Tìm Hiểu Chó Bị Sâu Răng Và Cách đánh Răng Cho Chó - Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Chó bị sâu răng là một trong những bệnh răng miệng ở chó. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cún cưng. Răng là bộ phận vô cùng quan trọng, là vũ khí sắc bén và lợi hại nhất của loài chó. Vì vậy, vấn đề răng miệng của chúng đóng vai trò cực kì quan trọng. Khi chủ nhân đánh răng cho chó có thể phát hiện được những bệnh này.
MỤC LỤC ẩn 1. Một số thông tin về hàm răng của chó 2. Tại sao nên làm sạch răng cho chó? 3. Tác hại của việc không vệ sinh răng cho chó 4. Một số cách phát hiện bệnh răng miệng ở chó 4.1. Kiểm tra hơi thở 4.2. Kiểm tra miệng 4.3. Kiểm tra nướu 5. Nguyên nhân khiến chó bị sâu răng 6. Chó bị sâu răng có những giai đoạn nào? 7. Cách giải quyết khi chó bị sâu răng 8. Biện pháp phòng ngừa chó bị sâu răng 9. Bệnh nha chu thường gặp khiến chó bị đau răng 10. Các bệnh về nướu khiến chó bị chảy máu chân răng 10.1. Viêm nướu làm chó bị chảy máu chân răng 10.2. Chó bị chảy máu chân răng do sưng nướu 10.3. Chứng hôi miệng (hơi thở bị hôi) 10.4. Khối u miệng và u nang tuyến nước bọt 10.5. Đau răng nanh 11. Các bệnh nguy hiểm liên quan đến răng miệng ở chó 11.1. Bệnh huyết khối 11.2. Bệnh rối loạn các chức năng của tim và thận 12. Thí nghiệm về sản phẩm vệ sinh răng miệng cho chó 12.1. Mô tả thí nghiệm 12.2. Kết quả thí nghiệm 13. Khắc phục tình trạng răng chó bị vàng, viêm chân răng 13.1. Nhai xương hoặc đồ chơi 13.2. Chế độ ăn giúp răng khỏe mạnh 13.3. Đánh răng cho chó con thường xuyên 14. Cách lấy cao răng cho chó 15. Chuẩn bị đồ dùng đánh răng cho chó 15.1. Bàn chải đánh răng cho chó 15.2. Kem đánh răng cho chó 16. Làm quen với bàn chải, kem đánh răng cho chó 17. Hướng dẫn cách đánh răng cho chóRăng khỏe mạnh rất quan trọng với sức khỏe của chó. Giúp chúng dễ dàng cắn nuốt và tiêu hóa thức ăn. Nếu răng bị bệnh, chó biếng ăn, thường bỏ ăn, kém ăn. Dẫn tới suy dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe. Ngoài việc thiếu dinh dưỡng, chó bị sâu răng còn có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Chúng ta cũng có thể quan sát qua những triệu chứng bên ngoài. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về những dấu hiệu của chó bị sâu răng hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Pet Mart.
Một số thông tin về hàm răng của chó
Chó cảnh trưởng thành có tổng cộng 42 răng. Chia làm răng nanh, răng cửa và răng hàm. Chức năng của răng bao gồm chọc thủng, cắn đứt và nghiền nhỏ thức ăn. Lớp ngoài cùng của răng gọi là men răng, lớp này không thể tái sinh. Nước bọt của chó không có tính axit, không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Do đó chó thường ít khi bị sâu răng hơn người.
Tại sao nên làm sạch răng cho chó?
Từ xưa đến nay, rất nhiều chủ nhân thường tốn nhiều sức lực đối với ngoại hình của chó. Tuy nhiện đa số lại luôn coi thường việc chăm sóc răng miệng cho chúng. Chó là động vật ăn tạp, vì thế rất dễ mắc phải các bệnh về răng. Nhiều nhất là tình trạng chó bị sâu răng, chó bị chảy máu chân răng, hôi miệng…
Hãy cùng tưởng tượng một khung cảnh như thế này nhé. Nếu bạn nuôi một chú chó nhỏ, mỗi ngày đi làm về, ai là người chạy ra đón bạn đầu tiên? Chắc chắn là cún yêu rồi đúng không? Khi chú chó chạy ra với cái đuôi ngoáy tít, gương mặt thì hớn ha hớn hở quấn quýt quanh chân bạn, bạn sẽ cư xử thế nào?
Chưa kể tới việc chú chó nhỏ sẽ nhảy chồm lên người bạn. Chỉ mong nhận được sự vuốt ve và âu yếm. Tất nhiên, bạn cũng đáp lại tình cảm ấy đúng không nào? Nhưng, nếu chú chó nhà bạn có vấn đề về răng miệng. Có thể là hôi miệng, bạn có còn nhiệt tình với chúng nữa không?
Hay bạn dẫn chú chó đi chơi, đi gặp bạn bè. Chú chó nhà bạn rất xinh đẹp, rất đáng yêu. Nhưng lạ kỳ ai cũng xa lánh không muốn lại gần. Hỏi ra mới biết là miệng chú hôi quá. Bạn có thấy ái ngại hay không? Đấy là những lý do ảnh hưởng trực tiếp tới người chủ. Chưa kể tới những tác hại cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ của thú cưng. Tất cả những lý do ấy đã đủ giải thích cho việc cần phải đánh răng cho chó hay chưa?
Tác hại của việc không vệ sinh răng cho chó
Chó bị sâu răng, chó bị chảy máu chân răng, bị bệnh răng miệng… nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới lỏng gốc răng và rụng răng. Kèm theo lở loét mưng mủ ở khoang miệng. Lúc này chó rất khó chịu, thường bỏ ăn. Ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng. Bộ lông cũng mất đi vẻ bóng mượt. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây biến chứng, viêm xương hàm. Để phòng ngừa, tốt nhất là cho chó đi khám răng định kỳ.
