Tìm Hiểu Cấu Tạo Và Phân Loại Van Chống Lún Thủy Lực - Khí Nén
Có thể bạn quan tâm
Van chống lún thủy lực là một trong những thiết bị khá thông dụng và có vai trò quan trọng đối với các hệ thống vận hành bằng dầu, chất lỏng thủy lực. Đây cũng chính là một trong những thiết bị thu hút sự quan tâm, chú ý của không ít khách hàng. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến thiết bị này như: Các loại van chổng lún phổ biến hiện nay là gì? Ứng dụng của nó ra sao? Bạn hay cùng chúng tôi giải đáp ngay hôm nay nhé.
Van chống lún thủy lực là gì?
Các van sẽ tạo nên 1 mạch thủy hoàn chỉnh để điều khiển, phân phối dòng dầu có áp suất phục vụ cho mục đích truyền động. Bên cạnh các van phân phối điện từ, van một chiều, van tiết lưu quen thuộc thì chúng ta còn có van chống tụt. Van chống tụt hay van chống lún thủy lực, van chống trôi xi lanh, van chống vả… đều là tên gọi chung để nói về 1 loại van. Nhiệm vụ của loại van này đó là chống trôi, chống xê dịch, chống tụt, chống lún xi lanh 1 chiều thủy lực, xi lanh 2 chiều thủy lực, giữ áp suất và cơ cấu chấp hành cho đến khi bơm dầu hoạt động trở lại. Không chỉ như vậy, người ta còn sử dụng thiết bị nay để làm đều dầu vào xi lanh hơn từ đó hoạt động của thiết bị được nhịp nhàng, ổn định.
Tùy theo quy mô và đặc điểm của từng hệ thống, số lượng xi lanh thủy lực mà số lượng van chống vả được sử dụng sẽ không giống nhau. Nhưng nhìn chung thì thiết bị này xuất hiện trong hầu hết các hệ thống thủy lực của các máy, thiết bị cơ giới.
Việc lựa chọn van chống tụt thủy lực phải được dựa trên rất nhiều yếu tố như: Áp suất tối đa, tải trọng làm việc, tính chất của dầu, lưu lượng dầu qua van tối đa, nhiệt độ max, chất liệu của van và hãng sản xuất. Một van phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng như: Lắp đặt nhanh chóng, kết nối chuẩn xác và chắc chắn với hệ thống, đạt hiệu quả 100% nhưng nếu chọn van sai sẽ hậu quả sẽ không chỉ dừng ở việc không đạt năng suất mà nó còn hỏng hóc và nguy cơ mất an toàn cao.
Vì nhu cầu thị trường lớn nên hầu hết các hãng sản xuất thủy lực đều nghiên cứu và cho ra đời nhiều mẫu van chống trôi chất lượng. Quý khách cần tìm có thể cân nhắc chọn: Van của Rexroth, Yuken, HDX, Saintfon, Nachi, Besko… Mỗi hãng sẽ có sự chênh lệch về giá, khác nhau về chất liệu cũng như công nghệ chế tạo nên việc chọn van cũng sẽ rất dễ dàng.
Mua ngay tại Shopee
Cấu tạo van chống lún thủy lực
Nếu nhìn sơ bộ nhiều khách hàng sẽ nhầm lẫn giữa van chống lún và van 1 chiều bởi 2 thiết bị có rất nhiều nét tương đồng. Van có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình vuông, có các cửa cấp dầu, cửa xả dầu. Các lỗ dầu được bố trí trên bề mặt van được khoan bằng máy và có độ sâu, rộng xác định. Điểm khác biệt trong cấu tạo đó là có 1 đường trích dầu.
Tùy theo hãng sản xuất mà chất liệu van có thể là gang, đồng… để có thể giúp thiết bị làm việc tốt trong môi trường có va đập, tải trọng lớn.
Nguyên lý hoạt động của van chống trôi
Trong hệ thống thủy lực, dầu hay chất lỏng thủy lực từ bể chứa sẽ được bơm hút, đẩy đi theo 1 chiều duy nhất đến các van phân phối dầu điện từ hoặc van điện từ đến các cơ cấu chấp hành 1 chiều, 2 chiều. Dầu sẽ đi theo đúng đường dẫn thiết kế. Khi ngừng cấp điện thì đồng nghĩa với dòng dầu không được cấp lên nữa thì đường chích trong van sẽ có nhiệm vụ đóng van 1 chiều. Dầu thủy lực sẽ không chảy ngược lại nên xi lanh dầu có thể đứng yên tại vị trí, không bị trôi hay tụt dù đang chịu tải trọng lớn.
