Tìm Hiểu Chi Tiết Về Chương Trình Công Nghệ Tài Chính (Fintech)
Có thể bạn quan tâm
{1} ##LOC[OK]## {1} ##LOC[OK]## ##LOC[Cancel]## {1} ##LOC[OK]## ##LOC[Cancel]##
Days Hours Minutes Seconds ĐĂNG KÝ
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chương trình và dự án Tìm hiểu chi tiết về chương trình Công nghệ tài chính (Fintech)Kinh tế số và công nghệ tài chính Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mới (Information and Communications Technology-ICT) là nhân tố nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. ICT đã trở thành một nhân tố sản xuất trong nền kinh tế, từ đó xuất hiện hàng loạt các hoạt động kinh tế - xã hội sử dụng ICT trong môi trường Internet và hình thành nên hệ sinh thái kinh tế số bao gồm: kinh doanh điện tử (e-business), thương mại điện tử (e-commerce), nội dung số (digital content), các công nghệ mới nổi (emerging industries), kinh tế chia sẻ (sharing economy), chính phủ điện tử (e-goverment). Các công nghệ kỹ thuật số mà điển hình là điện toán đám mây, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo,... đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ ở hầu hết các hoạt động trong xã hội từ cách sống, làm việc, mua sắm, tiêu thụ và sản xuất hàng hoá - dịch vụ. Cùng với sự phát triển của kinh tế số, khu vực tài chính là ngành sử dụng công nghệ số từ rất sớm thông qua việc số hóa các dịch vụ tài chính, thường được gọi vắn tắt là “công nghệ tài chính” (Financial technology, viết tắt là Fintech). Trong nhiều thập kỷ qua, các ngân hàng đã đầu tư mạnh vào công nghệ nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống các sáng tạo tài chính (financial innovations), từ đó nhiều sản phẩm tài chính đã ra đời như chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng (EFTPOS), máy rút tiền tự động (ATM), hệ thống SWIFT, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), ngân hàng di động và những năm gần đây là các hoạt động: cho vay ngang hàng (Peer-To-Peer lending) huy động vốn cộng đồng (Equity-based crowdfunding), thanh toán di động (Mobile payment), ngân hàng chuỗi khối (Blockchain banking), tiền điện tử (Digital banking) mà cụ thể là tiền kỹ thuật số ngang hàng, còn gọi là tiền mật mã (Cryptocurrency) với điển hình là loại tiền ảo đã từng “nổi đình nổi đám” có tên gọi là Bitcoin. Công nghệ tài chính và tương lai của khu vực tài chính-ngân hàng Các đổi mới, sáng tạo tài chính trên nền tảng công nghệ đã tạo ra các mô hình kinh doanh mới, các công nghệ quản lý mới và các sản phẩm tài chính mới tạo nên những tác động vô cùng to lớn, mạnh mẽ ở cả chiều sâu lẫn diện rộng đến tất cả các hoạt động của các tổ chức tài chính, thị trường tài chính, các hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính và cả cơ quan quản lý nhà nước kể cả ngân hàng Trung ương. Hoạt động cung ứng dịch vụ tín dụng, thanh toán không còn là thế độc quyền của các ngân hàng khi các công ty công nghệ khổng lồ như Apple, Google, Amazon và Facebook tại Hoa Kỳ; Alibaba và Tencent tại Trung Quốc đã phát triển các giải pháp cho phép các công cụ thanh toán của mình có thể sử dụng kết hợp với các ngân hàng. Amazon cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ với tổng dư nợ lên đến 3 tỷ USD. Facebook cho phép người sử dụng tại Hoa Kỳ thanh toán cho những người khác trong danh sách bạn bè và cũng đang lấn sân sang lĩnh vực cho vay các doanh nghiệp nhỏ. Alibaba cung cấp dịch vụ thanh toán thông qua công ty liên kết Ant Financial, trong khi Tencent cung cấp một loạt dịch vụ tài chính đa dạng thông qua ứng dụng mạng xã hội WeChat. Ở Việt Nam, giới trẻ cũng đã khá quen thuộc với các công ty công nghệ tài chính và các dịch vụ ví điện tử Momo, Timo, Grabpay by Moca, SamsungPay, ZaloPay, Payoo, Nganluong, Baokim,... Hơn bao giờ hết, các ngân hàng và các tổ chức tài chính truyền thống khác đang đứng trước thách thức, áp lực buộc phải sáng tạo và đổi mới mới có thể sống còn và phát triển. Sự phát triển của công nghệ tài chính – cũng như bất kỳ cải tiến, đổi mới đã từng xuất hiện trong lịch sử – buộc Chính phủ các quốc gia phải có những phản ứng phù hợp. Thách thức đặt ra là làm thế nào để cân bằng giữa các mục tiêu tạo điều kiện cho đổi mới, phát triển, cạnh tranh bình đẳng đồng thời