Tìm Hiểu Chi Tiết Về Mạch Khuếch đại Thuật Toán

Article Index
Tìm hiểu chi tiết về mạch khuếch đại thuật toán
Cấu tạo - Nguyên lý làm việc
Phản hồi & ổn định chế độ làm việc
Các mạch cơ bản
Phân tích mạch sử dụng Op-Amps
Các mạch ứng dụng
All Pages

    Đây là một vi mạch tương tự. Mạch khuếch đại thuật toán (Op-Amps) có một ứng dụng rất rộng rãi trong kỹ thuật điện tử hiện đại.

A. Khái niệm

1. Giới thiệuMạch khuếch đại thuật toán (Operational Amplifier: Op-Amps) có ký hiệu như hình sau:

Đây là một vi mạch tương tự rất thông dụng do trong Op-Amps được tích hợp một số ưu điểm sau:- Hai ngõ vào đảo và không đảo cho phép Op-Amps khuếch đại được nguồn tín hiệu có tính đối xứng (các nguồn phát tín hiệu biến thiên chậm như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mực chất lỏng, phản ứng hoá-điện, dòng điện sinh học ... thường là nguồn có tính đối xứng)- Ngõ ra chỉ khuếch đại sự sai lệch giữa hai tín hiệu ngõ vào nên Op-Amps có độ miễn nhiễu rất cao vì khi tín hiệu nhiễu đến hai ngõ vào cùng lúc sẽ không thể xuất hiện ở ngõ ra. Cũng vì lý do này Op-Amps có khả năng khuếch đại tín hiệu có tần số rất thấp, xem như tín hiệu một chiều.- Hệ số khuếch đại của Op-Amps rất lớn do đó cho phép Op-Amps khuếch đại cả những tín hiệu với biên độ chỉ vài chục mico Volt.- Do các mạch khuếch đại vi sai trong Op-Amps được chế tạo trên cùng một phiến do đó độ ổn định nhiệt rất cao.- Điện áp phân cực ngõ vào và ngõ ra bằng không khi không có tín hiệu, do đó dễ dàng trong việc chuẩn hoá khi lắp ghép giữa các khối (module hoá).- Tổng trở ngõ vào của Op-Amps rất lớn, cho phép mạch khuếch đại những nguồn tín hiệu có công suất bé.- Tổng trở ngõ ra thấp, cho phép Op-Amps cung cấp dòng tốt cho phụ tải.- Băng thông rất rộng, cho phép Op-Amps làm việc tốt với nhiều dạng nguồn tín hiệu khác nhau . . .Tuy nhiên cũng như các vi mạch khác, Op-Amps không thể làm việc ổn định khi làm việc với tần số và công suất cao.Sơ đồ chân và hình dạng một op-amps điển hình

2. Op-Amps lý tưởng - Op-Amps thực tếĐể đơn giản trong việc tính toán trên op-amps, có thể tính toán trên op-amps lý tưởng sau đó thực hiện bổ chính các thông số trong mạch. Để có được một cái nhìn tổng quan giữa op-amps thực tế và op-amps lý tưởng, có thể so sánh một vài thông số giữa op-amps lý tưởng và op-amp thông dụng (general purpose) như bảng sau

(*) Trên thực tế có những op-amps được chế tạo với mục đích chuyên dụng (trong kỹ thuật hàng không vũ trụ, quân sự, y tế, công nghiệp ...), các đặc tính của nó rất gần với đặc tính của op-amps lý tưởng. Ở đây chỉ so sánh với loại phổ dụng giá thành thấp ® chất lượng cũng không cao.3. Hệ số nén tín hiệu kiểu chung (CMRR: Common Mode Rejection Ratio)Do op-amps có ngõ vào là mạch khuếch đại vi sai nên có một chỉ số rất quan trọng khi đánh giá chất lượng của mạch khuếch đại vi sai cũng dùng được cho op-amps: đó là hệ số CMRR. Giá trị CMRR càng cao mạch có tính triệt nhiễu đồng pha càng tốt. Thông số này được định nghĩa như sau:

Với Avd là hệ số khuếch đại vi sai và AvCM à hệ số khuếch đại common mode.Kết hợp với các công thức khi tính trong mạch khuếch đại vi sai, ta có:

Từ công thức này ta thấy: RE càng lớn càng tốt cho việc triệt nhiễu đồng pha nhưng làm như vậy lại làm giảm hệ số khuếch đại áp của mạch. Do đó để được lợi đôi đường người ta sử dụng nguồn dòng thay thế cho RE.

