Tìm Hiểu Chi Tiết Về Bảng đơn Vị đo độ Dài A - Z - Tino Group
Có thể bạn quan tâm
Trong lĩnh vực toán học, thời gian, khối lượng và độ dài là những đơn vị cơ bản nhưng lại rất quan trọng. Từ cấp bậc tiểu học, các em học sinh đã phải làm quen với những đơn vị này. Để hiểu rõ hơn về các đơn vị toán học, hãy cùng Tino Group tìm hiểu rõ hơn về bảng đơn vị đo độ dài A – Z qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về bảng đơn vị đo độ dài
Độ dài là gì? Hiểu như thế nào cho đúng?
Độ dài hay chiều dài là khoảng cách giữa 2 điểm, được tính từ đầu điểm này đến điểm kia. Để xác định chiều dài của một vật bất kỳ, bạn cần sử dụng công cụ để đo độ dài. Nhìn chung, đo độ dài chính là cách so sánh độ dài đó với một độ dài khác được chọn làm đơn vị đo.
Ví dụ: Độ dài của bàn tay là khoảng cách từ đầu ngón tay giữa đến cổ tay.
Thế nào là đơn vị?
Về bản chất, đơn vị được hiểu như một đại lượng dùng để đo trong lĩnh vực toán học, vật lý và hóa học. Trên thực tế, đơn vị được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người.
Đóng vai trò như một đơn vị vật lý được dùng làm tiêu chuẩn và thống nhất trong phạm vi cả nước theo quy định của Pháp luật hiện nay, đơn vị có khả năng xác định trọng lượng, khối lượng, kích thước hoặc trạng thái của một sự vật, hiện tượng.
Đơn vị đo độ dài là gì?
Nhìn chung, đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để xác định khoảng cách giữa hai điểm. Đây được xem là cột mốc giúp người dùng so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác nhau.
Trong hệ thống đơn vị đo độ lường hợp pháp của nước ta, đơn vị dùng để đo độ dài có ký hiệu là m (mét). Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng một số đơn vị khác như: mi-li-met (mm), xen-ti-met (cm), đề-xi-mét (dm), ki-lô-mét (km).
Bảng đơn vị đo độ dài A – Z
Khái niệm bảng đơn vị đo độ dài
Bảng đơn vị đo độ dài là kiến thức nền tảng mà bất kỳ ai cũng phải nhớ để áp dụng cho các bài toán đo độ dài hoặc đổi đơn vị độ dài nhanh nhất. Một bảng đơn vị đo độ dài bao gồm những đơn vị cơ bản và phổ thông nhất hiện nay.
Thông thường, bảng đơn vị đo độ dài sẽ được áp dụng trong chương trình toán học lớp 3 và 4. Đối với lớp 5, bảng đơn vị đo độ dài sẽ được nâng cao và tổng hợp kỹ hơn. Nhờ đó, các em học sinh sẽ ghi nhớ chính xác và thuần thục hơn trong cách chuyển đổi đơn vị.
Nhắc lại kiến thức về bảng đo độ dài trong chương trình tiểu học
- Lớp 2: Học sinh tìm hiểu với đơn vị đo độ dài là dm và cm, đổi 2 đơn vị này trong phạm vi 100.
- Lớp 3: Học sinh tìm hiểu bảng đo đơn vị độ dài từ A – Z bao gồm 7 đơn vị: km, hm, dam, m, dm, cm, mm và một số cách đổi đơn vị.
- Lớp 4: Học sinh làm quen với bảng đơn vị đo diện tích, bao gồm: 2 đơn vị: km2 (ki-lô-mét vuông) và m2 (mét vuông).
- Lớp 5: Trong chương trình học lớp 5, học sinh sẽ làm quen thêm các đơn vị đo độ dài diện tích bên cạnh km2 và m2 là: hm2, dam2, dm2, cm2, mm2. Ngoài ra, học sinh còn được tìm hiểu cách tổng hợp các bảng đơn vị đo lường, tập luyện cách chuyển đổi xuôi/ngược những loại đơn vị ấy.
Đọc đơn vị đo độ dài như thế nào?
Việc chuyển đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, bạn cần có kinh nghiệm cũng như phương thức ghi nhớ logic để học và nhớ các đơn vị đo chính xác hơn. Dưới đây là bí quyết đọc đơn vị độ dài đơn giản, dễ hiểu và chính xác nhất.
- Ki-lô-mét (km) là đơn vị đo độ dài lớn nhất.
- Héc-tô-mét (hm) là đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km).
- Đề-ca-mét (dam) là đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm).
- Mét (m) là đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam).
- Đề-xi-mét (dm) là đơn vị liền sau Mét (m).
- Xen-ti-mét (cm) là đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm).
- Mi-li-mét (mm) là đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm).
Vậy thứ tự của các đơn vị được xếp như sau:
km > hm > dam > m > dm > cm > mm
Đổi đơn vị đo độ dài như thế nào cho chuẩn?
Để đổi đơn vị đo độ dài hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ bản chất của phép đổi đó. Sau khi nắm rõ bản chất phép đổi, bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải hoặc trái. Mỗi đơn vị liền sau là một chữ số hoặc bổ sung vào một chữ số 0 (nếu thiếu) sao cho ứng với mỗi đơn vị đo.