Các loại van chống tụt thủy lực
Vì yêu cầu phải ứng dụng trong nhiều hệ thống thủy lực có đặc điểm làm việc khác nhau nên ngày càng có nhiều loại van chống vả ra đời như:
Van chống lún bắt ren (Kiểu ren)
Với kết cấu nhỏ gọn, đơn giản và rất dễ lắp đặt thông qua thao tác vặn ren nhanh, van chống trôi kiểu ren thường được chọn để lắp cạnh xi lanh dầu, thân xi lanh dầu để thực hiện nhiệm vụ chống xi lanh tụt. Loại này được khách hàng chọn nhiều hơn vì thao tác lắp nhanh chóng và không cần phải lắp đế.
Quý khách hàng có thể chọn van chống vả ren 17, ren 21, ren 27, ren 34, ren 42, ren 49 để sử dụng tùy theo yêu cầu.
Van chống lún bắt đế (Kiểu đế)
Van chống tụt thủy lực kiểu đế hay còn gọi là bắt đế là thiết bị có tốc độ làm việc cao, khả năng phản ứng nhanh và rất bền bỉ. Van bắt đế nên rất chắc chắn, đảm bảo điều kiện cho vận hành xi lanh.
Khách hàng có thể tham khảo một số loại van chống xê dịch kiểu đế của Yuken, Saitfon có giá thành phải chăng và chất lượng ổn định, phù hợp với nhu cầu của nhiều người.
Van chống lún 1 chiều
Đây chính là loại van chống trôi lắp ren thẳng cho phép dòng chảy của dầu đi theo hướng tự do, hướng ngược lại chỉ cho khi có áp suất của dầu từ cổng điều khiển. Van chống lún 1 chiều thường dùng cho các hệ thống ép giấy, dập tôn, ép nhựa…
Cấu tạo của van tương đối giống với van 1 chiều dầu, dầu có thể đi từ cửa A đến cửa B và khi cơ cấu mở thì sẽ đi ngược từ cửa B về A.
Van chống lún 2 chiều
Van chống trôi 2 chiều có nhiều ưu điểm hơn so với loại van 1 chiều, thích hợp cho hệ thống nhiều xi lanh, xi lanh tác động 2 chiều và có kết cấu phức tạp.
Van chống lún 2 chiều vuông
Một số khách hàng lại chọn sử dụng van chống lún 2 chiều vuông. Ưu điểm của nó đó là có thể làm việc tốt trong các môi trường có áp suất, nhiệt độ, độ ẩm biến thiên liên tục.
Mua ngay ở Shopee
Ưu điểm của van chống vả
Không phải ngẫu nhiên mà van chống vả được sử dụng nhiều trong các hệ thống thủy lực, các máy móc cơ giới mà nó phải có những ưu điểm nhất định, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
+ Chất lượng của các van chống lún chính hãng rất tốt. Ngày càng có nhiều mẫu mã van đẹp để khách hàng có thể lựa chọn sử dụng.
+ Kết cấu van đơn giản với các thiết kế nhỏ gọn. Điều này sẽ giúp con người thuận tiện hơn trong việc lắp đặt và di chuyển trong các không gian có diện tích chật hẹp.
+ Đặc biệt, tốc độ phản ứng nhanh là 1 điểm rất nổi bật của van rất cần thiết để kịp thời giữ xi lanh tại vị trí.
+ Van có độ bền bỉ cao, chống chịu va đập tốt nên tuổi thọ có thể kéo dài hơn so với các thiết bị khác.
+ Van có thể làm việc với tải trọng lớn và có thể chịu quá tải trong 1 đơn vị thời gian nhất định.
+ Một van thủy lực chống lún có giá thành dao động từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài triệu tùy theo loại và hãng sản xuất nên thích hợp với nhu cầu, khả năng của khách hàng.
+ Thiết bị này có độ phủ sóng rộng rãi, xuất hiện trong rất nhiều công ty, đại lý kinh doanh thiết bị kỹ thuật. Khách hàng có thể dễ dàng để đặt mua với số lượng lớn.
Ứng dụng van chống tụt thủy lực
Van chống tụt thủy lực có khả năng ứng dụng rất phong phú nhất là trong các hệ thống thủy lực, các máy móc cơ giới. Tuy nhiên, vẫn có không ít người, chưa hình dung được cụ thể nó được dùng trong các nhà máy nào?