B. Cấu tạo - Nguyên lý làm việc1. Cấu tạoOp-Amps lý tưởng có cấu tạo như hình vẽ

- Khối 1: Đây là tầng khuếch đại vi sai (Differential Amplifier), nhiệm vụ khuếch đại độ sai lệch tín hiệu giữa hai ngõ vào v+ và v-. Nó hội đủ các ưu điểm của mạch khuếch đại vi sai như: độ miễn nhiễu cao; khuếch đại được tín hiệu biến thiên chậm; tổng trở ngõ vào lớn ...- Khối 2: Tầng khuếch đại trung gian, bao gồm nhiều tầng khuếch đại vi sai mắc nối tiếp nhau tạo nên một mạch khuếch đại có hệ số khuếch đại rất lớn, nhằm tăng độ nhay cho Op-Amps. Trong tẩng này còn có tầng dịch mức DC để đặt mức phân cực DC ở ngõ ra.- Khối 3: Đây là tầng khuếch đại đệm, tần này nhằm tăng dòng cung cấp ra tải, giảm tổng trở ngõ ra giúp Op-Amps phối hợp dễ dàng với nhiều dạng tải khác nhau.Op-Amps thực tế vẫn có một số khác biệt so với Op-Amps lý tưởng. Nhưng để dễ dàng trong việc tính toán trên Op-Amps người ta thường tính trên Op-Amps lý tưởng, sau đó dùng các biện pháp bổ chính (bù) giúp Op-Amps thực tế tiệm cận với Op-Amps lý tưởng. Do đó để thuận tiện cho việc trình bày nội dung trong chương này có thể hiểu Op-Amps nói chung là Op-Amps lý tưởng sau đó sẽ thực hiện việc bổ chính sau.2. Nguyên lý làm việcDựa vào ký hiệu của Op-Amps ta có đáp ứng tín hiệu ngõ ra Vo theo các cách đưa tín hiệu ngõ vào như sau:- Đưa tín hiệu vào ngõ vào đảo, ngõ vào không đảo nối mass: Vout = Av0.V+

- Đưa tín hiệu vào ngõ vào không đảo, ngõ vào đảo nối mass: Vout = Av0.V-

- Đưa tín hiệu vào đổng thời trên hai ngõ vào (tín hiệu vào vi sai so với mass): Vout = Av0.(V+-V-) = Av0.(ΔVin)

Để việc khảo sát mang tính tổng quan, xét trường hợp tín hiệu vào vi sai so với mass (lúc này chỉ cần cho một trong hai ngõ vào nối mass ta sẽ có hai trường hợp kia). Op-Amps có đặc tính truyền đạt như hình sauTrên đặc tính thể hiện rõ 3 vùng:- Vùng khuếch đại tuyến tính: trong vùng này điện áp ngõ ra Vo tỉ lệ với tín hiệu ngõ vào theo quan hệ tuyến tính. Nếu sử dụng mạch khuếch đại điện áp vòng hở (Open Loop) thì vùng này chỉ nằm trong một khoảng rất bé.- Vùng bão hoà dương: bất chấp tín hiệu ngõ vào ngõ ra luôn ở +Vcc.- Vùng bão hoà âm: bất chấp tín hiệu ngõ vào ngõ ra luôn ở-Vcc.Trong thực tế, người ta rất ít khi sử dụng Op-Amps làm việc ở trạng thái vòng hở vì tuy hệ số khuếch đại áp Av0 rất lớn nhưng tầm điện áp ngõ vào mà Op-Amps khuếch đại tuyến tính là quá bé (khoảng vài chục đến vài trăm micro Volt). Chỉ cần một tín hiệu nhiễu nhỏ hay bị trôi theo nhiệt độ cũng đủ làm điện áp ngõ ra ở ±Vcc. Do đó mạch khuếch đại vòng hở thường chỉ dùng trong các mạch tạo xung, dao động. Muốn làm việc ở chế độ khuếch đại tuyến tính người ta phải thực hiện việc phản hồi âm nhằm giảm hệ số khuếch đại vòng hở Av0 xuống một mức thích hợp. Lúc này vùng làm việc tuyến tính của Op-Amps sẽ rộng ra, Op-Amps làm việc trong chế độ này gọi là trạng thái vòng kín (Close Loop).3. Nguồn cung cấpOp-Amps không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải cung cấp một nguồn ổn áp đối xứng ±15VDC, nó có thể làm việc với một nguồn không đối xứng có giá trị thấp hơn (ví dụ như +12VDC-3VDC) hay thậm chí với một nguồn đơn +12VDC. Tuy nhiên việc thay đổi về cấu trúc nguồn cung cấp cũng làm thay đổi một số tính chất ảnh hưởng đến tính đối xứng của nguồn như Op-amps sẽ không lấy điện áp tham chiếu (reference) là mass mà chọn như hình sau:

