụ khác nhau cho bạn lựa chọn như cảo, kìm hay vam tháo lọc dầu. Loại thường được dùng nhất là vam tháo vì dễ sử dụng nhưng nếu không gian quá hẹp thì bạn nên dùng cảo để tháo.
Ngoài ra, bạn cũng cần hộp để hứng dầu và thùng để chứa dầu thải và các dụng cụ để nâng xe lên.
Đừng bao giờ làm việc dưới một chiếc xe mà nó chưa được giữ chắc chắn cũng như không bao giờ sử dụng con đội thủy lực để giữ xe vì nó có thể sập xuống bất cứ lúc nào.
7. Thước lá và dụng cụ đo khe hở bugi
Sau một thời gian dài hoạt động thì khe hở bugi sẽ rộng ra, do đó, một bộ thước lá để kiểm tra khoảng cách đánh lửa của bugi có phù hợp hay không là rất cần thiết.
8. Dụng cụ đo áp suất lốp
Bộ đo áp suất lốp là một dụng cụ mà ít người để ý đến nhưng rất hữu ích và cần thiết, nhất là lúc chuẩn bị cho những chuyến đi dài. Hãy kiểm tra áp suất lốp mỗi tháng một lần cho dù xe bạn có đèn cảnh báo áp suất lốp hay không. Tham khảo các thông số để điều chỉnh áp suất lốp xe cho phù hợp. Ở hầu hết các xe du lịch đều có áp suất lốp khoảng 32-34 PSI.
9. Các dụng cụ khác
Nếu đang sở hữu một chiếc xe cũ, bạn sẽ cần một cây súng bơm mỡ để bôi trơn các khớp nối như khớp đồng tốc, rô tuyn, bạc lót thanh điều khiển, khớp các đăng.
Bộ tuýp sẽ không đủ sâu để gắn vừa với bugi trong động cơ, hãy mua một bộ đầu tháo bugi chuyên dụng với kích cỡ là 5/8 inch hay 13/16 inch.
Đối với việc tháo lắp bánh xe, chắc chắn bạn sẽ cần một tuýp chữ thập hoặc một cái bơm hơi điện để tháo lắp bánh dễ dàng hơn. Bạn cũng nên mua một cần siết lực để đảm bảo lực siết bánh xe sao cho an toàn nhất.
10. Đèn pin
Bạn có thể sẽ gặp vấn đề về ánh sáng dưới mui xe và dưới gầm xe, hãy mua đèn pin không dây sử dụng nhiều đèn led nhỏ hoặc một đèn ống huỳnh quang để chiếu sáng.
Hãy mua một cặp cáp để câu bình phòng trường hợp xe không thể khởi động do bình ắc quy bị chết. Ngoài cáp điện bạn cũng nên mua bộ sạc bình ắc quy di động để sạc phòng trường hợp bình ắc quy bị hết điện. Nên mua bộ sạc có cường độ dòng điện từ 6-10 ampe vì bộ sạc 2-4 ampe sẽ mất thời gian sạc lâu hơn.
11. Máy chẩn đoán
Nếu đèn báo lỗi động cơ bật sáng, bạn sẽ cần một máy chẩn đoán lỗi. Dụng cụ này thường cắm vào jack chẩn đoán nằm dưới táp lô xe gần trụ lái. Mặc dù không thể sửa chữa các hư hỏng nhưng nó sẽ chỉ ra cho bạn chỗ nào hoạt động không tốt để bạn có kế hoạch thay thế hoặc sửa chữa bộ phận đó.
Bài viết liên quan:
- Để sử dụng đồ nghề sửa chữa ô tô đúng kỹ thuật, cần lưu ý điều gì?
- Top 6 hóa chất độc hại với thợ ô tô
Từ khóa » Các Dụng Cụ Sửa Chữa ô Tô
-
Thiết Bị Sửa Chữa ô Tô - Hàng Chính Hãng, Chất Lượng Cao
-
Tên Các Dụng Cụ Sửa Chữa ô Tô Cơ Bản Trong Garage 2022
-
Các Loại Dụng Cụ Thông Dụng Sửa Chữa ô Tô - Xe Ô Tô
-
Bộ 6 Dụng Cụ Tự Bảo Dưỡng Sửa Chữa Ô Tô Cần Thiết Có 2022
-
Bộ Dụng Cụ Sửa Chữa ô Tô-Bán đồ Nghề Sửa Xe Chuyên Nghiệp Tại ...
-
CÁC DỤNG CỤ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ
-
Các Dụng Cụ & Thiết Bị Phục Vụ Sửa Chữa ô Tô Gồm Những Loại Nào?
-
Các Công Cụ Sửa Chữa ô Tô Cần Phải Có Trong Gara - Điện Máy HOT
-
Sử Dụng Công Cụ Sửa Chữa ô Tô Tại Gara – Cần Lưu ý Những Gì? - VATC
-
Top Các Dụng Cụ Sửa Chữa ô Tô Nhất định Phải Có Trong Garage
-
Thiết Bị Và Công Cụ Sử Dụng Trong Lĩnh Vực ô Tô
-
Dụng Cụ Sửa Chữa Ô Tô Cầm Tay
-
Hé Lộ điều ít Ai Biết Về Bộ đồ Nghề Sửa Chữa ô Tô - Điện Máy Lucky