Tìm Hiểu Chi Tiết Về Định Mức 1776/BXD-VP - Dự Toán Xây Dựng ...

Anh em làm việc trong lĩnh vực xây dựng chắc không quá xa lạ với Định mức 1776. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu chiết điện về định mức dự toán này, mọi người tham khảo.

Định mức dự toán xây dựng: là mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy móc và thiết bị thi công phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thi công cụ thể để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc xây dựng cụ thể.

ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH – PHẦN XÂY DỰNG

Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng (Sau đây gọi tắt là Định mức dự toán) là định mức kinh tế – kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1m2 lát gạch, 1 tấn cốt thép, 100m dài cọc .v.v. từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).

Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến.v.v.).

Thông tin văn bản số: 1776/BXD-VP
Tình trạng văn bảnCòn hiệu lực
Số/ Ký hiệu1776/BXD-VP
Ngày ban hành16/08/2007
Hình thức văn bảnĐịnh mức
Đơn vị ban hành/ Người ký/ Chức vụBộ Xây dựngĐinh Tiến DũngThứ trưởng
Lĩnh vựcĐường bộ
Chuyên ngànhQuản lý chi phí ĐTXD
Tệp đính kèmTải toàn bộ – 1776/BXD-VP
Ghi chú

1. Nội dung định mức dự toán 1776

Định mức dự toán bao gồm:

– Mức hao phí vật liệu:

Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Mức hao phí vật liệu trong định mức này đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.

– Mức hao phí lao động:

Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng.

Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.

Cấp bậc công nhân trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác xây dựng.

– Mức hao phí máy thi công:

Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Kết cấu tập định mức dự toán

– Tập định mức dự toán được trình bầy theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và được mã hóa thống nhất bao gồm 11 chương.

Chương I : Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng

Chương II : Công tác đào, đắp đất, đá, cát

Chương III : Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi

Chương IV : Công tác làm đường

Chương V : Công tác xây gạch đá

Chương VI : Công tác bê tông tại chỗ

Chương VII : Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn

Chương VIII : Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ

Chương IX : Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép

Chương X : Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn thiện khác

Chương XI : Các công tác khác

– Mỗi loại định mức được trình bầy tóm tắt thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác xây dựng đó.

– Các thành phần hao phí trong Định mức dự toán được xác định theo nguyên tắc sau:

+ Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu.

+ Mức hao phí vật liệu khác như vật liệu làm dàn giáo xây, vật liệu phụ khác được tính bằng tỉ lệ % tính trên chi phí vật liệu chính.

+ Mức hao phí lao động chính và phụ được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây dựng.

+ Mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng.

+ Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.

Hướng dẫn áp dụng

– Định mức dự toán được áp dụng để lập đơn giá xây dựng công trình, làm cơ sở xác định dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

– Ngoài thuyết minh và hướng dẫn áp dụng nêu trên, trong một số chương công tác của Định mức dự toán còn có phần thuyết minh và hướng dẫn cụ thể đối với từng nhóm, loại công tác xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công.

– Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt 0.00 đến cốt >50m. Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.

Bảng phân loại rừng, phân loại bùn, cấp đất, đá trong định mức được sử dụng thống nhất cho các loại công tác xây dựng trong tập định mức này.

Link Dowload – tải định mức dự toán 1776

Định mức xây dựng mới nhất – Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 10/2019/TT-BXD về định mức xây dựng có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 2 năm 2020

  • Tải về file PDF
  • Tải về file word

1. Định mức xây dựng công trình

Gồm 05 phần:

Định mức xây dựng – Phần xây dựng công trình Định mức xây dựng – Phần lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình Định mức xây dựng – Phần sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng Định mức xây dựng – Phần thí nghiệm chuyên ngành xây dựng Định mức xây dựng – Phần khảo sát xây dựng TẢI VỀ: Định mức xây dựng mới nhất năm 2020 2. Định mức xây dựng trong giai đoạn chuyển tiếp Tại Điều 36 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

(1) Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt trước ngày có hiệu lực của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và đang triển khai thực hiện thì tiếp tục sử dụng, vận dụng định mức xây dựng theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trường hợp gói thầu xây dựng chưa ký kết hợp đồng sau ngày có hiệu lực của Thông tư này thì người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng định mức xây dựng ban hành tại Thông tư này để điều chỉnh giá gói thầu xây dựng nhưng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ và hiệu quả của dự án.