Mặc dù nguồn đơn có ưu điểm là đơn giản trong việc cung cấp nguồn cho op-amps nhưng trên thực tế rất nhiều mạch op-amps được sử dụng nguồn đôi đối xứng.4. Phân cực cho op-amps làm việc với tín hiệu acCũng như mạch khuếch đại nối tầng RC, các op-amps dùng trong khuếch đại tín hiệu ac cần có tụ liên lạc để tránh ảnh hưởng của thành phần dc giữa các tầng khuếch đại. Dưới đây là sơ đồ một mạch khuếch đại âm tần có độ lợi 40dB Sử dụng nguồn đơn.

5. Mạch so sánh và Schmitt TriggerHai dạng mạch này có một điểm chung là được phân cực để làm việc ở vùng bão hoà. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt.a. Mạch so sánhMạch so sánh tận dụng tối đa hệ số khuếch đại vòng hở trong op-amps (tối thiểu khoảng 100 000 lần) và được chế tạo thành những vi mạch chuyên dụng (comparators) như LM339, LM306, LM311, LM393, NE527, TLC372 ... Các VI MẠCH NÀY ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ ĐÁP ỨNG RẤT NHANH THEO SỰ THAY ĐỔI CỦA TÍN HIỆU VÀO (Slew rate khoảng vài ngàn volt/microsecond). Tuy nhiên với đáp ứng cực nhanh như vậy đôi lúc dẫn đến những phiền toái, ví dụ trong mạch điện sau

Rõ ràng tín hiệu ngõ ra bị dao động mỗi khi chuyển trạng thái, điều này rất nguy hiểm cho các mạch phía sau. Để khắc phụ nhược điểm trên người ta sử dụng mạch Schmitt Trigger.b. Mạch Schmitt TriggerMạch Schmitt Trigger là mạch so sánh có phản hồi như hình sau

Lúc này do vin so sánh với tín hiệu ngõ vào v+ là điện thế trên mạch phân áp R4-R2, nên theo sự biến thiên giữa hai mức điện áp của vout, mạch Schmitt Trigger cũng có hai ngưỡng so sánh là VH VL.

Qua hình trên ta nhận thấy, mạch Schmitt Trigger là mạch so sánh vin theo hai ngưỡng VH VL . Khi điện áp vin vượt qua VH thì giá trị của vout 0V và khi vin thấp hơn VL thì vout sẽ ở +Vcc (nghĩa là có sự đảo pha). Để minh hoạ trực quan cho dạng mạch này người ta thường sử dụng ký hiệu

Mạch Schmitt Trigger còn có một dạng ký hiệu khác ngược chiều với ký hiệu trên khi ta thay đổi cực tính ngõ vào vin, lúc này vinvout sẽ đồng pha.

 

                                 C. Phản hồi & ổn định chế độ làm việc

1. Phản hồiNhư đã trình bày trong phần nguyên lý làm việc, khi dùng mạch khuếch đại vòng hở chỉ cần trôi nhiệt, nguồn cung cấp không ổn định, hay nhiễu biên độ điện áp ngõ vào rất bé cũng đủ đưa ngõ ra ở trạng thái bão hoà. Minh họa qua mạch điện sau

Với ±Vcc=±15 VDC, chì cần  V+−V- khoảng 1 miliVolt cũng đủ đưa Vo ở bão hoà (vùng làm việc phi tuyến). Điều này dẫn đến mạch khuếch đại sai dạng: bất ổn. Để giảm thiểu sự bất ổn này người ta thực hiện phản hồi.Thông thường, OP-AMP sử dụng phản hồi theo 2 dạng:- Phản hồi dương- Phản hồi âmThoạt nhìn có vẻ phản hồi dương là tốt (làm tăng độ lợi), nhưng thật ra phản hồi âm mới thật sự làm hệ thống ổn định. 

