Tìm Hiểu Các Giống Lúa Chủ Yếu ở Việt Nam - AgriDrone

Home - Tin tức - Tìm hiểu các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam

Tìm hiểu các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam

Với nền văn minh lúa nước lâu đời, Việt Nam có đến hơn 600 giống lúa đủ chủng loại. Trong bài viết dưới đây, AgriDrone.vn sẽ giới thiệu đến các bạn các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Đây là những giống lúa tẻ đang được trồng phổ biến ở các vựa lúa lớn khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam.

lua

Các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam là các giống được lai tạo, có khả năng sinh trưởng mạnh, kháng sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng gạo ngon.

Mục lục

  • 1 Giống lúa OM7347
  • 2 Giống lúa Đài Thơm 8
  • 3 Giống lúa ST 21-3
  • 4 Giống lúa lai KC06-1

Giống lúa OM7347

OM7347 được Bộ môn Di truyền – Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long lai tạo thành công vào năm 2005. Trong các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam, đây là giống lúa đặc biệt thích nghi tốt với các loại đất. Cụ thể, từ đất phèn, đất chua và hơi mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các tỉnh duyên hải Trung bộ. 

Ưu điểm của OM7347 là thời gian sinh trưởng ở mức trung bình ( 95 – 100 ngày). Thân cây cứng, đẻ nhánh nhiều, năng suất ở mức trinh bình, đạt từ 6 – 8,5 tấn/ha. Giống lúa này cho hạt gạo thon, mùi thơm và hàm lượng dinh dưỡng cao.

Giống lúa Đài Thơm 8

Giống Đài thơm 8 trồng nhiều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Được Công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam (SSC) lai tạo. Giống này có thời gian sinh trưởng trung bình ngắn, chỉ từ 90- 95 ngày.

Đặc điểm nổi trội của Đài thơm 8 là thân cứng, không bị đổ, bông lúa to, năng suất. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt mức 10 tấn/ha. Giống lúa này được đánh giá là cho hạt gạo ngon. Khi nấu thành cơm thơm, dẻo nhất trong các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam hiện nay.

Giống lúa ST 21-3

Là giống lúa được đưa vào nhóm sản xuất gạo ngon thương hiệu Việt. Nên phẩm chất hạt gạo của ST 21-3 rất tốt, khi nấu thành cơm cho vị thơm, ngọt.

Đây là giống lúa có thân cao, thẳng, lá đòng to, cho hạt gạo mảnh và dài, có mùi thơm nhẹ. ST 21 – 3 được xếp vào nhóm có thời gian sinh trưởng dài trong các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam.Nhưng năng suất trung bình chỉ đạt 5 – 6 tấn/ha.

Giống lúa lai KC06-1

KC06-1 được trồng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Năng suất thuộc nhóm cao nhất trong các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam. Có thể đạt từ 8,5 – 10 tấn/ha nếu chăm sóc tốt.

Khi trồng ở Miền Nam, thời gian sinh trưởng trung bình của giống KC06-1 là từ 98 đến 103. Nhưng nếu trồng ở Miền Trung, Tây Nguyên, thời gian sinh trường có thể lên đến 120 ngày. Ưu điểm của KC06-1 là cho hạt gạo trắng, khi nấu sẽ cho hạt cơm rất dẻo, mềm, có mùi thơm nhẹ và rất ngon.

Các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp tục được lai tạo. Để ngày càng hoàn thiện, cho ra các giống mới với thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích nghi tốt, kháng sâu bệnh hại.

Việc có được cây giống tốt, kết hợp với ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thâm canh, công nghệ máy bay phun thuốc… sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hạt gạo. Khẳng định hơn nữa vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Hiệu quả của thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Butapro 550EC khi kết hợp với Drone

Các bệnh trên cây lúa và cách phòng ngừa

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
  • Địa chỉ: 4329 Nguyễn Cửu Phú, Tân Tạo A, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline 24/7: 03 3838 9999
  • Website: https://agridrone.vn/
  • Facebook: AgriDrone - Máy bay nông nghiệp Việt Nam
  • Zalo: https://zalo.me/agridronevietnam
  • Email: contact@agridrone.vn
Tin tức khác
Đặc tính cây cao su
01.02.2025 Đặc tính cây cao su là gì?
Nhu cầu dinh dưỡng cho cây cao su
01.02.2025 Nhu cầu dinh dưỡng cho cây cao su theo từng giai đoạn
Bệnh phấn trắng trên cây cao su
12.31.2024 Bệnh phấn trắng trên cây cao su & phương pháp điều trị
Bệnh khô miệng cạo cây cao su
12.31.2024 Bệnh khô miệng cạo cây cao su: nguyên nhân & cách điều trị
Quy trình trồng cây cao su
12.31.2024 Quy trình trồng cây cao su đúng cách NHẬN TƯ VẤN

Gửi

Từ khóa » Cây Lúa ở Việt Nam