(2) Đối với dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt sau ngày có hiệu lực của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP:

a) Trường hợp gói thầu đã sử dụng, vận dụng định mức xây dựng theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP để xác định giá gói thầu xây dựng, đã lựa chọn được nhà thầu và đã ký kết hợp đồng xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

b) Trường hợp gói thầu xây dựng chưa thực hiện lựa chọn nhà thầu hoặc đang thực hiện lựa chọn nhà thầu trước ngày có hiệu lực của Thông tư này thì áp dụng định mức xây dựng ban hành tại Thông tư này để cập nhật giá gói thầu xây dựng.

(3) Đối với hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh đã được ký kết trước ngày có hiệu lực của Thông tư này thì việc điều chỉnh giá hợp đồng căn cứ nội dung đã ký kết và các quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng để thực hiện.

3. Định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình Bao gồm: mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, thành phần công việc, quy định áp dụng (nếu có) và bảng các hao phí định mức; trong đó:

– Thành phần công việc quy định nội dung các bước công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác khảo sát theo điều kiện kỹ thuật, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc

– Bảng các hao phí định mức gồm:

+ Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu khác cần thiết cho việc hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng.

Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu chính

+ Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của kỹ sư, công nhân trực tiếp cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công tác khảo sát xây dựng. Mức hao phí lao động được tính bằng số ngày công theo cấp bậc của kỹ sư, công nhân, cấp bậc kỹ sư, công nhân là cấp bậc bình quân của các kỹ sư và công nhân trực tiếp tham gia thực hiện một đơn vị khối lượng công tác khảo sát

+ Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy thi công trực tiếp thi công, máy phục vụ cần thiết (nếu có) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát xây dựng. Mức hao phí máy thi công trực tiếp thi công được tính bằng số lượng ca máy sử dụng. Mức hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí máy thi công trực tiếp thi công

Định mức 1776 còn được gọi là định mức dự toán xây dựng công trình hay định mức dự toán thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và lượng máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ về định mức 1776 xây dựng này. Vậy nên cùng nhau tìm hiểu thêm về định mức này nhé!

Giới thiệu định mức xây dựng 1776/BXD-VP 2020

Định mức 1776 là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định là phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công cũng như biện pháp thi công cụ thể để có thể hoàn thành khối lượng công tác từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng.

Định mức xây dựng 1776/BXD-VP 2020

Định mức được lập lên trên nhiều yếu tố như cơ sở các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật, thi công hay những tiến bộ khoa học trong xây dựng,…

Công bố Định mức 1776/BXD-VP dự toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng BỘ XÂY DỰNG

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–——–

Số: 1776/BXD-VP

V/v: Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2007

Kính gửi:

Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước -Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

-Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Bộ xây dựng công bố Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng kèm theo văn bản này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đinh Tiến Dũng

Nơi nhận:

– Như trên

– Văn phòng Quốc hội

– Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội

– Văn phòng Chủ tịch nước

– Cơ quan TW của các đoàn thể

– Tòa án Nhân dân tối cao

– Viện kiểm sát Nhân dân tối cao

– Văn phòng chính phủ

– Các sở XD, các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành

– Các Cục, Vụ thuộc Bộ XD

– Lưu VP, Vụ PC, KTTC, Viện KTXD,H.300

Nội dung chi tiết định mức 1776/BXD-VP 2020 Nội dung chi tiết định mức 1775/BXD-VP 2020 sẽ bao gồm 6 phần với từng phần được nêu nên rất chi tiết và ngắn gọn, dễ hiểu. Có thể tham khảo nội dung định mức ngay dưới đây.

Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần I và II

Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần III,IV,V,VI,VII

Trích dẫn văn bản của Bộ Xây Dựng về Định mức dự toán xây dựng (25/07/2007) Trích dẫn văn bản của Bộ Xây Dựng về Định mức dự toán xây dựng (25/07/2007) theo từng phần được nêu rõ một cách cụ thể và chi tiết nhất về nội dung, kết cấu cũng như hướng dẫn cách áp dụng. Cụ thể như sau:

Nội dung định mức dự toán bao gồm Nội dung định mức dự toán bao gồm 4 phần được nêu lên rất cụ thể và chi tiết như sau:

Mức hao phí vật liệu Mức hao phí trong định mức này bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công, đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát. Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ và các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Mức hao phí lao động Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp trong việc thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng. Số lượng ngày công đã có bao gồm cả lao động chính và phụ để thực hiện, hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc và thu dọn hiện trường thi công.