Ví dụ, ngay sau khi dùng xong một món có nhiều đường làm cho nồng độ đường trong máu sẽ tăng lên. Để xử lý hiện tượng này người ta tiêm vào máu một liều INSULIN kích thích sự tích tụ đường trong máu làm nồng độ đường trong máu giảm xuống. Hiện tượng này gọi là phản hồi âm?Như vậy nhờ vào phản hồi âm ta có thể lựa chọn được hệ số khuếch đại của mạch thông qua việc hiệu chỉnh các giá trị điện trở xung quanh Op-Amps. Tuỳ vào tính chất mạch, người ta sẽ chỉnh định lại các thông số của các linh kiện để đưa Op-Amps vào vùng làm việc tương ứng. Điều này tương tự như khi phân cực transistor.2. Bổ chính điện áp lệcha. Điện áp lệch khôngTrong Op-Amps lý tưởng khi ΔVin=0 thì Vout=0. Nhưng với Op-Amps thực tế thì không được như vậy. Do các linh kiện bện trong mạch không hoàn toàn đối xứng, ảnh hưởng lớn nhất trong op-amps đó là mạch khuếch đại vi sai ở ngõ vào nên lúc này ngõ ra vẫn xuất hiện một điện áp khác 0, gọi là điện áp lệch không ngõ ra Voffset (output offset voltage).

b. Bổ chính điện áp lệch khôngĐể điều chỉnh lại điện áp ngõ ra giống như Op-Amps lý tưởng, người ta đặt một điện áp nhỏ giữa hai ngõ vào sao cho khi  ΔVin=0 thì Vout=0.

Đối với một số vi mạch có sẵn chân hai chân đưa ra để hiệu chỉnh (thường là Null hay Offset) cho phép mắc thêm vào một biến trở để hiệu chỉnh điện áp lệch ngõ vào. Minh hoạ trên hình sau

Với các vi mạch không có hai chân trên, ta có thể mắc thêm mạch chỉnh bên ngoài như hình

R1 phải lớn hơn nhiều lần so với R2 nhằm tránh sự phân dòng qua R1 .3. Bổ chính dòng lệcha. Dòng phân cực ngõ vào và dòng lệch khôngTrong Op-Amps lý tưởng, do tổng trở ngõ vào vô cùng lớn do đó dòng phân cực ngõ vào bằng 0. Nhưng với Op-Amps thực tế thì không được như vậy, dòng điện ngõ vào vẫn tồn tại khá nhỏ (hàng trăm nA). Mặt khác do các linh kiện bện trong mạch không hoàn toàn đối xứng nên giá trị hai dòng này cũng không bằng nhau và lượng chênh lệch giữa chúng được gọi là dòng chênh lệch ngõ vào (input offset current). Minh hoạ qua hình sau

                       Hình a                                                       Hình bHình a trình bày áp lệch ngõ ra do  Iib- gây ra và hình b đưa thêm dòng Iib+ nhằm bù lại áp lệch 0 do Iib- gây ra.b. Biện pháp bổ chínhKhi lắp vào đầu vào không đảo một điện trở R, dòng phân cực Iib+ tạo ra một sụt áp là VR=R.Iib+ . Chọn R sao cho điện áp này bù được áp lệch ngõ ra do Iib- gây ra. Tính toán theo điều kiện Iib- = Iib+, ta được:

R = RF // Rin

4. Bổ chính common ModeVới op-amps lý tưởng điện áp common mode (Vcm) bằng không do mạch chỉ khuếch đại sự sai lệch giữa hai tín hiệu ngõ vào. Nhưng op-amps thực tế thì không như vậy, ta có thể kiểm tra điện áp common mode qua mạch điện sau

