Tìm Hiểu Cgpa Là Gì ? điểm Gpa Là Gì? Gpa Quan Trọng Với Du Học Ra ...

GPA là gì? Điểm trung bình các môn học, điểm tích lũy, điểm trung bình học kỳ/năm là gì? Đó là kết quả cuối cùng mà học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh mong đợi nhất sau mỗi học kỳ hay năm học, và nó còn được gọi là GPA, là một chỉ số để đánh giá chất lượng học tập.

Bạn đang xem: Cgpa là gì

GPA có tầm quan trọng với những ai đang có ấp ủ muốn đi Du học, một trong những điều kiện quan trọng để xét duyệt hồ sơ du học nước ngoài. Vậy GPA có ý nghĩa gì, những điều cần biết về nó là gì? Chúng ta sẽ cùng hiểu hơn về chỉ số quan trọng này một cách đầy đủ nhất để bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho ước mơ Du học của mình.

Nội dung bài viết

Vài nét về hệ thống tín chỉ

GPA là gì?

*

GPA có nghĩa là gì?

GPA hay gọi là Grade Point Average (điểm trung bình các môn học), có nghĩa là kết quả học tập trung bình hay chỉ số điểm trung bình để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên theo hệ thống giáo dục Mỹ.

Có thể hiểu đơn giản Điểm GPA hay chứng chỉ GPA là điểm trung bình tích lũy của học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học tập. Thông qua điểm GPA, để nhà trường có cái nhìn tổng quan về trình độ học thuật cũng như mức độ cố gắng, nỗ lực trong học tập của học sinh, sinh viên.

Chỉ số GPA được tính bằng cách cộng các điểm trung bình của các môn học, rồi chia đều ra để lấy điểm số trung bình. Cách tính này theo hệ thống giáo dục Việt Nam thì GPA cũng chính là điểm tổng kết cuối kỳ hoặc cả năm học của học sinh, sinh viên.

Điểm GPA là gì?

Điểm GPA là điểm trung bình của các môn học, dùng để đánh giá kết quả học tập của cá nhân.

Trong hệ thống giáo dục Mỹ quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên với các chữ cái A, B, C, D và F.

Với điểm A: là điểm cao nhất, Điểm A tương đương 4 điểm là điểm giỏi.

Với điểm B tương đương 3 điểm là điểm khá.

Với điểm C tương đương 2 điểm là điểm trung bình.

Điểm D tương đương 1 điểm là điểm yếu đủ để qua môn.

Điểm F tương đương 0 điểm là điểm kém và bạn bị trượt môn.

Thang điểm GPA

Mỗi quốc gia có thể sử dụng một thang điểm riêng để đánh giá, phân loại học sinh/ sinh viên và có bảng quy đổi về thang điểm GPA. Thang điểm GPA chính xác nhất là thang điểm 4 theo hệ thống giáo dục nước Mỹ.

Với Việt Nam hệ thống giáo dục Việt Nam sử dụng 3 thang điểm để đánh giá gồm: thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm 4.

*

Thang điểm của GPA khác nhau tùy mỗi quốc gia

– Thang điểm 10

Thang điểm 10 được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường trung cấp/cao đẳng/đại học, đang áp dụng phương pháp đào tạo theo niên chế.

Theo thang điểm này đánh giá kết quả học lực theo học kỳ và cả năm học được tính như sau:

+ Giỏi:

Điểm trung bình GPA các môn học từ 8.0 trở lên.

Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên còn học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn từ 8.0 trở lên.

Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 6.5 trở lên.

+ Khá:

Điểm trung bình các môn học từ 6.5 trở lên.

Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn từ 6.5 trở lên.

Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 5.0 trở lên.

+ Trung bình:

Điểm trung bình các môn học từ 5.0 trở lên.

Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu 5.0; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 5.0.

Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 3.5 trở lên

+ Yếu: Điểm GPA các môn học tối thiểu là 3.5 và tất cả các môn học đều có điểm trung bình mỗi môn trên 2.0.

