Tìm Hiểu Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bình Nóng Lạnh

Bình nóng lạnh là một trong những thiết bị thiết yếu giúp mang lại cho bạn và gia đình nguồn nước nóng tuyệt vời vào mùa đông. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng META.vn đi tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh bạn nhé!

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh

Nội dungCấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh gián tiếp
  • Cấu tạo của bình nóng lạnh gián tiếp
  • Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh gián tiếp
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh trực tiếp
  • Cấu tạo của bình nóng lạnh trực tiếp
  • Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh trực tiếp

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh gián tiếp

Cấu tạo của bình nóng lạnh gián tiếp

Cấu tạo của bình nóng lạnh gián tiếp

Cấu tạo của bình nóng lạnh gián tiếp gồm các bộ phận chính sau:

(1) Vỏ nhựa: Bình nóng lạnh gián tiếp có lớp vỏ ngoài thường sẽ được làm từ chất liệu nhựa chuẩn chống thấm IPX. Tùy theo từng thương hiệu bình nóng lạnh sẽ có tiêu chuẩn khác nhau như IPX1, IPX4...

(2) Lớp cách nhiệt (bảo ôn): Lớp cách nhiệt sẽ giúp bình giảm thiểu tổn thất nhiệt và đảm bảo nước được giữ nóng lâu hơn. Lớp cách nhiệt càng dày và có mật độ càng cao thì sẽ giúp kéo dài thời gian giữ nhiệt hơn, đồng thời giúp tiết kiệm tối đa sự tiêu hao năng lượng.

(3) Ruột bình chứa bên trong: Đây là bộ phận trữ nước sau khi nước được làm nóng. Ruột bình thường được tráng một lớp men bảo vệ như men Titan, men Titanium, men kim cương nhân tạo (Sapphire)... tùy theo thương hiệu. Các loại chất liệu này có tác dụng làm giảm tình trạng đóng cặn bẩn ở ruột bình gây suy giảm chất lượng nước và giúp bảo vệ linh kiện khỏi nguy cơ hư hỏng, chập mạch khi có sự cố nước trong bình bị rò rỉ.

(4) Núm điều chỉnh: Bạn có thể sử dụng núm điều chỉnh này để thay đổi nhiệt độ làm nóng nước. Hiện nay, ở một số dòng máy nước nóng gián tiếp cao cấp, núm điều chỉnh này thường được thay thế bằng bảng điều khiển dạng nút nhấn hoặc bảng điều khiển cảm ứng kèm màn hình điện tử hiện đại.

(5) Thanh Magie: Thanh Magie có tác dụng giúp hạn chế quá trình han gỉ tại các điểm hở phía bên trong ruột bình, đồng thời giúp bảo vệ ruột bình chứa không bị thủng.

(6) Thanh điện trở: Đây là bộ phận làm nóng nước trực tiếp bên trong bình chứa. Thanh điện trở thường sẽ được làm bằng đồng, hoặc được làm bằng inox 304 không rỉ ở một số dòng máy nước nóng cao cấp.

(7) Đường nước nóng ra.

(8) Đường nước lạnh vào.

(9) Rơ le nhiệt: Khi nhiệt độ nước nóng đạt mức cài đặt, rơ le nhiệt có chức năng cảm biến và tự động ngắt tính năng làm nóng nước của máy khi nhiệt độ nước đạt đến mức cài đặt, giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh gián tiếp

Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh gián tiếp

Khác với dòng bình nóng lạnh trực tiếp chỉ có một đường nước đầu ra, bình nóng lạnh gián tiếp có thể sử dụng nhiều đường nước đầu ra vô cùng tiện lợi và đa dạng hơn. Người dùng có thể đi thêm các đường nước dẫn khác như bồn rửa mặt, vòi rửa tay, vòi nước bồn rửa bát... để tận dụng được hết các tính năng diệt khuẩn bằng nước nóng của bình nóng lạnh.

Bình chứa nước của máy nước nóng gián tiếp luôn đầy nước, ngay cả khi máy không hoạt động để nhằm ngăn chặn nguy cơ gây cháy nổ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng trong quá trình sử dụng. Khi bạn bật bình, nước trong bình chứa sẽ được làm nóng và khi nhiệt độ nước trong bình đạt đến mức cài đặt thì cảm biến TBSE sẽ tự động ngắt tính năng làm nóng để tiết kiệm điện năng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khi đó, bạn có thể sử dụng nước nóng để tắm và sinh hoạt như bình thường.

>> Xem thêm: Gia đình 2 - 3 người nên sử dụng bình nóng lạnh có dung tích bao nhiêu lít?

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh trực tiếp

Cấu tạo của bình nóng lạnh trực tiếp

Cấu tạo của bình nóng lạnh trực tiếp

Cấu tạo của bình nóng lạnh trực tiếp về cơ bản gồm những bộ phận chính sau:

  • Vỏ nhựa chống thấm nước.
  • Van điều chỉnh lưu lượng nước.
  • Đường nước vào.
  • Đường nước ra.
  • Nút nguồn.
  • Đèn báo hệ thống chống giật ELCB.
  • Nút reset và test.
  • Núm vặn điều chỉnh nhiệt độ, ở một số dòng máy nước nóng cao cấp được trang bị bảng điều khiển cảm ứng điện tử và kèm màn hình hiển thị LCD.
  • Thanh đốt làm nóng nước.
  • Phụ kiện: Hầu hết các sản phẩm bình nước nóng trực tiếp thường được đi kèm phụ kiện là vòi sen và giá treo vòi sen.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lắp aptomat và dây chống giật cho bình nóng lạnh

Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh trực tiếp

Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh trực tiếp

Bình nóng lạnh trực tiếp hoạt động dựa trên cơ chế sau: Khi bạn mở máy, nguồn nước được dẫn vào, máy sẽ tự động làm nóng nước bằng thanh đốt hiệu suất cao, nước nóng sau đó sẽ chảy trực tiếp qua vòi hoa sen hoặc vòi nước. Khi không có nước chảy vào máy nước nóng trực tiếp thì máy sẽ tự động ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện. Với những gia đình có áp suất nguồn nước yếu nên chọn mua các sản phẩm máy nước nóng trực tiếp có bơm trợ lực.

Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé thăm META.vn để được cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu mua bình nóng lạnh và các sản phẩm điện máy - điện lạnh khác thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Mua sắm trực tuyến Tại Hà Nội:56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu GiấyĐiện thoại: 024.3568.6969Tại TP. HCM:716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm:

  • Hướng dẫn chọn mua bình nóng lạnh tốt nhất cho gia đình
  • Nên mua bình nóng lạnh trực tiếp hay máy nước nóng năng lượng mặt trời?
  • Top bình nóng lạnh dự kiến bán chạy nhất mùa đông
  • Báo giá bình nóng lạnh cập nhật mới nhất, rẻ nhất 2024
  • Bình nóng lạnh có bơm trợ lực là gì?

Từ khóa » Nguyên Lý Bình Nóng Lạnh