Tìm Hiểu Chiến Lược 4P Của Coca Cola - Tino Group JSC
Có thể bạn quan tâm
Là một trong những “ông hoàng giải khát” lớn nhất thế giới, Coca Cola không chỉ chinh phục khách hàng bởi thức uống chất lượng, thơm ngon mà thương hiệu này còn được cộng đồng Marketing thế giới vinh danh như một “bậc thầy” tiếp thị. Điều gì đã khiến Coca Cola thành công đến vậy? Hãy cùng Tino Group phân tích chiến lược 4P của Coca Cola qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về chiến lược 4P của Coca Cola
Vị thế của Coca Cola trên thị trường
Coca Cola là một trong những thương hiệu kiến tạo nên “đế chế” sản xuất soda và đồ uống có gas lớn nhất thế giới. Sản phẩm của thương hiệu này đã trải dài hơn 200 quốc gia thuộc các châu lục khác nhau.
Mỗi năm, Coca Cola luôn được “xướng tên” trong danh mục “những sản phẩm giải khát được yêu thích nhất”. Theo đánh giá của Brand Finance, hình ảnh thương hiệu của Coca Cola có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất Hoa Kỳ.
Được thành lập vào năm 1886 tại Wilmington Delaware, Coca Cola đã trở thành “gương mặt vàng” đại diện cho sản phẩm thương mại thành công nhất lịch sử. Hơn 100 năm phát triển, “gã khổng lồ” Coca Cola nghiễm nhiên là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu thế giới.
Thế nào là chiến lược 4P của Coca Cola?
Chiến lược 4P có tên chuyên ngành là Marketing Mix (tiếp thị hỗn hợp) theo định nghĩa của Neil Borden qua bài báo vào năm 1964. Mô hình 4P bao gồm 4 nhân tố chính: product (sản phẩm), price (giá cả), place (địa điểm) và cuối cùng là promotion (khuyến mại).
4P được xem là công cụ tiếp thị hiệu quả trong việc mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu. Đối với mọi doanh nghiệp, chiến lược 4P chính là “chiếc đũa thần” giúp doanh nghiệp tạo ra và duy trì nguồn doanh thu. Chiến lược 4P càng thành công, sức mạnh của doanh nghiệp càng được củng cố trên thị trường.
Khái quát về chiến lược tiếp thị của Coca Cola
Các chiến lược của Coca Cola:
- Đặt trọng tâm vào các thị trường chủ lực, không đầu tư theo cách thức dàn trải và mang tính đại trà. Khách hàng tiềm năng mà thương hiệu hướng đến là những thị trường lớn, có sức tiêu thụ cao như: Mỹ, Trung Quốc, châu Âu (thị trường truyền thống).
- Tập trung xây dựng các chiến lược quảng cáo, cải thiện sản phẩm nhằm nâng cao vị thế và uy tín của mình trên thị trường truyền thống.
- Đầu tư rất lớn cho các hợp đồng quảng cáo chất lượng để mang lại những tác động mạnh mẽ đến khách hàng.
- Tăng khối lượng sản phẩm, siết chặt chi phí, thúc đẩy hiệu quả vốn đầu tư và xem thị trường truyền thống là mục tiêu phát triển.
- Không ngừng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, đặc biệt là Pepsi. Cả hai thương hiệu đã nhiều lần tạo ra các chiến lược tiếp thị “bùng nổ” thị trường thế giới.
Phân tích chiến lược 4P của Coca Cola
Chiến lược 4P của Coca Cola trên thị trường thế giới
Product
Coca Cola đã tạo ra sự đa dạng về các chủng loại sản phẩm trong suốt tiến trình hình thành và phát triển. Hiện tại, thương hiệu đã cung cấp hơn 500 nhãn hiệu nước có gas với hơn 3.900 sản phẩm.
Một số nhãn hiệu nổi tiếng được cung cấp bởi Coca Cola có thể kể đến như: Sprite, Fanta, Diet Coke, Dasani, Del Valle, Osewalle, Fuze Tea,… Các dòng sản phẩm này đều có những đặc tính riêng, tạo nên sự đa dạng và mới mẻ về chủng loại. Sản phẩm cốt lõi của Coca Cola chủ yếu ở dạng chai nhựa, thủy tinh hoặc lon với dung tích từ 200ml – 2l.
Bên cạnh đó, Coca Cola còn nhân đôi tính đa dạng bởi hương vị và tính năng sản phẩm. Thương hiệu này cho ra đời nhiều sự lựa chọn khác nhau, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, như: nước có gas truyền thống, nước có gas không đường, nước uống không calo,…
Trong các phân khúc sản phẩm, Coca Cola, Sprite và Fanta là ba nhãn hiệu có thị phần lớn nhất. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các nhãn hiệu này tương đối chậm.
Price
Đối với chiến lược Price (giá cả), Coca Cola tuân theo nguyên tắc phân biệt giá cấp độ 2. Nghĩa là thương hiệu sẽ tính các mức giá khác nhau cho các sản phẩm thuộc phân khúc khác nhau.
Coca Cola và Pepsi được xem là hai “thủ lĩnh” dẫn đầu đối với thị trường nước giải khát. Vì vậy, nếu Coca Cola định giá sản phẩm của mình quá cao so với Pepsi hoặc ngược lại trong một phân khúc cụ thể, người tiêu dùng có thể bị chuyển đổi.
Thế nên, cả hai thương hiệu đã ra quyết định thống nhất duy trì mức giá ngang nhau trong từng phân khúc. Tuy nhiên, chiến lược khác biệt của Coca Cola là giảm giá khi người dùng mua sản phẩm có kích cỡ lớn hơn.