+ Kém: Các trường hợp còn lại

Phân loại sinh viên và đánh giá kết quả học tập của học kì, năm học và khóa học theo điểm trung bình chung các học phần:

Xuất sắc: 9 – 10

Giỏi: 8 –

Khá: 7 –

Trung bình khá: 6 –

Trung bình: 5 –

Yếu: 4 –

Kém: Dưới 4

– Thang điểm chữ

Thang điểm chữ được dùng để đánh giá, phân loại kết quả học tập từng học phần/ môn học của sinh viên bậc cao đẳng/ đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Điểm A: Giỏi

Điểm B+: Khá giỏi

B: Khá

C+: Trung bình khá

C: Trung bình

D+: Trung bình yếu

D: Yếu

F: Kém (không đạt)

– Thang điểm 4

Thang điểm 4 được dùng để tính điểm GPA học kỳ, năm học và điểm trung bình tích lũy toàn khóa của sinh viên bậc cao đẳng/đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

+ Xếp loại học lực theo học kỳ và năm học:

Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00

Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59

Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19

Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49

Yếu: Điểm GPA dưới 2.00

+ Xếp loại bằng tốt nghiệp:

Bằng Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00

Bằng Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59

Bằng Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19

Bằng Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49

Mối quốc gia sẽ có cách sử dụng các thang điểm khác nhau để đánh giá kết quả học tập. Ở các nước phương Tây như Mỹ, Úc, Anh,… sẽ sử dụng thang điểm chữ (letter grade) bao gồm A, B, C, D, F để đánh giá kết quả học tập của học sinh/ sinh viên. Mỗi nước lại có thể chia nhỏ từng mức điểm thành các mức nhỏ hơn, ví dụ với mức A được chia thành A+, A, A-,…

GPA được tính theo công thức nào?

*

GPA là chỉ số đánh giá kết quả, phân loại học tập

GPA là điểm trung bình môn học, một số môn học sẽ có số tín chỉ khác nhau trong tính trung bình, thường các môn học quan trọng, chiếm thời lượng nhiều sẽ thể hiện ở số tín chỉ cao và ngược lại.

GPA = (Tổng điểm trung bình môn x số tín chỉ/môn) : Tổng số tín chỉ

GPA được tính theo thang điểm 4, khác với thang điểm của Việt Nam là 10. Có nghĩa là trong thang điểm 4 này 4 là điểm cao nhất. Điểm được đánh dấu theo các mức (A,B,C,D,F) hoặc dạng số từ 0 -> 4. Cụ thể như sau:

+ A = 4 = Giỏi

+ B = 3 = Khá

+ C = 2 = TB

+ D = 1 = Qua môn (yếu)

+ F = 0 = Rớt (kém)

Quy đổi GPA

US GPA Điểm (hệ 4.0) Điểm (hệ 10.0)
A+ 4 8.5 – 10
A 3.8 – 3.9
A- 3.4 – 3.7
B+ 3.1 – 3.3 7.0 – 8.4
B 2.8 – 3.0
B- 2.4 – 2.7
C+ 2.1 – 2.3 5.5 – 6.9
C 1.8 – 2.0
C- 1.4 – 1.7
D+ 1.1 – 1.3 4.0 – 5.4
D 0.8 – 1.0
D- 0.7
F

Quy đổi GPA hệ Mỹ

Quy đổi GPA hệ Mỹ

A = 4

A- = 3.7

B+ = 3.3

B = 3

B- = 2.7

C+ = 2.3

C = 2.0

C- = 1.7

D+ = 1.3

D = 1

D- = .7

F = 0

Chuyển đổi điểm thang số 10 sang điểm GPA

Cách quy đổi từ điểm chuẩn ở Việt Nam sang GPA

Điểm A (8.5 – 10) ~ 4.0 GPA

Điểm B (7.0 – 8.4) ~ 3.0 GPA

Điểm C (5.5 – 6.9) ~ 2.0 GPA

Điểm D (4.0 – 5.4) ~ 1.0 GPA ~ Có thể đăng ký học cải thiện

Điểm F (dưới 4.0) ~ 0.0 GPA ~ Học lại

Cách tính GPA ở Việt Nam và chuyển đổi GPA Việt Nam sang hệ thống tín chỉ Mỹ

*

Cách tính GPA ở Việt Nam?

Điểm học phần = 10% điểm chuyên cần + 30% điểm giữa kỳ + 60% điểm cuối kỳ. Tỉ lệ điểm thành phần sẽ có sự thay đổi ví dụ như 10%, 20%, 70% tùy vào từng môn học.