- Nếu đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn sang đơn vị bé liền kề, chúng ta cần nhân số đó với 10.
Ví dụ: 1m = 100dm = 1000cm
- Nếu đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị bé sang đơn vị lớn, chúng ta chỉ cần chia số đó cho 10.
Ví dụ: 10 cm = 1 dm
Vậy, mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau sẽ hơn hoặc kém nhau 10 lần
Dụng cụ đo độ dài là gì? Cách đo độ dài ra sao?
Thế nào là dụng cụ đo độ dài?
Bạn có thể sử dụng thước để đo độ dài của vật. Có nhiều loại thước đo khác nhau, như:
- Thước thẳng: Được sử dụng phổ biến trong học tập, đo quần áo, trong xây dựng,…
- Thước cuộn: Được sử dụng để đo các chiều dài lớn, như: nhà cửa, bàn ghế, đồ dùng nội thất,…
- Thước dây: Được sử dụng để đo chiều cao.
- …
Tựu trung, các loại thước được sản xuất với nhiều loại với chiều dài khác nhau, phục vụ cho nhiều nhu cầu đo khác nhau. Tùy thuộc vào hình dạng và kích thước của vật, bạn có thể sử dụng các thước đo tương ứng.
Làm thế nào để xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước?
Mọi dụng cụ đo độ dài đều phải xác định GHĐ và ĐCNN. Trong đó, GHĐ là độ dài lớn nhất được ghi trên thước, ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch được chia liên tiếp trên thước.
Công thức tính ĐCNN là:
ĐCNN = (Số lớn – Số bé) / số đoạn
Các bước đo độ dài
Để đo độ dài của một vật dụng bằng thước chính xác, bạn cần áp dụng quy trình 5 bước sau:
Bước 1: Trước tiên, bạn cần ước lượng độ dài cần đo.
Bước 2: Trong bước tiếp theo, bạn cần chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Ví dụ: Nếu muốn đo chiều dài của một chiếc bàn, bạn cần chọn thước dây hoặc thước cuộn để đo chính xác và nhanh hơn một chiếc thước thẳng.
Bước 3: Bạn cần đặt thước và mắt nhìn vuông góc với thước.
Ví dụ: Nếu đo chiều dài của bút chì, bạn cần đặt thước dọc theo chiều dài của bút chì và vạch số 0 của thước ngang bằng với một đầu của bút chì. Sau đó, bạn tiếp tục đặt mắt vuông góc với thước ở đầu kia của bút chì.
Bước 4: Bước tiếp theo bạn cần làm là đọc giá trị chiều dài của vật theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bước 5: Cuối cùng, bạn chỉ cần ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.
Bảng đơn vị đo độ dài là công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Trên đây là tổng hợp kiến thức cơ bản liên quan đến bảng đơn vị đo độ dài A – Z được Tino Group chia sẻ. Hy vọng, bài viết sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho các em học sinh và các bậc phụ huynh trong quá trình tìm hiểu môn toán học.
Những câu hỏi thường gặp
Đơn vị chuẩn là gì?
Đơn vị chuẩn là một đơn vị đo chiều dài, thường không đổi theo thời gian, được dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.
Đơn vị liền kề gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
Mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thường hơn hoặc kém nhau 10 lần.
Học sinh thường gặp vấn đề gì khi đổi đơn vị đo độ dài?
Học sinh thường gặp phải 4 vấn đề sau khi đổi đơn vị đo độ dài:
- Không nắm được các ký hiệu viết tắt của đơn vị đo.
- Không tìm thấy số đo trên thước đo độ dài.
- Không biết nắm bắt các mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Thao tác sai đối với các bài toán có sử dụng đơn vị đo chiều dài.
Các thước đo độ dài phổ biến nhất hiện nay là gì?
Một số thước đo độ dài phổ biến hiện nay là: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, thước kẹp,…
Từ khóa » Các Loại đơn Vị đo độ Dài
-
Giới Thiệu Về Các đơn Vị đo độ Dài Và Bảng đơn Vị đo độ Dài - Isocert
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Đơn Vị Đo Chiều Dài Phổ Biến Trong Toán Học
-
Danh Sách Các đơn Vị đo độ Dài Và Cách Quy đổi Chính Xác Nhất
-
Có Bao Nhiêu đơn Vị đo độ Dài? - Luật Hoàng Phi
-
Đơn Vị đo Chiều Dài – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Cách Học Thuộc đơn Giản, Nhanh Chóng
-
Định Nghĩa Và Một Số đơn Vị đo độ Dài Thông Dụng Thường Dùng
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài Và Khối Lượng? Cách Quy đổi Chính Xác?
-
Đơn Vị đo độ Dài Là Gì? Danh Sách Các đơn Vị Và Cách Quy đổi Chính ...
-
Hệ Thống Tất Cả đơn Vị đo Lường Chiều Dài Quốc Tế - Fujihatsu
-
Bảng đơn Vị đo độ Dài - Lafactoria Web
-
Bảng đơn Vị đo Độ Dài. Cách đổi, Cách Thuộc, ứng Dụng?
-
Các đơn Vị đo độ Dài Nhỏ Hơn Mm - .vn