Tìm Hiểu Chi Tiết Về Ngành Luật - Ngành Học Cho Nhiều Khối Thi
Có thể bạn quan tâm
- Home
- Đại Học
- Cao Đẳng
- Ngành Nghề
- Khối thi Đại Học
- Đh - Hv theo khối
- Điểm Chuẩn
- Đề thi - Đáp án
- Bản tin
- Bí Kíp Ôn Thi
- Tin Tuyển Sinh
- Hướng Nghiệp
- Góc Sinh Viên
- Trang chủ
- Nhóm ngành đào tạo
- Ngành Luật
Ngành Luật hiện nay đang thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học bởi đây là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành học thú vị này.
1. Tìm hiểu về ngành Luật
- Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
- Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…
- Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân...
2. Chương trình đào tạo ngành Luật
Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Luật trong bảng dưới đây.
I | Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ số 9 đến số 11) |
1 | Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 | Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở |
6 | Ngoại ngữ A1 |
Tiếng Anh A1 | |
Tiếng Nga A1 | |
Tiếng Pháp A1 | |
Tiếng Trung A1 | |
7 | Ngoại ngữ A2 |
Tiếng Anh A2 | |
Tiếng Nga A2 | |
Tiếng Pháp A2 | |
Tiếng Trung A2 | |
8 | Ngoại ngữ B1 |
Tiếng Anh B1 | |
Tiếng Nga B1 | |
Tiếng Pháp B1 | |
Tiếng Trung B1 | |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng –an ninh |
11 | Kĩ năng mềm |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
II.1 | Bắt buộc |
12 | Logic học đại cương |
II.2 | Tự chọn |
13 | Tâm lý học đại cương |
14 | Quản trị học |
15 | Kinh tế học đại cương |
16 | Chính trị học đại cương |
17 | Xã hội học đại cương |
18 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
19 | Môi trường và phát triển |
20 | Thống kê cho khoa học xã hội |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
III.1 | Bắt buộc |
21 | Lý luận về nhà nước và pháp luật |
22 | Lịch sử nhà nước và pháp luật |
23 | Luật hiến pháp |
24 | Luật hành chính |
25 | Luật học so sánh |
III.2 | Tự chọn |
26 | Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý |
27 | Luật La Mã |
28 | Xã hội học pháp luật |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 | Bắt buộc |
29 | Luật dân sự 1 |
30 | Luật dân sự 2 |
31 | Luật dân sự 3 |
32 | Luật hình sự 1 |
33 | Luật hình sự 2 |
34 | Luật thương mại 1 |
35 | Luật thương mại 2 |
36 | Luật tài chính |
37 | Luật ngân hàng |
38 | Pháp luật về đất đai - môi trường |
39 | Luật hôn nhân và gia đình |
40 | Luật tố tụng hình sự |
41 | Luật tố tụng dân sự |
42 | Luật lao động |
43 | Công pháp quốc tế |
44 | Tư pháp quốc tế |
IV.2 | Tự chọn |
45 | Xây dựng văn bản pháp luật |
46 | Luật cạnh tranh |
47 | Luật thi hành án hình sự |
48 | Luật thi hành án dân sự |
49 | Luật hàng hải quốc tế |
V | Khối kiến thức ngành và bổ trợ |
V.1 | Bắt buộc |
50 | Luật thương mại quốc tế |
51 | Luật tố tụng hành chính |
52 | Pháp luật về sở hữu trí tuệ |
53 | Pháp luật về thị trường chứng khoán |
54 | Lý luận pháp luật về quyền con người |
55 | Tội phạm học |
V.2 | Tự chọn |
56 | Nhà nước và pháp luật các quốc gia thuộc Asean |
57 | Luật hiến pháp nước ngoài |
58 | Hệ thống tư pháp hình sự |
59 | Kỹ năng tư vấn pháp luật |
60 | Kỹ năng giải quyết các tranh chấp về dân sự |
61 | Giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại có yếu tố nước ngoài |
VI | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
62 | Niên luận -Thực tập, thực tế |
63 | Khóa luận hoặc môn học thay thế tốt nghiệp (Chọn trong khối kiến thức tự chọn của khối kiến thức M3; M4; M5 những môn sinh viên chưa học) |
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Luật
- Mã ngành: 7380101
- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Luật:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Luật
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Luật những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 16 - 27 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Luật
Ở nước ta hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Luật khiến nhiều phụ huynh và thí sinh băn khoăn không biết nên chọn trường nào để theo học. Dưới đây là danh sách các trường có ngành Luật phân chia theo từng khu vực để các bạn tham khảo.
- Khu vực miền Bắc:
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Phụ nữ Việt Nam
- Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam
- Học viện Tòa án
- Đại học Công đoàn
- Đại học Kiểm sát Hà Nội
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Nội vụ Hà Nội
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Học viện Biên phòng
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên)
- Đại học Hàng hải
- Đại học Thái Bình
- Đại học Dân lập Hải Phòng
- Khu vực miền Trung:
- Đại học Vinh
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Quảng Bình
- Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- Đại học Luật - Đại học Huế
- Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Thái Bình Dương
- Khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
- Học viện Cán bộ TP.HCM
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Luật TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học An Giang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
6. Cơ hội việc làm của ngành Luật
Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được những việc làm trong ngành này. Một số nghề nghiệp trong ngành Luật:
- Thẩm phán:
Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.
- Kiểm soát viên:
Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.
- Luật sư:
Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.