Xem thêm: Endurance Là Gì – Endurance Nghĩa Là Gì

– Điểm chuyên cần: đánh giá bằng mức độ tham gia đầy đủ các buổi học, và mức độ đóng góp xây dựng bài trên lớp. Điểm chuyên cần tối đa là 10 điểm, nếu các bạn vắng mặt quá 25% số buổi, các bạn sẽ không được thi môn đó và phải học lại.

– Điểm giữa kì: giữa học phần các bạn sẽ có 1 bài thi, thường là trên giấy. Điểm giữa kỳ của các bạn phải trên 4 mới đủ điều kiện để thi kết thúc học phần.

– Điểm cuối kỳ: là điểm của bài thi kết thúc học phần. Bài thi cuối kì có thể là trên giấy, vấn đáp hoặc kết hợp. Điểm cuối kỳ chiếm 60% đến 70% trong điểm học phần.

Cách xếp loại theo GPA

+ Xếp loại môn học:

A (tương đương 8.5 – 10) = 4 GPA (loại giỏi)

B (7.0 – 8.4) = 3 GPA (loại khá)

C (5.5 – 6.9) = 2 GPA (Trung bình)

D (4.0 – 5.4) =1 GPA (Trung bình yếu).

F (dưới 4) = 0 GPA và bắt buộc phải học lại.

+ Xếp loại tốt nghiệp được xét dựa trên GPA như sau:

Loại xuất sắc: GPA từ 3.6 – 4.0

Loại giỏi: GPA từ 3.2 – 3.59

Loại khá: GPA từ 2.5 – 3.19

Loại trung bình khá: GPA từ 2.2 – 2.49

Loại trung bình: GPA từ 2.0 – 2.19

Nếu được điểm D có thể chọn học cải thiện để nâng điểm số, khi đó điểm học phần sau khi học cải thiện sẽ thay thế cho điểm số cũ.

Tầm quan trọng, ý nghĩa của GPA khi đi du học

*

GPA có ý nghĩa quan trọng đối với Du học

Điểm GPA rất quan trọng đối với việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên và đặc biệt có ý nghĩa lớn khi bạn muốn xin vào các trường đại học ở Mỹ, hay nước ngoài. Các trường Đại học tại Mỹ thường có cầu điểm GPA của bạn ít nhất phải là 3.3. Còn nếu muốn xin được học bổng thì điểm GPA phải đạt trên 3.9.

GPA là điều kiện đầu tiên để được đi du học, nhưng GPA không phải là tất cả bởi những trường đại học ở Mỹ còn quan trọng và quan tâm về sự năng nổ, hoạt bát của du học sinh. Ngoài việc phải có điểm GPA cao, các du học sinh còn cần phải có tham gia ít nhất hoạt động ngoại khoá. Một số trường Đại học ở Mỹ còn kiểm tra sinh viên đầu vào thông qua các yếu tố như SAT, TOEFL, IELTS, GMAT, GRE, thư giới thiệu, bài luận, và kinh nghiệm của sinh viên,…

Để chuẩn bị sẵn sàng cho điều kiện đi du học, bạn buộc phải rèn luyện có kết quả học tập đạt mức điểm tối thiểu, và còn phải chuẩn bị cho mình nhiều hơn về ngoại ngữ và các kỹ năng sống khác cần thiết cho hòa nhập cộng đồng.

Vài nét về hệ thống tín chỉ

Một số thuật ngữ về hệ thống tín chỉ tại Mỹ

– Giờ tín chỉ (Credit-Hour): Mỗi tiết học sẽ kéo dài 50 phút được tính như một giờ. Một tín chỉ bao gồm 15 tiết trong 15 tuần chỉ một tiết lên lớp mỗi tuần. Vậy nếu môn học này có 3 tiết lên lớp mỗi tuần trong vòng 15 tuần chẳng hạn thì là 3 tín chỉ.

– Hệ thống Tín chỉ (Credit system): Hệ thống một chương trình giáo dục gắn đơn vị tín chỉ vào các thành tố bộ phận của chương trình. Tín chỉ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ dựa trên số giờ lên lớp của sinh viên và điểm số mà sinh viên đạt được trong môn học ấy.