Ngoài ra cấp bậc công nhân trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác xây dựng.

Mức hao phí máy thi công Đây là số ca sử dụng máy cũng như thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện, kể cả máy và thiết bị phục vụ để có thể hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Kết cấu tập định mức dự toán Tập định mức dự đoán được trình bày theo nhóm và các loại công tác hoặc kết cấu xây dựng, được mã hóa thống nhất bao gồm 11 chương, cụ thể các chương như sau:

Chương I: Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng Chương II: Công tác đào, đắp đất, đá, cát Chương III: Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi Chương IV: Công tác làm đường Chương V: Công tác xây gạch đá Chương VI: Công tác bê tông tại chỗ Chương VII: Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn Chương VIII: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ Chương IX: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép Chương X: Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn thiện khác Chương XI: Các công tác khác Hướng dẫn áp dụng Định mức 1776/BXD-VP Mức hao phí lao động chính và phụ thường được tính cụ thể, chi tiết bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của mỗi công nhân trực tiếp xây dựng.

Định mức dự toán được áp dụng dựa theo đơn giá xây dựng công trình, làm cơ sở để có thể xác định rõ dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư cũng như dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Trong một số chương công tác của Định mức dự toán còn đặc biệt có thêm phần thuyết minh và hướng dẫn một cách cụ thể nhất đối với từng nhóm, loại công tác xây dựng sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, cũng như điều kiện thi công và biện pháp thi công hợp lý. Chiều cao được ghi trong định mức dự toán là chiều cao từ cốt 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m, ≤16m, ≤50m và từ cốt 0.00 đến cốt >50m. Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi rõ độ cao nhưng khi thi công ở độ cao trên 16m thì cần sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao. Lời kết Định mức 1776 giúp lập định mức, dự toán cho công trình xây dựng hoặc đang chuẩn bị hoàn thành lần lượt các hạng mục xây dựng một cách hiệu quả. Mang đến một công trình xây dựng vừa an toàn mà lại vừa chất lượng.

Download định mức xây dựng mới nhất 2020 PDF

  • Tải về file PDF
  • Tải về file word

Định mức hay định mức xây dựng là những cụm từ không mấy xa lạ trong lĩnh vực xây dựng công trình. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự am hiểu về khái niệm này. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc tất tần tật những kiến thức cần biết về Định mức xây dựng cũng như Định mức 1776. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu sửa chữa nhà trọn gói uy tín tại TPHCM – Gọi ngay Hotline: 0989 149 805

dinh muc 1776 - Tìm hiểu chi tiết về Định mức 1776/BXD-VP - Dự toán xây dựng công trình
Định mức 1776 trong xây dựng

Định mức xây dựng là gì?

Định mức xây dựng trong tiếng Anh là Construction Norm được hiểu chính là quy định về mức hoa phí cần thiết của các yếu tố vật liệu, nhân công và máy móc thi công để hoàn thành công trình xây dựng.

Định mức xây dựng chính là công cụ để thực hiện chức năng quản lý của nhà nước trong cơ chế thị trường. Điều này nhằm công khai các thông để tăng tính cạnh tranh trong đầu tư xây dựng. Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng như quản lý dự án xây dựng.

Bên cạnh đó định mức xây dựng cũng là cơ sở để chủ đầu tư vận dụng, tham khảo để xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán và quản lý chi phí đầu tư.

Có những loại định mức nào?

Định mức chi phí (Định mức tỷ lệ)

Định mức chi phí hay hay còn gọi là Định mức tỷ lệ là định mức dùng để dự toán chi phí của các loại công việc và các loại chi phí khác trong đầu tư xây dựng.

Định mức chi phí đóng vai trò làm cơ sở xác định giá xây dựng và dự toán chi phí. Các loại chi phí bao gồm: chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư, chi phí chung, thu nhập chịu thuế, chi phí hạng mục chung và một số công việc, chi phí khác.

