Tìm Hiểu Các Loại Bột Làm Bánh Giúp Các Chị Em Chọn Đúng Bột
Có thể bạn quan tâm
Bột là một nguyên liệt cần thiết phải có để tạo nên những loại bánh ngon. Tuy nhiên, có khi nào bạn thắc mắc tại sao trên thị trường lại có quá nhiều loại bột với những nhãn hàng, thông số khác nhau. Hoặc có thể là khi làm bánh, thành phẩm của bạn lại không xốp, không mềm, không nở như mong muốn? Vậy cuối cùng, loại bột nào sẽ thích hợp để làm loại bánh nào? Hãy cùng tìm hiểu những loại bột làm bánh để hiểu rõ hơn về chiếc bánh của mình nhé!
Từ trước đến nay, chắc hẳn sẽ rất nhiều người nghĩ rằng, bột mì số 8 là một thương hiệu và nó có thể làm ra đại đa số các loại bánh khác nhau. Vậy, điều đó có đúng không? Trước tiên, chúng ta nên hiểu rằng những loại bột mì khác nhau nhờ vào hàm lượng protein có trong bột. Khi làm bánh, chọn bột mì theo hàm lượng protein và gluten là một điều quan trọng nhất. Gluten ở dạng bột khô thì sẽ “ngủ yên”, nhưng nếu khi gặp nước thì các chuỗi protein này sẽ chuyển hóa thành dạng sợi. Những dạng sợi này theo thời gian sẽ lớn và dài ra, sinh sôi nảy nở nhiều hơn.
Sợi gluten trong bột mì quyết định dộ dai của bánh
Sợi gluten chính là thứ quan trọng nhất để tại nên kết cấu cho bánh, nếu sợi gluten càng mập mạp thì bánh sẽ càng dai ví dụ như các loại bánh mì. Và trái lại, nếu như bạn muốn bánh mềm mại và mịn màng thì sợi gluten phải thật mong manh và yếu đuối nhé! Và quay lại vấn đề chính, không phải loại bột mì nào cũng sản xuất ra gluten cả, tất cả là nhờ vào hàm lượng protein có trong bột. Chính vì vậy, từng loại bánh khác nhau, chúng ta cần có những lựa chọn bột có hàm lượng protein khác nhau.
Cake flour - bột bánh bông lan
Cake flour – bột bánh bông lan
Cake flour - bột bánh bông lan: Loại bột này có hàm lượng protein rất thấp, ở khoảng 6 đến 7%. Bột rất nhẹ, hơi ẩm và có màu trắng tinh. Chính vì có lượng protein rất thấp vì vậy loại bột này sản sinh ra ít sợi gluten. Nó được dùng trong các loại bánh có kết cấu mỏng nhẹ và mịn màng và xôm xốp như là sponge hay chiffon.
Cake flour phù hợp cho các loại bánh sponge và chiffon
Pastry flour - Bột mì số 8
Bột mì số 8
Pastry flour – bột bánh ngọt hay còn gọi là bột mì số 8 : Cũng tương tự như cake flour nhưng bột mì số 8 thường có hàm lượng protein ở khoảng 8 đến 10%. Thường được sử dụng cho những loại bánh có kết cấu chắc hơn và muốn giữ kết cấu lâu, không xẹp như foam cake, gato, muffin…Loại bột này cũng thường được dùng để làm cốt bánh cho những chiếc bánh kem xinh xắn bởi vì chúng vừa mềm mịn giữ được hình dáng chắc chắn mà sẽ không bị xẹp trang trí kem tươi.
Bột mì số 8 phù hợp với các loại bánh như gato, muffin, foam cake
Xem thêm: Tổng hợp những loại bánh ngọt dễ làm
Bread flour - bột mì số 11 và số 13
Bread flour - bột mì số 11 và số 13: Hàm lượng protein của loại bột này khá cao ở khoảng từ 10 đến 13%. Nhờ vào lượng protein này mà sợi gluten được sinh ra càng nhiều,vì vậy chúng rất thích hợp làm những loại bánh dai và có kết cấu chắc như bánh mì, đế bánh pizza... Tỉ lệ hút nước rất cao, từ 65 đến 67%.
