Tìm Hiểu Cây Cúc Tần Dược Liệu, Cách Trồng Và Chăm Sóc | Canh Điền
Có thể bạn quan tâm
Cây cúc tần là cây dược liệu rất đỗi gần gũi, quen thuộc và khá dễ tìm. Cây thường mọc theo bụi ở hàng rào ven đường, những nơi ẩm mát thậm chí chúng mọc ở cả bờ mương, bờ ruộng. Hoa của chúng rất nhỏ có thể phân tán rất nhanh và bay khá xa nhờ vào gió, do đó cây con thường nảy nở khá nhanh. Tuy vậy mà rất ít người biết đến công dụng của cây này, hãy cùng Canh điền. com tìm hiểu sâu hơn về cây nhé.
Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Cúc tần II. Đặc điểm của cây cúc tần III. Tác dụng của cây cúc tần 1. Tác dụng làm cảnh, trang trí 2. Tác dụng chữa bệnh IV. Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sóc câyI. Giới thiệu về cây Cúc tần
- Tên thường gọi: Cây cúc tần
- Tên gọi khác: Cây lức, cây từ bi, đại bi, đại ngải…
- Tên tiếng anh: Ngai camphos plant
- Tên khoa học: Pluchea indica
- Họ thực vật: Cây cúc tần là loài thực vật thuộc họ cúc (Asteraceae)
- Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc ở các nước khu vực châu Á: Ấn Độ, Malayxia
- Nơi sống: Cây thường mọc ở những nơi đất ẩm mát và có ánh sáng như: Bờ mương, ruộng, ao, ven đồi núi thấp, cạnh khe nước.
- Phân bố: Cây mọc nhiều và trồng rộng rãi khắp châu Á để làm thuốc
- Tuổi thọ: Tuổi thọ của cây cũng khá cao khoảng chục năm nếu không bị sâu đục thân hoặc thối rễ.
- Thời gian nở hoa: Mùa hoa cúc tần thường bắt đầu từ tháng 2 – 4 âm lịch
- Màu sắc của hoa: Hoa có màu tím nhạt
II. Đặc điểm của cây cúc tần
- Hình dáng bên ngoài: Cây cúc tần là dạng cây bụi thường mọc tràn lan khắp nơi, thân cây mềm dai và mọng nước. Nếu được đốn thấp thân cây sẽ mọc thẳng, ngược lại nếu để cây sinh trưởng tự nhiên cây sẽ leo dựa vào thân cây khác để sống hoặc thân cây sẽ nằm rạp xuống đất.
- Kích thước: Cây tự nhiên thường cao khoảng 4 – 5m hoặc cao hơn nếu tuổi thọ của cây cao.
- Lá: Lá cúc tần có hình bầu dục, mọc so le, dài khoảng 4 – 5cm, hai mặt lá có màu xanh lục đôi khi có màu bạc. Mép lá răng cưa, lá mềm mỏng, vò ngửi có mùi thơm nồng, vị hơi nhặng đắng.
- Hoa: Hoa cúc tần là hoa lưỡng tính, có dạng đầu ngù mọc ở cuối các ngọn cành và ngọn nhánh. Hoa có màu tím nhạt, có nhiều lông, khi hoa tàn thì rụng lông và phân tán theo gió để tái sinh mầm non mới.
- Cành: Cành cúc tần mềm, mảnh thân, cành và lá đều có lông tơ màu trắng bạc bao phủ. Càng đốn cây đều, thân sẽ phân chia càng nhiều cành nhánh.
- Quả: Quả cúc tần là dạng quả bế hình trụ, phân chia từ 8 – 10 cạnh nhỏ, quả chỉ có ở những cây già, cây non quả thường không đậu.
