Tìm Hiểu Các Thông Số Hình Học Cơ Bản Của Bánh Răng
Có thể bạn quan tâm
Việc nắm vững các thông số hình học chủ yếu của bánh răng rất cần thiết để hiểu sự ăn khớp của bánh răng và thực hiện được các tính toán cần thiết để gia công bánh răng. Hầu hết các thông số này đều áp dụng được cho cả bánh răng hệ inch lẫn bánh răng hê mét mặc dù phương pháp tính toán các kích thước có thể khác nhau.
Chiều cao đỉnh răng : Khoảng cách hướng tâm giũa vòng chia và vòng đỉnh của bánh răng. Nói cách khác, đó là phần chiều cao răng bên ngoài vòng chia.
· Khoảng cách tâm: Là khoảng cách giữa hai bánh răng hoặc khoảng cách tính bằng phân nửa tổng của hai đường kính vòng chia.
· Chiều dầy răng: Là chiểu dài dây trương cung chắn răng trên vòng chia.
· Bước vòng: Là khoảng cách từ một điểm răng đến điểm tương ứng trên răng tiếp theo đo trên vòng chia.
· Chiều dầy răng đo theo cung: Là chiều dài cung chắn răng đo trên vòng chia.
· Khe hở hướng tâm: Là khoảng cách hướng tâm giữa đỉnh của một răng và đáy của rãnh răng đối tiếp với nó.
· Chiều cao chân răng: Là khoảng cách hướng tâm giữa vòng chia và vòng chân răng.
· Bước (ở bánh răng hệ inch): là tỉ số giữa số răng của bánh răng và đường kính vòng chia. Ví du một bánh răng pitch 10 và đường kính vòng chia 3 inch sẽ có số răng là 3 X 10 hay 30 răng.
· Đường thân khai: là đường cong tạo bởi tập hợp các vết của một điểm trên đường thẳng khi cho đường thẳng đó lăn trượt trên một đường tròn. Biên dạng răng và đường thân khai được minh hoạ trên Hình 65-9.
Bước răng tuyến tính: là khoảng cách từ một điểm trên một răng của thanh răng đến điểm tương ứng trên răng kế tiếp.
· Môđun (bánh răng hệ mét): là đại lượng tính bằng tỉ số giữa đường kính vòng chia và số răng của bánh răng. Môđun là đại lượng độ dài có đơn vị đo là mm, trong khi pitch (bước) chỉ là một tỉ số.
· Đường kính ngoài : là đường kính ngoài cùng của bánh răng, tính bằng đường kính vòng chia cộng hai lần chiều cao đỉnh răng.
· Vòng chia (inch): Đường tròn có bán kính bằng một nửa đường kính vòng chia với tâm ở trục bánh răng.
· Chu vi bước: Chu vi vòng chia.
· Đường kính vòng chia: bằng đường kính ngoài của bánh răng trừ đi haí lần chiều cao đỉnh răng.
· Góc áp lực: là góc tạo bởi đường thẳng đi qua điểm tiếp xúc của hai răng đối tiếp, và tiếp tuyến với cả hai vòng tròn cơ sở và đường thẳng vuông góc với đường nối tâm của hai bánh răng.
· Vòng chân răng: là vòng tròn đi qua các chân răng.
· Chiều cao răng: tổng chiều cao răng bằng chiều cao đầu răng cộng với chiều cao chân răng.
· Chiều cao làm việc của răng: là khoảng cách từ đỉnh răng trên bánh răng thứ nhất tới đỉnh răng đối tiếp trên bánh răng thứ hai, có độ lớn bằng hai lần chiều cao đỉnh răng.
Có 3 dạng răng thông dụng với các góc áp lực tương ứng là 141/2°, 20°, 25°. Dạng răng 20°, 25° đang thay thế cho dạng 141/2° vi có biên dạng răng rộng hơn và độ bền răng cao hơn . Các công thức liên quan đến dạng răng 20° và 25° xin tham khảo thêm tài liệu “Sổ tay thiết kế máy”.
Mọi người cũng lưu ý là, bây giờ đã có sẵn thư viện bánh răng trực tiếp trong các phần mềm như Solidworks và Inventor, có thể tham khảo các hướng dẫn ở đây để tiết kiệm thời gian khi làm việc thực tế.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bánh Răng Hệ Inch
-
So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Bánh Răng Hệ Modun Và Bánh Răng Hệ ...
-
So Sánh Sự Khác Biệt Của Bánh Răng Hệ Modun Và Bánh Răng Hệ Anh ...
-
Module Bánh Răng Là Gì
-
Tiêu Chuẩn Hệ Mettric, Hệ Inch
-
Cách Tính Bước Răng? Thông Số Bánh Răng - Máy Phay, Tiện CNC
-
Thông Số Hình Học Của Bánh Răng
-
Module Bánh Răng Là Gì, Dẫy Thông Số Mudun ... - Blog Anh Hùng
-
Ren Hệ Inch: Tiêu Chuẩn, Kí Hiệu Và Phương Pháp Tính Toán
-
Công Thức Tính Mođun Bánh Răng Chuẩn Xác Nhất
-
Các Thông Số Hình Học Và Cách Tính Toán Thiết Kế Bánh Răng đạt Tiêu ...
-
Module Bánh Răng Là Gì, Dẫy Thông Số ...
-
Modun Là Gì, Dẫy Thông Số Mudun Tiêu Chuẩn Của Bánh Răng.