Tìm Hiểu Chi Tiết Về Dây Curoa Rãnh Dọc PK. Cấu Tạo Và ưu điểm
Có thể bạn quan tâm
Dây curoa là một phụ kiện quan trọng của truyền động công nghiệp, loại dây này có khả năng kết nối để truyền năng lượng cho bánh răng và hệ thống máy móc thiết bị. Hiện nay có một số loại dây curoa được ứng dụng như Dây curoa thang (V-Belt), Dây curoa răng (Timing Belt), Dây curoa dẹt (Flat Belt) và Dây curoa rãnh dọc (V-ribbed Belt),…
Bài này chúng ta tìm hiểu chi tiết về dây curoa rãnh dọc PK để biết được điểm, ứng dụng và ưu nhược điểm của loại dây đai này.
1. Đặc điểm và ứng dụng dây curoa PK
Hình ảnh dây curoa PK
Dây curoa PK (còn gọi là dây curoa rãnh dọc PK) kết hợp tính linh hoạt cao của dây curoa dẹt với hiệu suất cao của dây curoa thang (chữ V). Các đường rãnh song song được làm từ hợp chất cao su chống mài mòn. Dây căng có độ bền cao được thiết kế cho nhiều ứng dụng.
Dây PK được nhúng trong hỗn hợp chất cao su. Các hợp chất cao su được gia cố bằng sợi, chống mài mòn đảm bảo hoạt động trơn tru, tăng khả năng chống dầu và nhiệt, tăng tuổi thọ của dây curoa.
Dây thường dùng trong động cơ xe ô tô, máy nén khí và một số máy có yêu cầu công suất truyền động lớn, tải nặng hoặc độ biến thiên về công suất cao. Nhiệt độ tải cũng khá cao và quan trọng là đòi hỏi thời gian vận hành liên tục. Có thể kéo dài đến hàng trăm giờ mà không cần nghỉ.. Dây curoa PK có các loại từ 3PK đến 12PK, trong trường hợp pully có nhiều hơn 12 rãnh ta có thể ghép dây. Ví dụ như bully có 24 rãnh ta có thể ghép 2 sợi loại 12PK.
Sở dĩ dây được thiết kế có nhiều rãnh nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa dây và bully điều này là cho ma sát giữa trục và dây curoa tăng lên đáng kể. Việc tạo thành rãnh giúp quá trình kéo lực được phân bố đều.
2. Cấu tạo dây curoa PK
Thông số dây curoa rãnh dọc PK
+ Bước răng P = 3.56mm + Độ cao răng b = 5mm + Góc nghiêng θ = 40°
Dây curoa PK thường lắp trong động cơ có công suất trong khoảng từ 0.75kw đến 7.5kw.
Tốc độ vòng quay lên đến trên 50m/s.
Khoảng cách giữa 2 bully nên nhỏ hơn 2000mm và đường kính không nên nhỏ hơn 50mm.
3. Ưu điểm dây curoa PK
- Nhiệt độ làm việc của dây curoa PK là 80°C.
- Môi trường làm việc có thể có nước, dầu, kiềm, ozone.
- Độ rung và độ ồn thấp, dễ dàng thay thế và bảo dưỡng khi cần.
- Loại bỏ độ trượt và duy trì tiếp xúc chắc chắn với các rãnh ròng rọc.
- Khả năng chống dầu, nhiệt, bụi và nứt vỡ cao
- Phân bố tải trọng đồng đều trên toàn bộ mặt cắt ngang
- Có thể chịu được nhiệt độ lên đến + 100 độ C
- Tỷ lệ tốc độ quay không đổi, lớp viền ngoài không bị chìm bên trong rãnh
- Ít tiếng ồn.
4. Phân biệt dây curoa rãnh dọc PK, PJ, PL
Loại dây | Bước răng P(mm) | Chiều dày H(mm) | Chiều cao răng h(mm) |
Dây curoa rãnh dọc PJ | 2.34 | 3.4 | 1.4 |
Dây curoa rãnh dọc PK | 3.56 | 4.3 | 2.0 |
Dây curoa rãnh dọc PL | 4.7 | 6.0 | 3.3 |
Từ khóa » Thông Số Dây Curoa Rãnh Dọc
-
Dây Curoa Rãnh Dọc
-
Thông Số Dây Curoa Rãnh Dọc Chính Hãng - Vòng Bi Trường Thành
-
Dây Curoa Rãnh Dọc Chính Hãng GIÁ RẺ Tại Hà Nội
-
Hướng Dẫn đọc Thông Số Dây Curoa
-
Dây Curoa Và Những Thông Số Cần Biết - Bảo An Automation
-
Dây Curoa Máy Nén Khí Loại Rãnh Dọc Timing-belt - Minh Phong
-
PHÂN BIỆT XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI DÂY CUROA
-
Dây Curoa Rãnh Dọc PJ-PK-PL - Máy Nén Khí APS
-
Cách đọc Thông Số Trên Dây Curoa Bando đơn Giản Nhất
-
DÂY CUROA ( BELT) VÀ NHỮNG THÔNG SỐ CẦN BIẾT - Ngô Phan
-
Dây Curoa Rãnh Dọc V-Ribbed K Megadyne
-
Dây Curoa Là Gì? Phân Loại Tra Mã, Cách Tính độ Dài - VinFast
-
Định Nghĩa, Phân Loại Và Top 5 Thông Số Kỹ Thuật Dây Curoa Công ...