- Công chứng viên:
Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…
- Chấp hành viên:
Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:
- Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức...
- Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
- Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
- Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
- Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
- Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
- Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.
7. Mức lương của ngành Luật
Các mức lương của những người làm việc trong ngành Luật có thể chia ra như sau:
- Luật sư được hưởng mức lương do văn phòng luật sư trả tùy vào việc đóng góp của luật sư. Nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Kiểm sát viên có mức lương như đối với công chức hành chính, sự nghiệp, chia làm 3 loại:
- Kiểm sát viên sơ cấp: lương khởi điểm: hệ số 2,34 x 650.000 + phụ cấp 30%
- Kiểm sát viên trung cấp: lương khởi điểm: hệ số 4,4 x 650.000 + 25% phục cấp
- Kiểm sát viên cao cấp: lương khởi điểm: hệ số nhân lương tối thiểu và phụ cấp 20%.
- Mức lương trung bình của luật sư tại các văn phòng luật sư, hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân:
- Mới ra trường: 4 - 6 triệu đồng/ tháng
- Trên 3 năm kinh nghiệm: Lương trên 10 triệu đồng/ tháng
- Trên 5 năm kinh nghiệm: Lương trên 15 triệu đồng/ tháng
8. Những tố chất phù hợp với ngành Luật
Để thành công trong ngành Luật, bạn cần có những tố chất và đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phải là người công bằng, khách quan và trung thực;
- Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao;
- Phải có bản lĩnh, lập trường vững vàng;
- Phải có khả năng diễn đạt tốt;
- Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt;
- Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa...
- Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại;
- Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt;
- Có tinh thần trách nhiệm cao.
Với những thông tin bài viết giới thiệu chắc hẳn đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Luật. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa tìm được một ngành phù hợp thì nên chọn ngành Luật để thử sức.
Thông tin cần biết- Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn giảm 100% Học phí 2024
- Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch miễn 100% học phí 2024
- Công cụ tính điểm thi Tốt nghiệp 2024
- Hướng dẫn thủ tục thi lại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 cho thí sinh tự do
- 10 lưu ý cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2024
- Danh sách các trường đã thông báo phương án tuyển sinh 2024
- Danh sách những trường Đại học lấy điểm chuẩn khối B dưới 20 điểm 2024
- Kinh nghiệm ôn thi và làm bài Đánh giá năng lực 2024
- Bộ GD&ĐT công bố cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Danh sách các trường ĐH tuyển sinh bằng IELTS kèm điều kiện xét tuyển 2024
- Đối tượng, điểm ưu tiên tuyển sinh ĐH
- Điểm chuẩn Đại Học Học Viện miền Bắc
- Điểm chuẩn Đại Học Học Viện miền Trung
- Điểm chuẩn Đại Học Học Viện miền Nam
Tin tức liên quan
Ngành Thiết kế vi mạch 12:01 15/01/2024 Thiết kế vi mạch cũng được xếp vào những nhóm ngành siêu Hot nhất tính đến thời điểm hiện... Ngành Công nghệ Marketing 10:52 13/01/2024 Marketing luôn luôn là ngành HOT và thu hút được rất nhiều bạn trẻ có ước mơ theo... Ngành Công nghệ đổi mới và sáng tạo 11:57 16/01/2024 Công nghệ đổi mới và sáng tạo là một trong số những ngành học mới và hiện được nhiều thí sinh... Ngành Kinh tế số 10:39 12/01/2024 Ngành Kinh tế số nằm trong số các xu hướng quan trọng của thế giới hiện đại, đang dần thay đổi về... Ngành Kinh tế thể thao 16:51 12/01/2024 Kinh tế thể thao cũng là ngành học mới ở Việt Nam và hiện vẫn chưa có nhiều trường Đại học đào... Ngành Truyền thông đại chúng 14:45 25/12/2018 Truyền thông đại chúng là ngành mới xuất hiện ở nước ta nhưng đã phát triển với tốc độ cực... Ngành Luật quốc tế 11:15 24/12/2018 Luật quốc tế là một ngành học hấp dẫn, thú vị dành cho các bạn trẻ năng động, tự tin và có khả...Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;- Thông tin từ website của các trường;- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.
Hợp tác truyền thông- 0889964368
- [email protected]
Tuyển Sinh Số - Thông tin tuyển sinh 2019Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật
Từ khóa » định Luật Học Là Gì
-
Luật Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Định Luật - Wiki Là Gì
-
Nghiên Cứu Luật Học Là Gì - Hàng Hiệu
-
[PDF] PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬT HỌC BÀI 1: Khái Quát Chung ...
-
Định Nghĩa, Tiên đề, định Luật Và định Lý - Vật Lý Kỹ Thuật
-
Ngành Luật Học Là Gì ? Học Ngành Luật Ra Trường Làm Gì ?
-
Luật Là Gì? Học Những Gì? - UEF
-
Ngành Luật Là Gì? Học Những Gì? Gồm Những Chuyên Ngành Nào ...
-
Ngành Luật Là Gì? Nên Học Ngành Luật Nào? Học Ngành Luật Ra ...
-
Ngành Luật: Học Gì, Học ở đâu, Cơ Hội Nghề Nghiệp?
-
Pháp Luật Thực định Là Gì? Tìm Hiểu Về Trường Phái Học Thuyết Pháp ...
-
Ngành Luật Là Gì ? Khái Niệm Về Ngành Luật được Hiểu Như Thế Nào ?
-
Từ điển Tiếng Việt "luật Học" - Là Gì? - Vtudien