Với nguồn Vincó biên độ 1VAC, thay đổi tần số nguồn theo tần số làm việc của mạch khuếch đại. Do hệ số nén tín hiệu kiểu chung (CMRR) ổn định ở 80 đến 100 dB, nên với biên độ tín hiệu ngõ ra (chính làVcm) < 10μV là đạt. Với Op-Amps thực tế điện áp này luôn hiện hữu và không phải là hằng khi tần số làm việc thay đổi trong khoảng rộng. Để giảm thiểu giá trị Vcmcó thể thực hiện theo nhiều cách, cách đơn giản thực hiện như hình sau

Giá trị của RCM1 RCM2 phải đủ lớn để không ánh hưởng bởi tổng trở vào của Op-Amps. Với một số op-amps chuyên dụng, người ta trang bị thêm các mạch triệt giảm common mode ngay bên trong vi mạch, ví dụ với vi mạch LH0026 có thể mắc thêm mạch triệt giảm common mode như sau

Ở đây nguồn vCM được chọn có biên độ là 1V và tần số nằm trong vùng tần số làm việc của mạch khuếch đại, sau khi cấp nguổn chỉnh lại giá trị của R3 sao cho vout = 0V là được.Ngoài ra còn có một số phương thức triệt giảm common mode khác triệt bỏ điện áp này ngay từ nguồn tín hiệu vào minh hoạ qua hình

Sử dụng hai cuộn dây cảm ứng cùng thông số và mắc hỗ cảm với nhau như hình c. Dòng tín hiệu (không đồng pha) có thể qua dễ dàng (do  XL=L.ω rất nhỏ) minh hoạ trên hình a, nhưng khi tín hiệu C.M đi qua sẽ bị dòng cảm ứng của chính nó trừ khử hình b.Cách lắp cuộn dây triệt giảm C.M và đặc tuyến triệt giảm như hình sau

Các dạng cuộn dây C.M được chế tạo để triệt giảm C.M hiện có trên thị trường

5. Bổ chính tần sốa. Đặc tính biên độ - tần sốTrong thực tế, khi khuếch đại tín hiệu xoay chiều độ lợi A sẽ tỉ lệ nghịch với tần số tín hiệu cần khuếch đại, minh họa các đặc tuyến biên tần của các op-amps 741, 748, 739 khi khuếch đại vòng hở như hình sau

Điều này có nghĩa op-amps không khuếch đại được khi tần số nguồn tín hiệu ở ngõ vào quá cao. Điều này có thể lý giải dễ dàng do điện dung ký sinh của các transistor và các điện trở trong mạch tạo thành các mạch lọc thông thấp, minh hoạ qua hình

Ở đây xét một op-amps lý tưởng có ngõ vào là một mạch khuếch đại vi sai (KĐVS) có hệ số khuếch đại A=A0 (hệ số khuếch đại vòng hở); Các khâu +1 và mạch RC đặc trưng cho điện trở và điện dung tạp tán của mạch (các khâu +1 đặc trưng cho khâu ghép điện không phụ thuộc vào tần số và có hệ số truyền đạt bằng 1). Từ đây có thể tính được hệ số khuếch đại:

Với   fα1 , fα2 , fα3  là tần số tới hạn của 3 khâu lọc thông thấp.Từ công thức này có thể thấy khi tần số tăng thì góc lệch pha giữa ngõ ra và ngõ vào sẽ tăng theo, khi góc lệch pha này đạt đến 180 độ thì có thể xảy ra hiện tượng dao động (nếu thoả thêm điều kiện về biên độ). Như vậy mạch khuếch đại sử dụng op-amps sẽ dạo động khi tần số nguồn tín hiệu vào đạt đến một giá trị tần số nào đó ® mạch bất ổn.b. Các biện pháp bù đặc tuyến tần số (bù pha)Độ dự trữ về biên độ và pha càng lớn thì hệ thống càng ổn định. Nhưng do hai thông số này liên quan chặc chẽ với nhau nên trong thực tế chỉ cần xét một trong hai tham số là đủ. Thông thường người ta sử dụng hệ số dự trữ về pha.Với bộ khuếch đại có mạch hồi tiếp âm không phụ thuộc tần số nghĩa là mạch hồi tiếp không gây ra một góc lệch pha nào, thì độ dự trữ chỉ cần 45 độ là đủ. Nhưng khi mạch hồi tiếp không phải là thuần trở, nghĩa là có làm lệch pha thì yêu cầu dự trữ về pha phải lớn hơn (thậm chí có khi người ta chọn đến 90 độ).Về nguyên tắc, bù tần số hay còn gọi là bù pha thực chất là làm thay đổi đặc tính tần số của hệ số khuếch đại vòng kín sao cho |Av|=|A0.Afeedback|<1 trước khi góc lệch pha φ = −180 độ. Để thực hiện được điều này, có thể thay đổi A0 gọi là bù trong hay Afeedback gọi là bù ngoài còn thay đổi cả A0 Afeedback gọi là bù hổn hợp. Thông thường người ta cho bù trong vì khi thay đổi A0 sẽ ít ảnh hưởng đến hàm truyền chung của mạch khuếch đại có hồi tiếp.Các mạch bù có thể mắc ở ngõ ra, ngõ vào hay giữa các tầng khuếch đại op-amps như hình

