Tìm Hiểu Cách Tính Tỷ Suất Sinh Lời Kỳ Vọng Của Cổ Phiếu - Sen Tây Hồ

Bạn là Trader (những người mới bước chân vào lĩnh vực đầu tư tài chính), bạn đã tìm đủ loại sách chứng khoán cho người mới bắt đầu, song chưa tìm ra được lời giải thỏa đáng cho câu hỏi: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu là gì? Đừng lo lắng và cũng không phải mất công tìm kiếm đâu xa, những thông tin về tỷ suất này sẽ được đề cập chi tiết qua bài viết sau.

ty-suat-sinh-loi-ky-vong-cua-co-phieu

Mục lục

  • 1 Tỷ suất sinh lời kỳ vọng là gì?
  • 2 Cách tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu
  • 3 Ý nghĩa tỷ suất sinh lời của cổ phiếu

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng là gì?

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu là tỷ lệ lợi nhuận có được từ số vốn đầu tư ban đầu. Tỷ suất này thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa mức lợi nhuận thu được và giá trị khoản vốn đầu tư bỏ ra. Khi tỷ suất sinh lợi càng lớn thì nhà đầu tư nhận được càng nhiều tiền.

Điểm khác biệt giữa tỷ suất sinh lời và vốn khác của chủ sở hữu là gì? Từ khái niệm trên, có thể hiểu rằng, cả tỷ suất sinh lời và vốn khác để là lợi nhuận sau quá trình đầu tư. Tuy nhiên, vốn khác của chủ sở hữu được xác định là vốn được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, hoặc được tặng, biếu, viện trợ…

Cách tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu

Gọi P0 là giá 1 cổ phiếu ở đầu kỳ, P1 là giá 1 cổ phiếu ở cuối kỳ. D1 là cổ tức 1 cổ phần nhà đầu tư sẽ nhận được trong năm.

Khi đó, tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu mà nhà đầu tư đạt được bằng:

R(e) = (D1+P1-P0) ⁄ P0 = D1 ⁄ P0 = (P1-P0) ⁄ P0

Trong đó:

  • D1/P0 là tỷ suất cổ tức
  • (P1-P0)/P0 là tỷ suất lời vốn

Như vậy, xét về mặt lý thuyết, khi công ty có lợi tức cổ phần tăng đều đặn hàng năm thì tỷ lệ tăng giá có giá trị đúng bằng tỷ lệ tăng của cổ tức.

Suy ra tỷ suất sinh lời cổ phiếu được hy vọng là: R(e) = D1/P0 + g

(g được xác định là tỷ lệ tăng cổ tức đều đặn hàng năm)

Lưu ý, để đơn giản hóa cách tính tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc các ngân hàng, nhà đầu tư có thể căn cứ vào việc chia cổ tức, tách cổ phiếu để tính được giá cổ phiếu điều chỉnh. 

Ví dụ:

Anh A đầu tư 1.000.000 đồng để mua cổ phiếu với thời hạn là 1 năm. Sau 1 năm, khi cổ phiếu đến hạn, anh A sẽ nhận được số tiền 1.100.000 đồng. Trong đó, tiền gốc là 1.000.000 đồng và 100.000 đồng là tiền lãi. 

Tỷ suất sinh lời của anh A nhận được là: 100.000/1.000.000 = 10%/năm.

Ý nghĩa tỷ suất sinh lời của cổ phiếu

Tỷ suất sinh lời có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giao dịch cổ phiếu. Đây là căn cứ để nhà đầu tư quyết định mua vào hoặc bán ra, bên cạnh các yếu tố khác như: thị trường, quy mô, giá trị…

Khi chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cổ phiếu quy mô nhỏ và lớn cao hoặc sẽ tăng cao thì nhà đầu tư nên bán cổ phiếu. Còn trong trường hợp chênh lệch giữa suất sinh lợi cổ phiếu có B/M cao và thấp cao hoặc sẽ cao, nhà đầu tư nên bán cổ phiếu B/M thấp và mua cổ phiếu B/M cao.

Có thể khẳng định, khoảng cách trung bình giữa suất sinh lợi cổ phiếu dựa theo lợi nhuận hoạt động (OP) cao và thấp là rất quan trọng. Nếu nhà đầu tư nhận thấy khoảng cách này có khả năng tăng, thì nên bán cổ phiếu OP thấp. Và nếu phải mua thì sẽ là cổ phiếu có OP cao. 

Song, nhà đầu tư cũng nên cân nhắc, bởi trên thực tế, với thị trường tài chính đầy biến động như hiện nay thì xác suất việc mua cổ phiếu của các công ty có lợi nhuận hoạt động cao để được hưởng tỷ suất sinh lợi cao cũng nằm ở mức tương đối.

Các cổ phiếu của các công ty lợi nhuận hoạt động thấp, kết hợp với giá trị thị trường thấp vẫn có khả năng mang lại tỷ suất sinh lợi cao do tiềm năng tăng trở lại giá trị thực trong tương lai.

Trên đây là tổng hợp những thông tin giải đáp về tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu. Mong rằng qua kiến thức chia sẻ của Sen Tây Hồ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn. Đặc biệt với những “lính mới” bước chân vào lĩnh vực chứng khoán, thì với việc nắm chắc, nắm sâu tỷ suất này sẽ giúp quá trình đầu tư hiệu quả hơn.

Từ khóa » Tính Tỷ Suất Sinh Lời Kỳ Vọng