Tìm Hiểu “Cây Di Sản” ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh giá trị văn hóa, giáo dục, xã hội và sinh thái, cây di sản cũng được du khách rất quan tâm, tạo ra nguồn thu lớn cho ngành du lịch địa phương...
Thuật ngữ “Cây di sản” xuất hiện và dần dần trở nên quen thuộc ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Việc tuyển chọn, vinh danh “Cây di sản Việt Nam” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) khởi xướng từ năm 2010 với tên gọi "Bảo tồn cây Di sản Việt Nam".
Cây di sản bao gồm những cây gỗ lớn, cây thân gỗ mọc tự nhiên hoặc được trồng, đang sống trên 100 năm tuổi đối với cây trồng và trên 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên, có một hoặc một số giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hoá, lịch sử... được cộng đồng đề xuất, được chủ sở hữu cây đăng ký, được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận và được bảo tồn tốt nhất theo khả năng có thể.
Việc lựa chọn và vinh danh Cây di sản góp phần bảo tồn nguồn gen tiêu biểu, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật Việt Nam tạo nguồn du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.
Tiêu chí công nhận “Cây di sản”
I. Đối với cây tự nhiên
1. Cây sống trên 200 năm
2. Cây cao to hùng vĩ:
a) Cây cao trên 40m, chu vi trên 6m đối với cây gỗ đơn thân;
b) Cây cao trên 25m, chu vi trên 15m đối với các cây đa, si thuộc chi Ficus.
3. Có hình dáng đặc sắc.
4. Đặc biệt ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị văn hoá, lịch sử.
Lễ công nhận cây đa 300 tuổi ở Đá Bạc, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc là Cây Di sản. Ảnh: internet
II. Đối với cây trồng
1. Cây sống trên 100 năm
2. Cây cao to hùng vĩ:
a) Cây cao trên 30m, chu vi trên 3,5m đối với cây gỗ đơn thân;
b) Cây cao trên 20m, chu vi trên 10 m, đối với cây đa, si thuộc chi Ficus.
3. Cây có hình dáng đặc sắc.
4. Đặc biệt ưu tiên các loài cây có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử.
III. Đối với các cây khác
1. Cây không đạt các tiêu chí kỹ thuật đã nêu, nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc lịch sử, hoặc văn hoá, hoặc mỹ quan.
2. Cây cảnh độc đáo.
3. Các cây gần đạt các tiêu chí nhóm A, B nêu trên, nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc văn hoá, hoặc lịch sử, hoặc mỹ quan.
(Chu vi cây đơn thân đo cách mặt đất 1,3m; chu vi cây có bạnh vè đo trên bạnh vè 20cm; chu vi các loài đa, si đo cả chu vi các rễ phụ).
Điều kiện lựa chọn, công nhận “Cây di sản”
1. Cây Di sản phải đáp ứng được các Tiêu chí Cây di sản đã được công bố
2. Chủ sở hữu Cây di sản phải được xác định rõ ràng và làm thủ tục đăng ký.
3. Số lượng các Cây di sản phải tương xứng với khả năng bảo tồn thực tế của Hội và cộng đồng.
4. Hướng tới việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Cây di sản.
Đến nay, trên cả nước đã có hơn 970 cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là “Cây di sản”. Cây di sản có tuổi thọ lâu nhất Việt Nam hiện nay là cây Táu bạc ở đền Thiên Cổ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, khoảng 2.200 tuổi.
Đỗ Vũ (Tổng hợp)
Từ khóa » Cây Di Sản Là Gì
-
Cây Di Sản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Sách Cây Di Sản ở Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiêu Chí Cây Di Sản VN
-
Cây Di Sản
-
Tiêu Chí Cây Di Sản Việt Nam Gồm Những Gì? - Infonet
-
Cây Di Sản Việt Nam Trên đất Long An
-
Cần Phát Huy Giá Trị Cây Di Sản - - UBND TP Cam Ranh
-
Cây Trăm Tuổi: Di Sản Và Ký ức - Báo Người Lao động
-
Công Nhận Quần Thể Cổ Thụ Rừng Nam Tây Nguyên Là Cây Di Sản ...
-
Số 12|: Bảo Tồn Cây Di Sản - Khi Cộng đồng đóng Vai Trò Chủ Chốt
-
Quần Thể Bằng Lăng ở Đắk Nông được Công Nhận Là Cây Di Sản Việt ...
-
Ứng Xử Với “di Sản Xanh” - Báo Tài Nguyên & Môi Trường
-
Tham Quan Vườn Cây Di Sản Có Một Không Hai Của Việt Nam Tại ...
-
Chưa Kịp đăng Ký Cây Di Sản, Cây Trôi Cổ Thụ Hơn 300 Năm Tuổi ...