Van này được dùng cho các hệ thống truyền động thủy lực có công suất lớn, hệ thống nâng tải trọng nặng, máy ép thủy lực, các trạm nguồn, máy cẩn, sàn nâng… chuyên dùng trong:
+ Cơ khí chế tạo máy, luyện kim, sản xuất xi măng, sắt thép, thủy tinh, chế biến gỗ, xử lý rác thải, khai thác mỏ…
+ Nhà máy đóng tàu, lắp ráp và sửa chữa xe ô tô và xe cơ giới, vận tải biển, chế biến cao su, sản xuất gạch, ép nhựa…
Đặc biệt, những nhà máy chuyên lắp ráp và sản xuất xe ô tô – xe cơ giới, xe chuyên dụng thì van chống lún là thành phần không thể thiếu. Ví dụ như: Xe cẩu hàng hóa thì hệ thống cẩu chính là 1 hệ thống thủy lực thu nhỏ. Một xe cẩu thông thường sẽ có 2 chân cẩu. Tại chân cẩu luôn luôn xuất hiện van chống lún. Khi xe bắt đầu hoạt động để cẩu vật lên cao và dừng đúng tại vị trí yêu cầu thì tải trọng lại dồn xuống chân cẩu.
Nhiệm vụ của van sẽ giữ xi lanh thủy lực ở nguyên vị trí, không bị tụt xuống để tránh cẩu rơi tự do gây nguy hiểm cho người và vật ở xung quanh. Nó còn giúp đảm bảo công việc hoàn thành, xi lanh tịnh tiến nhịp nhàng không bị rung hoặc giật.
Những hệ thống thủy lực có trang bị các van chống lún có thể an tâm khi vận hành liên tục, tần suất cao khi nó bảo vệ từng giai đoạn, từng phần, không để xảy ra hiện tượng quá tải.
Để có thể sử dụng van chống tụt thủy lực hiệu quả thì khách hàng cần phải đảm bảo:
+ Thứ nhất là chọn loại van phù hợp, dùng đúng với chức năng và size, kích thước van. Tránh việc chọn van quá lớn lãng phí hoặc van quá bé khiến không hoạt động được.
+ Thứ 2 là khi lắp đặt phải quan sát sơ đồ van và lắp đúng chiều. Bởi nếu chỉ cần lắp ngược, sai nguyên lý có thể khiến hệ thống gặp sự cố, phá hủy các thiết bị.
+ Thứ 3 là dầu sử dụng trong hệ thống phải chất lượng, chính hãng. Dầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ sạch, độ đặc, độ nhớt. Sạch ở đây chính là không bụi bẩn, các tạp chất, hạt sắt, đất cát hay vụn giấy có thể gây tắc nghẽn và trầy xước, ăn mòn ở van và ở tình trạng nặng hơn là phá hủy thiết bị.
Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ càng đã giúp đưa các thiết bị thủy lực trong đó có van chống lún thủy lực càng ngày gần hơn với con người, ứng dụng sâu rộng và mạnh mẽ hơn trong mọi lĩnh vực sản xuất.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về van chống trôi xi lanh. Hy vọng, các bạn có thể áp dụng thiết bị này trong hoạt động sản xuất, đời sống để mang lại hiệu quả cao khi vận hành hệ thống an toàn.
5/5 (1 bình chọn)Từ khóa » Cấu Tạo Van Chống Lún Thủy Lực
-
Van Chống Lún Là Gì? Nguyên Lý, Cấu Tạo Van Chống Lún Thủy Lực
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo, Nguyên Lý Của Van Chống Lún Thủy Lực
-
Van Chống Lún Thủy Lực Là Gì? | Cấu Tạo, ứng Dụng
-
Van Chống Lún Thủy Lực Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Của Van Chống Lún
-
Van Chống Lún Thủy Lực Là Gì ? Có Bao Nhiêu Loại ?
-
Van Chống Lún Thuỷ Lực - Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động, ứng Dụng ...
-
Cách Chống Tụt, Lún Và Vỡ XyLanh Thuỷ Lực Giá Rẻ Với Van ...
-
Van Chống Lún Thuỷ Lực | 1 Chiều - 2 Chiều - Congnghiepgroup
-
Van Chống Lún Thủy Lực Bắt Ren - Tự Động Hóa
-
Van Chống Lún Thủy Lực
-
Van Chống Lún Giá Tốt, Sản Phẩm Chính Hãng Tại Thủy Lực An Huy.
-
Van Chống Lún Thủy Lực - Thuận Phát
-
Cấu Tạo Van Chống Tụt - Quang Silic