– Môn học (Course): Bài giảng tập trung vào một vấn đề khoa học cụ thể, người ta dùng thuật ngữ “lớp” (class) để diễn đạt khái niệm này. Như lớp Toán, lớp Vẽ,…

– Chương trình học (Curriculum): Tập hợp các môn học tạo thành chương trình đào tạo, có thể là môn chính hay môn phụ.

– Môn tự chọn (Electives): Những môn trong số các môn học chính mà sinh viên lựa chọn để đăng ký học. Hệ thống môn tự chọn này cho phép sinh viên chọn lựa học những môn nào đạt được những tri thức và kỹ năng mà họ quan tâm.

– Mục tiêu học tập (Learning objective): Những tri thức và kỹ năng cụ thể mà sinh viên sẽ đạt được trong một môn học hay một chương trình học cụ thể.

– Chuyên ngành (Major): Ngành khoa học được chọn làm lĩnh vực chuyên ngành. Trong hệ thống học kỳ thì nó tương ứng với 120 tín chỉ trong vòng 4 năm.

– Đề cương môn học (Syllabus): Nội dung tóm tắt của môn học. Đưa ra những mục tiêu học tập và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.

– Hệ thống tín chỉ Mỹ (US Credit-based System): Phương pháp tiêu chuẩn hóa về việc đưa tín chỉ thành một đơn vị để tính toán việc hoàn thành một ngành học, dựa trên đơn vị giờ tín chỉ. Thời gian sử dụng cho việc lên lớp cùng với dấu hiệu đã đạt yêu cầu môn học.

Sự khác biệt trong hệ thống tín chỉ các nước

*

Hệ thống tín chỉ các nước có gì khác nhau?

Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ hay gọi tắt là Hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến trong nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó còn được gọi là học chế tín chỉ để phân biệt với các phương pháp đào tạo ra đời trước nó như học chế niên chế, học chế học phần. Trên thế giới phương pháp này được áp dụng ở cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm:

+ Thời gian lên lớp.

+ Thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu.

+ Thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài,…

Hệ thống tín chỉ được áp dụng ở mỗi quốc gia sẽ có những điều khác biệt nhất định, nhưng vẫn dựa trên quy chuẩn của thế giới, giáo dục là một vấn đề mà mỗi quốc gia luôn để lên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước.

Các loại học bổng của Mỹ mà không cần GPA

Thường học bổng du học sẽ yêu cầu điểm GPA cao hơn nhưng có những học bổng lại không cần đến điểm GPA như:

+ Học bổng $1000 hàng tháng của Gotchosen

+ Học bổng College Week Live

+ Học bổng Zinch

+ Scholarship points

+ Học bổng “GPA không phải là tất cả”

+ Học bổng Frame My Future

Những học bổng này thay vì sẽ yêu cầu GPA thì sẽ yêu cầu khắt khe hơn trong việc xét các kỹ năng mềm hay các kỹ năng khác.

Ví dụ muốn có học bổng Frame My Future, cá nhân cần sáng tác 1 bài thơ, vẽ 1 bức tranh, viết 1 bản nhạc, hoặc có một tác phẩm nào đó thể hiện năng khiếu của bạn… để dựa vào đó Hội đồng xét duyệt học bổng. Những cá nhân có tác phẩm của mình tốt hơn sẽ nhận được học bổng.

Một số thuật ngữ về điểm GPA

Weighted GPA

Weighted GPA nghĩa là điểm GPA có trọng số, tính theo độ khó của khóa học và được tính theo thang điểm 0 – 5.0.

Có thể ví dụ như sau:

Điểm A của học sinh trong lớp chuyên – lớp có mức độ khó có thể tương đương với GPA 5.0.

Điểm A của học sinh trong lớp nâng cao – lớp nâng cao có thể tương đương với GPA 4.5.

Điểm A của học sinh trong lớp trung bình – lớp bình thường có thể tương đương với GPA 4.0.

Xem thêm: Neuroscience Là Gì – Neuroscience Trong Tiếng Tiếng Việt

GPA out of

GPA out of dùng để chỉ thang điểm GPA mà theo sau nó là một con số đại diện cho một thang điểm.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Từ khóa » Chỉ Số Gpa Là Gì