Định mức chi phí có thể tính bằng tỉ lệ % hoặc tính bằng giá trị.

Định mức kinh tế kỹ thuật

Định mức kinh tế kỹ thuật là các số liệu quy định mức chi phí hao hụt tư liệu lao động và nhân công. Định mức kinh tế kỹ thuật sẽ phản ánh đúng trình độ tổ chức xây dựng và trình độ công nghệ trong công trình.

Đây là định mức được áp dụng để phục vụ sản xuất, thi công hoặc lập dự toán chi phí trong xây dựng.

Định mức kinh tế kỹ thuật được thành lập dựa trên cơ sở các số liệu quan sát và thống kê thực tế nhằm đảm bảo tính chính xác và khoa học.

Định mức kinh tế kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có luận cứ khoa học, đảm bảo tính đúng đắn của các kết quả
  • Phải được xác định cho công tác hoặc kết cấu sắp hoàn chỉnh, phù hợp với thiết kế, thi công
  • Phải tính đến khả năng thực tế của các tổ chức xây dựng thi công ở điều kiện bình thường

>> Xem thêm: ++ Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Nội dung chính của Định mức 1776

Định mức 1776 được ban hành bởi Bộ xây dựng do ông Đinh Tiến Dũng – thứ trưởng ký duyệt và có hiệu lực từ 16/08/2007. Nội dung chính của Định mức 1776 bao gồm:

Mức hao phí vật liệu

Mức hao phí vật liệu là số lượng vật liệu cần để thực hiện thi công và hoàn thiện công trình. Bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận rời lẻ và vật liệu luân chuyển.

Mức hao phí vật liệu trong định mức đã bao gồm vật liệu hao hụt trong quá trình thi công.

Mức hao phí lao động

Mức hao phí lao động chính là số ngày công lao động của nhân công thi công thực hiện công trình. Bao gồm cả lao động chính và lao động phụ để hoàn tất công trình.

Mức hao phí máy thi công

Mức hao phí máy thi công là số ca sử dụng máy móc thiết bị trong công tác xây dựng. Được tính từ khi bắt đầu đến khi hoàn tất công trình.

Kết cấu Định mức dự toán

Tập định mức dự toán được mã hoá gồm 11 chương:

  • Chương I: Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng
  • Chương II: Công tác đào, đắp đất, đá, cát
  • Chương III: Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi
  • Chương IV: Công tác làm đường
  • Chương V: Công tác xây gạch đá
  • Chương VI: Công tác bê tông tại chỗ
  • Chương VII: Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn
  • Chương VIII: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ
  • Chương IX: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép
  • Chương X: Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn thiện khác
  • Chương XI: Các công tác khác

Mỗi loại định mức sẽ được tóm tắt các thành phần công việc, biện pháp thi công cụ thể phù hợp với các công trình xây dựng khác nhau.

Nguyên tắc xác định các thành phần hao phí trong Định mức 1776

Thành phần hao phí trong Định mức 1776 được xác định theo nguyên tắc sau:

  • Mức hao phí vật liệu chính tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính vật liệu.
  • Các mức hao phí vật liệu khác được tính bằng tỷ lệ % chi phí vật liệu chính.
  • Mức hao phí lao động tính bằng số ngày công theo cấp bậc của công nhân xây dựng trực tiếp tại công trình.
  • Mức hao phí máy thi công chính tính bằng số ca máy sử dụng.
  • Mức hao phí máy thi công khác tính theo tỷ lệ % chi phí máy chính.

Hướng dẫn áp dụng Định mức 1776

Định mức 1776 được áp dụng trong lập đơn giá công trình, làm cơ sở để dự toán chi phí xây dựng. Định mức còn áp dụng để tính tổng mức đầu tư dự án và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Trên đây chính là những kiến thức hữu ích về Định mức xây dựngĐịnh mức 1776 mà chúng tôi đã tìm hiểu và đúc kết. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về hai khái niệm này. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

Download định mức xây dựng mới nhất 2020 PDF

  • Tải về file PDF
  • Tải về file word
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Từ khóa » định Mức 1776 Bộ Xây Dựng Pdf