Place
Tính đến thời điểm hiện tại, Coca Cola đã có mặt trên thị trường hơn 130 năm và hoạt động hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là minh chứng rõ ràng nhất về mạng lưới phân phối cực khủng của thương hiệu. Điều này khiến cho chiến lược Place của Coca Cola nổi bật hơn cả trong mô hình 4P.
Các nhà phát triển Coca Cola tạo ra sản phẩm bằng những công thức “gia truyền” và vận chuyển đến các nhà máy đóng chai trên toàn thế giới. Hình dạng và kích thước sản phẩm được quy định trước bởi thương hiệu.
Sau khi hoàn tất công đoạn đóng chai, sản phẩm sẽ được cung ứng đến các đại lý vận chuyển. Những sản phẩm sẽ được chuyển đi bằng đường bộ đến các kho dự trữ và đưa đến các nhà phân phối. Tiếp đó, sản phẩm sẽ đến tay nhà bán lẻ và bán ra cho người tiêu dùng.
Coca Cola có kênh phân phối rộng khắp, phần lớn sản phẩm của thương hiệu đều có mặt tại các siêu thị và những điểm bán lẻ trên toàn cầu. Ngoài ra, sản phẩm Coca Cola còn được phân phối cho nhiều nhà hàng, khách hàng lớn nhỏ ở mọi nơi trên thế giới.
Promotion
Promotion là chiến lược quảng cáo và khuyến mại trong mô hình 4P của Coca Cola. Chiến dịch tiếp thị của Coca Cola chủ yếu truyền tải các thông điệp tích cực, lan tỏa yêu thương và niềm vui đến mọi người.
Phương tiện truyền thông chủ yếu của Coca Cola là TV, mạng xã hội, Internet, báo in,… Ngoài ra, thương hiệu còn trở thành nhà tài trợ cho các chương trình lớn như: FIFA World Cup, American Idol, BET Network, NASCAR,…
Đầu năm 2016, Coca Cola phát động chiến dịch “Taste the Feeling” tại Ấn Độ nhằm tôn vinh những khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc mà Coca Cola mang lại trong cuộc sống. Tại Việt Nam, Coca Cola cũng tổ chức nhiều chiến dịch mới lạ, gần gũi với người tiêu dùng, nhất là giới trẻ. Điển hình như: Happiness Factory, Hát cùng Coca Cola, Có Coca Cola món nào cũng ngon,…
Các chiến dịch quảng cáo như những “con sóng” lớn lan rộng trên các kênh truyền thông khác nhau. Điều này đã giúp Coca Cola tạo ra những kết nối đặc biệt nhất đến người tiêu dùng của mình.
Thông qua những chiến lược quảng cáo và khuyến mại, doanh số bán hàng của Coca Cola tăng lên không ngừng. Đồng thời, thương hiệu cũng duy trì được lượng người dùng trung thành và mang đến những dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng tiềm năng.
Trên đây là những chia sẻ và phân tích về chiến lược 4P của Coca Cola – “ông hoàng giải khát” lớn nhất thế giới. Thông qua bài viết, Tino Group hy vọng bạn đã phần nào tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp.
FAQs về chiến lược 4P của Coca Cola
Coca Cola có chiến lược định giá như thế nào?
Coca Cola đã áp dụng 2 chiến lược định giá là 3P (Price to Value – Pervasiveness – Preference) và 3A (Affordability – Availability – Acceptability).
Hệ thống nhà máy Coca Cola tại Việt Nam phân bố ở đâu?
Các sản phẩm Coca Cola tại Việt Nam được sản xuất tại 3 nhà máy lớn phân bố đồng đều từ Bắc – Nam, lần lượt là: Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.
Coca Cola trên thị trường Việt Nam như thế nào?
Coca Cola được người tiêu dùng Việt Nam biết đến vào năm 1960. Tuy nhiên, đến năm 1994 thương hiệu này mới chính thức “nhập gia tùy tục” vào thị trường nước ta. Thời điểm hiện tại, Coca Cola Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tổng doanh thu mỗi năm lên đến hơn 38.000 USD.
Coca Cola tập trung phát triển ở thị trường nào?
Coca Cola đặc biệt chú trọng các thị trường truyền thống và lớn mạnh như: Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Sau khi có được vị thế vững chắc tại các thị trường này, sản phẩm Coca Cola bắt đầu thâm nhập vào thị trường của những quốc gia khác, phân bố rộng khắp trên toàn cầu.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng đài miễn phí: 1800 6734
- Email: info@tino.org
- Website: www.tino.org
Từ khóa » Chiến Lược 4p Của Pepsi
-
Chiến Lược Marketing 4P Của Pepsi Tại Thị Trường Việt Nam
-
Chiến Lược Marketing Của Pepsi | Brade Mar
-
Phân Tích Chi Tiết Chiến Lược Marketing Của Pepsi Tại Việt Nam
-
Marketing Mix Là Gì Hay Chìa Khóa Giúp Pepsi Thắng Thế đối Thủ Cạnh ...
-
Chiến Lược Marketing 4p Của Pepsi - 123doc
-
CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG ...
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Mix Của Pepsi-Cola - Prezi
-
Top 15 Chiến Lược Marketing Mix Của Pepsi
-
Chiến Lược Marketing Của Pepsi & Bài Học Rút Ra Cho Các Nhà Tiếp Thị
-
CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA PEPSI - ĐỐI THỦ TRUYỀN KIẾP ...
-
Phân Tích 5 Chiến Lược Marketing Của Pepsi Tại Việt Nam - MISA AMIS
-
Top 15 Chiến Lược Marketing Của Pepsi
-
Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Pepsi Tại Việt Nam | LADIGI
-
Pepsi = Marketing Mix | Xemtailieu