Tuỳ vào đặc tuyến truyền đạt của các mạch bù người ta tạo ra nhiều dạng mạch bù khác nhau, các mạch bù có tính chất chung là làm giảm độ dốc của đặc tính biên độ theo tần số của hệ số khuếch đại xung quanh tần số cắt fc, nghĩa là giảm góc lệch pha tại thời điểm có khả năng xảy ra dao động (|A0.Afeedback|=1). Cụ thể các dạng mạch bù là 

D. Các mạch cơ bản

1. Mạch khuếch đại đảoTín hiệu ngõ ra đảo pha so với tín hiệu ngõ vào

 2. Mạch khuếch đại không đảoTín hiệu ngõ ra cùng pha so với tín hiệu ngõ vào

3. Mạch theo điện ápMạch này không khuếch đại điện áp, chỉ khuếch đại dòng

4. Mạch cộng đảoTín hiệu ngõ ra là tổng giữa các thành phần ngõ vào nhưng trái dấu.

5. Mạch khuếch đại vi sai (mạch trừ)Mạch chỉ khuếch đại khi giữa hai tín hiệu ngõ vào có sự sai lệch về điện áp.

6. Mạch tích phânTín hiệu ngõ ra là tích phân tín hiệu ngõ vào.

7. Mạch vi phânTín hiệu ngõ ra là vi phân tín hiệu ngõ vào

8. Mạch tạo hàm mũ

9. Mạch tạo hàm logarith

 E. Phân tích mạch sử dụng Op-Amps                                 1. Phương pháp phân tíchPhân tích và thiết kế là hai quá trình thuận nghịch, khi nắm vững phương pháp phân tích sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình thiết kế. Để phân tích một mạch điện sử dụng Op-Amps lý tưởng, đầu tiên thay thế Op-Amps lý tưởng bởi sơ đồ tương đương

Sau đó tuần tự thực hiện ba bước sau:- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V+- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V_- Cho V+=V_, ta tìm được mối quan hệ giữa Vin Vo.Giữa op-amps lý tưởng và thực tế cò có nhiều điểm khác biệt, để giảm thiểu sự chênh lệch này người ta thực hiện các biện pháp bổ chính (bù) dòng, áp, tần số, common mode...2. Các bài toán điển hìnha. Bài toán 1: Phân tích mạch điện sau

- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V+.          v+=0

- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V_.            

- Cho  v+=v- ®  v+=v-= 0, ta tìm được mối quan hệ giữa Vin Vout: vout = −RF/Rin .vin

b. Bài toán 2: Phân tích mạch điện sau

- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V+.            V+=0- Viết phương trình Kirchhoff cho đầu vào V_.

                                         - Cho v+=v- ®  v+=v-= 0, ta tìm được mối quan hệ giữa Vin Vout.

F. Các mạch ứng dụng

Phạm vi ứng dụng của Op-Amps rất phong phú, ở đây chỉ nêu một số ứng dụng mang tính minh hoạ nguyên lý làm việc của Op-Amps.1. Mạch so sánh cửa sổĐây là mạch điện ứng dụng trong việc cảnh báo quá nhiệt hay thiếu nhiệt của môi trường cần theo dõi. Mạch làm việc theo nguyên lý so sánh cửa sổ, một nguyên lý rất thông dụng trong các thiết bị công nghiệp. Minh hoạ qua hình.

