Tìm Hiểu Cấu Tạo Xe Nâng điện đứng Lái Chi Tiết Nhất

Mục lục Ẩn 1. Cấu tạo xe nâng điện đứng lái 2. Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện đứng lái

Cấu tạo xe nâng điện đứng lái gồm nhiều bộ phận và chi tiết, được lắp đặt tỉ mĩ và kỹ càng, bao gồm thang nâng, càng nâng, hệ thống động cơ điện,…

Xe nâng điện đứng lái dà dòng xe nâng hàng được thiết kế theo quy chuẩn hiện đại, sử dụng nguồn điện từ bình ắc quy để nâng, hạ hoặc di dời hàng hóa, vật dụng. Việc nắm được cấu tạo xe nâng điện đứng lái sẽ giúp khách hàng hiểu được quy trình vận hành, cũng như sử dụng và bảo trì xe tốt hơn. Hãy cùng Duy Phát tìm hiểu chi tiết về cấu tạo xe nâng điện đứng lái ngay sau đây nhé!

1. Cấu tạo xe nâng điện đứng lái

Cấu tạo xe nâng điện đứng lái
Cấu tạo xe nâng điện đứng lái

Cấu tạo xe nâng điện đứng lái bao gồm những bộ phận cơ bản sau đây:

Khung nâng

Đây là bộ phận chịu lực và chịu tải của xe nâng. Được chế tạo từ kim loại bền bỉ, nên khung nâng có thể chịu được tác dụng lực mạnh, nhất là khi xe đang thực hiện nâng đỡ hoặc di dời hàng hóa

icon hotline

0908 08 11 08 - 0909 41 59 41

Thang nâng

Có chiều dài linh hoạt, giúp hàng hóa được nâng lên cao một cách dễ dàng. Thang nâng thường có chiều dài khoàng từ 3 đến 6 mét, một số loại xe nâng điện đứng lái đặc biệt có thể nâng hàng đến độ cao 10 mét. Tùy thuộc vào mỗi loại xe nâng mà khung nâng được trang bị là loại khung nâng 1 tầng, 2 tầng hoặc nhiều tầng ghép nối với nhau. Các tầng của khung nâng có thể trượt trên nhau dễ dàng nhờ sự hỗ trợ của hệ thống thủy lực, xích tải và pulli

Đối trọng

Đây là bộ phận được trang bị ở cuối xe, có dạng khối và được chế tạo từ kim loại. Bộ phận này có tác dụng chịu lực, giữ cân bằng cho xe nâng khi di chuyển, cũng như khi phải chịu lực lớn ở phần đầu xe khi thực hiện nâng hạ hàng hóa.

Càng nâng

Đây là bộ phận có vai trò quan trọng hàng đầu không chỉ riêng xe nâng điện đứng lái, mà ở bất kỳ loại xe nâng điện nào. Càng nâng có rất nhiều thiết kế khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng đa dạng như càng nâng siêu thấp, càng nâng siêu dài, càng nâng siêu rộng,… Chiều dài của càng nâng được chuẩn hóa và có thể tương thích với nhiều mẫu xe nâng khác nhau như LF 107, LF152 và LF 197.

Giá nâng

Đây là bộ phận kết nối giữa càng nâng với khung nâng, có thể thay đổi chiều cao dễ dàng bằng pulli dẫn huiownsg và hệ thống xích. Bộ phận này cũng góp phần đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình xe vận hành.

Lốp xe

Có hai dạng lốp xe nâng là loại lớp đặc và loại lốp hơi khí nén. Mỗi loại lốp xe sẽ mang những tính năng nổi bật riêng biệt và tương thích với điều kiện địa hình hoạt động khác nhau. Lốp đặc thường được ứng dụng để vận hành trong các công trình thi công xây dựng, để ngăn chặn sự gây hại từ những vật sắc nhọn. Lốp hơi khí nén thường được ưa chuộng dùng trong những khu vực bằng phẳng, êm ái.

Hệ thống thủy lực

Bộ phận này được lắp đặt bên trong thân xe, có tác dụng cung cấp dầu thủy lực cho quá trình vận hành của xe nâng.

Buồng lái

Là khu vực đứng lái của người điều khiển, và là nơi trang bị hệ thống điều khiển xe nâng. Tùy thuộc vào thiết kế của mỗi loại xe nâng mà buồng lái có thể được bao bọc bằng khung bảo vệ, hoặc là loại buồng lái trống.

Bảo vệ phần nóc cabin

Đây là bộ phận giúp bảo vệ người lái khỏi những nguy cơ gây hại từ trên cao khi xe vận hành, và được chế tạo từ kim loại vô cùng bền bỉ.

Hệ thống điều khiển điện tử

Việc trang bị bảng điều khiển bằng điện tử sẽ giúp các thao tác vận hành được linh hoạt, trơn tru và chính xác hơn. Người lái hoàn toàn có thể thực hiện nhiều chức năng chỉ với một thao tác.

2. Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện đứng lái

Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện đứng lái

Xe vận hành bằng nhiên liệu điện, do đó, trước khi sử dụng xe, bạn phải tiến hành nạp đầy bình điện cho xe, để đảm bảo quá trình xe vận hành không bị gián đoạn. Với mỗi lần nạp đầy bình điện, xe có thể hoạt động trong khoảng thời gian đến 8 tiếng.

Xem thêm: Xe nâng điện chính hãng, chất lượng cao và giá rẻ

Người điều khiển sẽ đứng trên sàn xe nâng để vận hành xe. Dùng chân đạp vào bàn đạp phanh là cơ chế giúp xe di chuyển. Bàn đạp này có tác dụng giữ cho xe đứng yên khi không hoạt động, xe sẽ bắt đầu di chuyển khi tiến hành đạp phanh. Tiến hành di chuyển và vận hành xe theo ý muốn bằng các thao tác trên bảng điều khiển điện tử.

Qua những chia sẻ trên đây của Duy Phát, hi vọng có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về cấu tạo xe nâng điện đứng lái, để quá trình sử dụng đạt hiệu quả và bảo dưỡng xe tốt hơn. Nêu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến xe nâng điện đứng lái, đừng ngần ngại liên hệ với Duyphatforklift.vn để được giải đáp miễn phí bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Cấu Tạo Xe Nâng điện đứng Lái