bảo đảm sự ổn định của thị trường tài chính và bảo vệ khách hàng. Có thể thấy, công nghệ tài chính là một lĩnh vực mới, liên quan đến nhiều chuyên ngành nhưng lại có tính chuyên sâu, thay đổi với tốc độ rất nhanh và sẽ còn tiếp tục phát triển sâu rộng trong thời gian tới, tạo nên các ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Khát nhân lực chuyên môn về công nghệ tài chính Đến thời điểm hiện nay, nhìn chung cơ quan quản lý ở các nước đã định hình rõ quan điểm ứng xử đối với công nghệ tài chính theo đó các quy định và các hoạt động giám sát được thực hiện linh hoạt nhằm khuyến khích các dự án đổi mới, cải tiến, tránh các rào cản kềm hãm sự phát triển các dịch vụ công nghệ cao trong tương lai với ba chiến lược phổ biến là áp dụng khung pháp lý thử nghiệm (sandbox), vườn ươm (incubator) và trung tâm đổi mới sáng tạo (innovation hub). Các hoạt động này đòi hỏi phải quy tụ được những nhân lực trình độ cao, không chỉ đòi hòi phải có hiểu biết cập nhật, chuyên môn sâu về tài chính-ngân hàng mà phải có kiến thức cập nhật và am hiểu công nghệ mới đi cùng với tư duy sáng tạo-đổi mới và kỹ năng thích ứng với sự thay đổi. Đối với các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng trong bối cảnh chuyển từ hoạt động truyền thống sang mô hình ngân hàng số (digital banking) với hàng loạt các dịch vụ, sản phẩm, quản trị phải được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới thì buộc phải đào tạo lại đội ngũ nhân sự hiện có, đồng thời, phải tuyển dụng mới nhân sự được đào tạo bài bản, chuyên sâu về công nghệ tài chính mới có thể nắm bắt, vận hành tốt và phát triển công nghệ mới. Ở Việt Nam, dữ liệu từ Vietnam Briefing cho thấy, chỉ trong bốn tháng đầu năm 2017, 39.580 start-up đã thành lập ở Việt Nam, tăng 14% so với quý 1 năm 2016 và một tỷ lệ lớn trong các start-up này là hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính hoặc có liên quan đến công nghệ tài chính với số vốn đầu tư nhận được hơn 129 triệu USD. Đây cũng chính là các tổ chức khát nhân lực có chuyên môn và được đào tạo bài bản về công nghệ tài chính. Trường đại học tiên phong đào tạo về công nghệ tài chính ở Việt Nam Nắm bắt nhu cầu nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tài chính ở Việt Nam, được sự ủng hộ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đại học Quốc gia TP.HCM thành lập Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng và giao cho Trường Đại học Kinh tế -Luật trực tiếp tổ chức quản lý hoạt động. Dựa trên nền tảng đó, nhằm cung cấp nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng trong bối cảnh kỷ nguyên số, có kiến thức cập nhật và am hiểu về công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tài chính trong bối cảnh phát triển kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tiên phong xây dựng chương trình hoàn toàn mới: chương trình đào tạo Cử nhân chất lượng cao Công nghệ tài chính (Fintech) thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng, mã ngành tuyển sinh 7340201_414C. Về mặt kiến thức, chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao Công nghệ tài chính của Trường Đại học Kinh tế - Luật dành 60% thời lượng để cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên môn kinh tế, kinh doanh, tài chính-ngân hàng cùng với các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội trong kỷ nguyên số; 40% thời lượng được dành để trang bị các kiến thức về công nghệ, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, công cụ toán học và thống kê ứng dụng trong lĩnh vực tài chính để sinh viên có kiến thức toàn diện và chuyên sâu về tài chính-ngân hàng và công nghệ. Ngoài ra, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết và thái độ làm việc để đủ năng lực làm việc và thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng của các tổ chức tài chính, tổ chức công nghệ tài chính. Khối lượng kiến thức toàn khóa của chương trình đào tạo
| Thông báo 26/10/2024 Khóa Học “Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu”18/05/2023 Chương trình giảng dạy phương pháp nghiên cứu, công bố bài báo khoa học dành cho học viên cao học, nghiên cứu sinh khóa 2/2023Từ khóa » Công Nghệ Tài Chính (bft)
Copyright © 2022 | Thiết Kế Truyền Hình Cáp Sông Thu |