 Hình 1: Nguyên lý so sánh của số

Khi muốn khống chế nhiệt độ lò ở 40oC, người ta tiến hành như sau: từ nhiệt độ môi trường đang là 27oC, bắt đầu cấp nhiệt cho lò (điểm A). Nhiệt độ lò tăng dần vượt qua 36oC (điểm B), rồi qua 40oC mạch vẫn tiếp tục cấp nhiệt cho đến khi nhiệt độ của lò đến 44oC (điểm C), lò mới cắt điện trở gia nhiệt. Nhiệt độ lò bắt đầu giảm dần từ 44oC (điểm D). Giảm qua 40oC vẫn tiếp tục giảm. Cho đến 36oC (điểm E) thì lại tiếp tục cấp nhiệt cho lò (điểm B) nhiệt độ lò tăng dần lên.

 Hình 2: Sơ đồ nguyên lý mạch báo nhiệt

Rõ ràng để giữ nhiệt độ lò nằm trong khoảng 40oC, người ta cấp nhiệt cho lò theo chu trình B, C, D, E rồi trở lại B: hình dạng như một cửa sổ nên có tên là mạch so sánh cửa sổ (window comparator). Nguyên lý so sánh này được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, dân dụng, quân sự, y tế... Tóm tắt nguyên lý làm việc như sau:            Điện trở nhiệt PTR phối hợp với R1 R2 tạo ra Vs là một hàm biến thiên theo nhiệt độ môi trường đặt PTR. Cụ thể có thể tính Vs :Rõ ràng Vs = f(To) là một hàm của nhiệt độ. Do đó, đo Vs chính là đo nhiệt độ. Cụ thể các giá trị điện trở trong mạch được cân chỉnh để 2 OP-AMPS làm việc như sau :* Khi thiếu nhiệt:Lúc này VS < VA < VB, đầu vào v+ của op-amps II nhỏ hơn đầu vào v-  nên ngõ ra op-amps II xuống thấp,  LED 2 sáng. Trong khi đó đầu vào v+ của op-amps I lớn hơn đầu vào v-  nên ngõ ra op-amps I  lên cao, LED 1 tắt.* Khi đủ nhiệt:Lúc này VA < VS < VB, đầu vào v+ của op-amps II lớn hơn đầu vào v-  nên ngõ ra op-amps II lên cao,  LED 2 tắt. Trong khi đó đầu vào v+ của op-amps I lớn hơn đầu vào v-  nên ngõ ra op-amps I  lên cao, LED 1 tắt.* Khi quá nhiệt:Lúc này VA < VB < VS, đầu vào v+ của op-amps II lớn hơn đầu vào v-  nên ngõ ra op-amps II lên cao,  LED 2 tắt. Trong khi đó đầu vào v+ của op-amps I nhỏ hơn đầu vào v-  nên ngõ ra op-amps I  xuống thấp, LED 1 sáng.Rõ ràng chỉ cần nhìn vào độ sáng tối của 2 LED, ta có thể nhận biết được nhiệt độ của môi trường cần cảnh báo nhiệt độ. Để mạch cảnh báo hiệu quả hơn có thể thêm vào một mạch dao động, mạch này giúp khi có sự cố các LED sẽ không sáng liên tục mà nhấp nháy.2. Mạch chỉnh lưu chính xácTrong thực tế, đôi lúc người ta cần mạch chỉnh lưu có điện áp ngõ ra như hình vẽ trong điều kiện lý tưởng, nhưng trên thực tế dù diode được phân cực thuận và dẫn dòng thì vẫn có một sụt áp đáng kể trên diode (chỉnh lưu cầu sụt áp này là 2VD). Điều này dẫn đến sự méo dạng điện áp ngõ ra như hình vẽ.