III. Tác dụng của cây cúc tần
1. Tác dụng làm cảnh, trang trí
Cây cúc tần được trồng nhiều từ miền Bắc vào đến miền nam nước ta để làm cây cảnh cũng khá đẹp. Cây được trồng làm hàng rào thay cho tường bao nhà ở, trường học, khuôn viên bệnh viện, vườn thuốc nam hoặc trồng hai bên lối vào đối với các khu nhà vườn, biệt thự…
Tạo không khí trong lành, xanh mát luôn bao trùm không gian sống của bạn.
2. Tác dụng chữa bệnh
Các bộ phận của cây cúc tần được dùng để chữa bệnh là lá, thân và rễ. Trong lá có chứa nhiều tinh dầu, các chất chống dị ứng, các vitamin và chất khoáng, do đó có thể dùng bằng đường uống hoặc đắp, đun tắm đều được.
Theo đông y, cây cúc tần có tính mát, vị hơi nhặng đắng, mùi thơm nồng, có tác dụng phát tán phong nhiệt giúp làm ra mồ hôi, giải cảm rất tốt. Ngoài ra, còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu đờm, lợi tiểu, chữa bệnh trĩ ở mức độ nhẹ.
Một số địa phương còn dùng toàn bộ cây băm tươi sao với rượu để đắp lên chỗ sưng đau, bầm tím, đau mình mẩy, xương khớp…cũng rất hiệu quả.
Đối với trường hợp sốt cao do viêm thì nên dùng cả đường uống và đắp lên trán để nhanh hạ sốt. Dùng thường xuyên trong vài ngày cho đến khi khỏi bệnh.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần
1. Cách trồng cây
- Nhân giống và chọn giống
Cây cúc tần được nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc tách mầm. Cả hai phương pháp đều được dùng khá phổ biến do thao tác nhanh và tỷ lệ sống sót cao.
Chọn cây cúc tần giống có độ tuổi khoảng 2 – 4 tuổi, có nhiều cành nhánh khoẻ mạnh, không sâu bệnh. Chọn cành bánh tẻ hoặc không quá già rồi cắt cành thành nhiều đoạn nhỏ khoảng 30cm, nhúng đầu đoạn xuống dung dịch phân bón kích rễ khoảng 15 phút rồi mới trồng.
- Đất trồng và cách trồng
Cây cúc tần không kén chọn đất nhưng cần phải cung cấp đủ nước, đủ độ ẩm cho cây. Để cây sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng và gần mương nước để tiện tưới tắm, chăm sóc cho cây.
Tuy cây cúc tần ưa ẩm nhưng cũng không nên ẩm quá gây thối rễ cây. Nếu trồng trên chân ruộng bằng phẳng phải khơi rãnh thoát nước có độ sâu và bề rộng khoảng 30 – 40cm.
Nếu trồng cây cúc tần trên đất gò cao, khô cằn cần phải chăm sóc đặc biệt hơn mới sinh trưởng tốt.
Trồng theo rạch, mỗi rạch cách nhau khoảng 50cm, cây cách cây khoảng 30cm. Cuốc rạch sâu khoảng 20cm, lót phân chuồng có thể dùng phân bò hoặc phân trâu ủ ải.
Chú ý: Không nên dùng phân gà và các loại phân lân hay phân đạm để lót, do có độ đạm cao khi bén rễ non sẽ làm xót rễ, cây vàng đi và chết.
Cách trồng:
Cắm những đầu đoạn cành cúc tần đã được nhúng thuốc xuống hố đã cuốc sẵn, cắm sâu khoảng 15 – 18cm chỉ lại đoạn ngắn trên mặt đất. Cắm sâu để tránh bị nắng gắt làm héo cành và ra rễ kém. Sau khi cắm vùi đất lại và tưới nước ngay để cho cành được tươi lâu.
2. Cách chăm sóc cây
Nếu đồi đất khô cần tưới nước nhiều hơn cho cây cúc tần, tưới mỗi ngày một lần, nếu là đất ẩm chỉ cần tưới hai ngày một lần là đủ. Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để cây hấp thụ nước được hoàn toàn.