Bột mì số 11 hoặc số 13 rất thích hợp để làm các loại bánh mì
Xem thêm cách làm bánh pizza từ bột mì tại đây nhé!
All purpose flour - Bột mì đa dụng
All purpose flour (Plain flour) - Bột mì đa dụng: có hàm lượng protein nằm giữa khoảng của pastry flour và bread flour , nằm ở khoảng 10%. Gần giống như bột mì số 8, loại này được sử dụng rất rộng rãi trong các gia đình vì sự tiện lợi, không cần phải phân biệt bột, bột này dùng làm bánh ngọt cũng được mà bánh mì cũng khá ổn nhưng không đến mức hoàn hảo. Nếu bạn là người đòi hỏi cao về độ hoàn hảo với chiếc bánh của mình thì không nên quá lạm dụng chúng nhé.
Self-rising flour - Bột mì có baking powder
Self-rising flour là loại bột mì đã trộn sẵn bột nở baking powder và đôi khi trộn cả muối. Ưu điểm của loại bột này là baking powder được trộn rất đều với bột mì. Tuy nhiên, nó lại hạn chế hơn vì 2 lý do: một là, mỗi loại bánh khác nhau có yêu cầu lượng baking powder khác nhau. Hai là, baking powder sẽ giảm tác dụng theo thời gian, vì thế có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bánh (bánh sẽ không nở). Với nhửng công thức có baking poeder, bạn có thể cân nhắc dùng loại bột này.
Durum flour
Còn gọi tên gọi khác là Semolina, bột này làm từ hạt durum. Thích hợp để làm các loại spaghetti và các loại pasta. Trong nướng bánh thì bột này được sử dụng để làm các loại bánh mì đặc sản của Ý. Đây là loại bột được các đầu bếp chuyên nghiệp về món Ý ưa dùng.
Xem thêm: Cách làm pasta các loại ngon đúng vị
Buckwheat flour
Bột kiều mạch, thường được sử dụng để làm pancake hoặc bánh crepe. Ở Việt Nam, loại hạt kiều mạch này có gọi tên là hạt tam giác mạch. Bột có mùi thơm nhẹ, màu tim tím hồng đặc trưng với vị bùi bùi hấp dẫn. Loại bột này khá kén loại bánh, chính vì vậy nó hầu như chỉ được dùng vào mục đich chính xác. Ở Việt Nam, nó được dùng làm bánh tam giác mạch nổi tiếng Tây Bắc.
Đây là một số thông tin về những loại bột cơ bản trong làm bánh, và để mua bột đúng nhất, uy tín nhất, hãy tham khảo các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh tại đây nhé!
Từ khóa » Bột Mì Số 7
-
Phân Biệt Các Loại Bột Mì Làm Bánh Thông Dụng Bạn Nên Biết
-
Bột Mì Là Gì? 6 Loại Bột Mì Làm Bánh Thông Dụng Hiện Nay
-
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BỘT MÌ LÀM BÁNH - Nam An Market
-
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BỘT MÌ THƯỜNG DÙNG TRONG LÀM BÁNH
-
Bột Mì Là Gì? Phân Loại Và Cách Sử Dụng Bột Mì Hiệu Quả
-
Tự Học Làm Bánh Căn Bản - Phân Biệt Các Loại Bột Làm Bánh (Phần 1)
-
[2022] Top 9 Loại Bột Mì Số 8 Tốt Nhất Hiện Nay [Tư Vấn Từ Chuyên ...
-
[Tất Tần Tật] Phân Biệt Các Loại Bột Mì Thông Dụng Và Cách Chọn đúng ...
-
Tìm Với Từ Khóa : Bột Mì Số 7 - Thichlambanh
-
Phân Biệt Một Số Loại Bột Mì Làm Bánh - Minh Housewares
-
Phân Biệt Các Loại Bột Mì Làm Bánh Thông Dụng - Kaisa Villa Việt Nam
-
CÁC LOẠI BỘT MÌ TRONG BÁNH ÂU
-
[Mã 156FMCGSALE Giảm 7% đơn 500K] Bột Mì Số 13 GIÁ TỐT ...