 Hình 3: Chỉnh lưu diode và chỉnh lưu chính xácĐể khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng mạch chỉnh lưu chính xác sử dụng Op-Amps như hình vẽ Hình 4: Chỉnh lưu chính xác một bán kỳ

Do dòng điện hai ngõ vào của Op-Amps bằng không nên trong chu kỳ phân cực thuận của diode (chu kỳ chỉnh lưu) Vin=Vout, vì vậy sóng dạng điện áp ngõ ra bộ chỉnh lưu như sóng dạng bộ chỉnh lưu lý tưởng. Để được chỉnh lưu toàn sóng như hình 3, ta thực hiện ghép song song và ngược chiều hai mạch op-amps ở hình 4.3. Mạch lọcMạch lọc thụ động có ưu điểm là rất đơn giản, tuy nhiên hệ số truyền đạt nhỏ do bị tổn hao trên RC, phụ thuộc nhiều vào tải, khó phối hợp tổng trở với các mạch ghép. Muốn hạn chế độ suy giảm thì phải lắp nhiều mắt lọc liên tiếp, lúc này tần số cắt của bộ lọc sẽ khác với các tần số cắt của các mắt lọc. Cách khắc phục nhược điểm trên đó là sử dụng các mạch lọc tích cực. Cụ thể là đưa mắt lọc RC vào đường hồi tiếp của Op-Amps để tăng hệ số truyền đạt, tăng hệ số phẩm chất, đồng thời làm giảm ảnh hưởng của tải bằng cách dùng tầng đệm để phối hợp trở kháng.Cũng như mạch lọc thụ động, có thể phân mạch lọc tích cực theo tần số làm việc như: mạch lọc thông thấp, mạch lọc thông cao, mạch lọc dãy. Ở đây giới thiệu một mạch lọc tích cực lọc thông thấp: mạch lọc mà tần số thấp được truyền qua nguyên vẹn, cò tần số cao bị suy giảm và chậm pha với tín hiệu vào.

 Hình 5: mạch lọc thông thấp

Có thể dùng công thức để tính toán và thành lập biểu đồ Bode về biên - tần của mạch lọc trên như hình

 Hình 6: Đặc tính biên/ tần của mạch lọc thông thấp

 Các nhận xét về mạch lọc thống thấp:- Tại tần số cắt fc có độ lệch pha là -45o; biên độ điện áp ra giảm gần 3 dB.- Tại tần số thấp f << fc: biên độ |A| = 1  ≈ 0dB- Tại tần số cao f >> fc: biên độ |A| = 1/ωRC, hệ số khuếch đại tỉ lệ nghịch với tần số theo quan hệ: tần số tăng 10 lần thì hệ số khuếch đại giảm 10 lần tức là giảm 20dB/decade hay 6dB/octave.4. Nguồn dòng công suất lớnTrong thực tế đôi khi nguồn dòng cung cấp năng lượng ra tải sẽ tốt hơn nguồn áp ví dụ như khi nạp bình ắc qui, nếu sử dụng nguồn dòng bình sẽ lâu hư hơn nhiều lần so với nạp bằng nguồn áp; đặc biệt khi nguồn áp cung cấp thường xuyên có giá trị bất ổn định (như lấy điện từ năng lượng mặt trời, sức gió ...). Những lúc như vậy ta có thể sử dụng nguồn dòng trình bày trên hình sau:

 Hình 7: Ổn dòngCó thể tăng thêm dòng cho mạch điện trên khi thay Q2 bằng các transistor darlington (transistor được lắp ghép sẵn dạng darlington bên trong linh kiện). Nhưng lúc này R1 cũng phải giảm theo một cách tương ứng. 5. Nguồn ổn ápHiện nay, ổn áp DC sử dụng vi mạch chuyên dụng đã đạt đến độ ổn định rất cao, tuy nhiên muốn chế tạo một bộ ổn áp sử dụng Op-Amps có độ ổn định tương đối tốt cũng không phải là điều khó! Có thể thực hiện theo mạch sau: Hình 8: Ổn áp

Khi chỉnh định tỉ số giữa R2 R3 thay đổi hệ số khuếch đại vòng kín của mạch sẽ làm thay đổi được điện áp ngõ ra ở mức ổn định mới. Với dòng tải tối đa là 1A trong khi điện áp ngõ vào biến thiên trong một dãy điện áp rộng, bộ nguồn này chắc chắn sử dụng được khá nhiều việc trong lĩnh vực điện tử vi mạch.

                                                            - Khái niệm

- Cấu tạo - Nguyên lý làm việc- Phản hồi & ổn định chế độ làm việc- Các mạch cơ bản- Phân tích mạch sử dụng Op-Amps- Các mạch ứng dụng

Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn

đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON

     HotLine: 0972 800 931 Ms Duyên

Từ khóa » Nguyên Lý Opamp