Sau trồng cây cúc tần khoảng 7 – 10 ngày, pha thuốc siêu ra rễ hoặc phân vi lượng theo hướng dẫn, rồi tưới vào gốc để cây hấp thụ lượng phân đã lót tốt hơn. Nên tưới định kỳ hai lần cách nhau khoảng 10 – 15 ngày.
Khi cây bắt đầu bén rễ đồng thời chồi non cũng bật lên, lúc này sâu và rệp (rệp đen, rệp xanh) thường hoạt động mạnh. Nếu trồng cây cúc tần trên quy mô rộng cần phun thuốc bằng bình phun hoặc máy chứ không thể bắt bằng tay do lượng cây nhiều.
Khi pha thuốc nên pha theo nồng độ hướng dẫn và nên pha kèm theo thuốc có hoạt chất Nấm để phòng vàng lá, thối rễ cây.
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc sâu nhưng chỉ có một số loại là có hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo các thuốc sau đây: Reagant 3.6, Monifos, Nấm Timan, Man xanh, Man vàng…
Khi pha chỉ cần pha kết hợp một loại thuốc sâu và một loại thuốc nấm, để có hiệu quả cao nhất nên phun nhắc lại cho cây cúc tần sau 7 ngày để làm ung thối hết các ổ trứng sâu và rệp.
Nếu vườn cây cúc tần có hiện vàng lá và rụng hoàn toàn có thể cây đã bị nấm thối rễ, cần nhổ bỏ gốc cây rồi bón vôi bột khử trùng khoảng 2 tháng mới lót phân chuồng để trồng lại.
Phân bón cũng là yếu tố quan trọng giúp cây cúc tần phát triển nhanh, ngoài phân chuồng ra cũng phải bón thêm các loại phân lân hữu cơ và phân vi sinh để giúp cải tạo đất khi canh tác lâu dài.
Sau đây là một số loại phân để bạn lựa chọn: Quế Lâm NPK, Quế Lâm vi sinh, Nitex, Đầu trâu, Văn điển, DAP Lào Cai, DAP Đình vũ..
Cây cúc tần thường dễ trồng và sinh trưởng nhanh, nếu được chăm sóc tốt như chia sẻ ở trên, chỉ khoảng 4 tháng là cây đã cho thu hoạch. Nếu là vườn cây dược liệu thì nên để cây già hơn khoảng một năm trở lên mới thu hoạch. Như vậy, cây mới tích lũy đầy đủ các hợp chất giúp cho việc phòng và chữa bệnh có hiệu quả cao nhất.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Cây Cúc Tần Mọc ở đâu
-
Cây Cúc Tần Có Tác Dụng Gì Và Cách Sử Dụng Chữa Bệnh
-
Cây Cúc Tần - Đặc Điểm, Công Dụng Và 10+ Bài Thuốc Dân Gian ...
-
Cây Cúc Tần Và Những điều Cần Biết
-
Cúc Tần: Dược Liệu Quen Thuộc điều Trị Cảm, Bệnh Xương Khớp
-
Cây Cúc Tần Có Tác Dụng Gì Và Cách Dùng Như Thế Nào?
-
Cây Cúc Tần Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Cúc Tần
-
Cây Cúc Tần: Loại Dược Liệu Có Nhiều Tác Dụng đa Dạng
-
Cây Cúc Tần - Hình ảnh, Công Dụng Và Bài Thuốc Hay Chữa Bệnh
-
Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Từ Cây Cúc Tần
-
Cây Cúc Tần (đài Bi, Cây Từ Bi) điều Trị Gai Cột Sống Cực Hay
-
Cây Cúc Tần (Cây Đại Bi) Chữa Bệnh Gì Và Những Lưu Ý Khi Dùng
-
Cây Cúc Tần Và 6 Tác Dụng HAY Khiến Nhiều Người Ngỡ Ngàng
-
MUA CÂY CÚC TẦN Ở ĐÂU TẠI HÀ NỘI ???
-
Cúc Tần Có Tác Dụng Gì Và Mua ở đâu, Giá Bao Nhiêu Tiền