Hơn nữa các loại thức ăn này rất dễ vỡ vụn, dễ bị mắc lại ở kẽ răng. Chú chó nhà bạn ăn rất nhiều các loại thức ăn. Từ đồ ăn do bạn nấu, thức ăn cho chó dạng hạt, đồ ăn bổ sung dinh dưỡng khác… Cũng như con người, mảng bám trên răng không thể tự mất đi.
Nếu để tình trạng này kéo dài, răng xuất hiện cao răng, vàng ố. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhâp khiến chó bị sâu sâu răng. Vấn đề về răng, lợi sẽ không có đề kháng nào cả. Vừa ảnh hưởng tới thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mỗi lần tiếp xúc với con người, rất có khả năng những vi khuẩn này dễ dàng lây lan sang. Chưa kể việc trong lúc tập luyện, chơi đùa. Răng của chúng gây ra vết thương hở. Điều này thật sự nghiêm trọng nếu chúng có một bộ răng không được sạch sẽ.
Một số cách phát hiện bệnh răng miệng ở chó
Kiểm tra hơi thở
Nếu cún cưng nhà bạn có hơi thở nặng mùi, kết hợp các hiện tượng như chán ăn, uống quá nhiều nước. Hay đi tiểu quá nhiều lần trong ngày thì chứng tỏ răng miệng của chúng không bình thường và bạn cần đưa cún đi khám bác sỹ thú y ngay.
Kiểm tra miệng
Bạn nên kiểm tra miệng cho cún cưng vào mỗi tuần. Bạn có thể kéo vành môi để xem răng và nướu cho kĩ. Răng phải sạch và không ngả màu vàng nâu. Còn nướu răng phải có màu hồng nhạt. Chú ý là không phải trắng hay đỏ. Đôi khi còn thấy chó bị chảy máu chân răng.
Kiểm tra nướu
Bạn cũng cần xem kỹ cho chắc là nướu không bị sưng, hàm không bị tấy, có cục u trên lưỡi không…Những dấu hiệu khi chó bị sâu răng, chó bị chảy máu chân răng, bị bệnh nướu (nha chu) là hơi thở nặng mùi, chảy nước dãi nhiều. Viêm nướu, chân răng bị sưng, u nang dưới lưỡi, răng bị lung lay, rụng răng, đau răng khi ăn. Việc ăn uống miễn cưỡng.
Bệnh trên răng miệng không những gây ra hơi thở hôi hám mà nó còn gây đau nhức. Nó góp phần làm lây lan mầm bệnh sang những cơ quan khác như tim, thận. Từ đó gây ra những tình trạng bệnh lý nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân khiến chó bị sâu răng
Theo các bác sĩ thú y, đối với chó trưởng thành, không nên cho chúng ăn đồ ăn quá mềm. Khi thức ăn bị mắc kẹt trong răng lâu ngày sẽ khiến răng bị mòn. Từ đó khiến chó bị sâu răng. Một số loại thức ăn cũng có hại cho răng miệng của chó.
Rất nhiều người có thói quen khi ăn một ít đồ ngọt hoặc hoa quả cũng sẽ cho chó ăn một chút. Tuy nhiên chó không giống con người, chúng không thể đánh răng mỗi ngày. Do đó rất nhiều chú chó bị sâu răng, hỏng răng, chó bị chảy máu chân răng vì thói quen tai hại đó của chủ nhân.
Chó bị sâu răng có những giai đoạn nào?
- Viêm lợi: Phần trên của lợi (hay nướu) bị viêm và sưng đỏ, chó bị chảy máu chân răng khi ăn hoặc đánh răng. Có mảng bám ở răng và răng chuyển màu. Ở giai đoạn này, nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi nhanh chóng.
- Viêm mô quanh răng (mức độ nhẹ): Phần lợi ôm sát răng bị viêm và sưng đỏ. Thú cưng bị đau và có mùi hôi miệng. Giai đoạn này ngoài việc điều trị ở bác sĩ thú y thì chủ nuôi cũng phải kết hợp chăm sóc trực tiếp tại nhà.
- Viêm mô quanh răng (mức độ trung bình): Vi khuẩn và cao răng hình thành sẽ phá hủy nướu cho đến khi nướu trở nên đỏ và chó bị chảy máu chân răng. Thú cưng sẽ bị đau miệng, ảnh hưởng đến việc ăn uống và những thói quen khác. Ngoài ra chó bị sâu răng giai đoạn này còn bị mùi hôi miệng khó chịu và rất khó để điều trị khỏi trong giai đoạn này.
- Viêm mô quanh răng (mức độ nặng): Nhiễm khuẩn trong thời gian dài sẽ khiến cho nướu, răng và xương ổ răng bị phá hủy nghiêm trọng. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường máu và sẽ có thể phá hủy thận, gan và tim của thú cưng.
Cách giải quyết khi chó bị sâu răng
Đối với chó bị sâu răng, tốt nhất là nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến những răng xung quanh. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để nhổ răng. Đối với chó già nhiều tuổi cần được kiểm tra sức khỏe trước khi nhổ răng không.
Một số chú chó bị sâu răng không đủ sức khỏe. Dấu hiệu chó bị chảy máu chân răng có thể không chịu được việc gây mê. Trường hợp chưa thể đưa chó đi khám răng, bạn có thể mua thuốc giảm đau bôi cho chó. Để giúp chúng cảm thấy dễ chịu hơn. Các loại thuốc giảm đau có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc thú y.
Sau khi được chữa răng, bạn vẫn phải bảo đảm chó có khoang miệng sạch sẽ và răng khỏe mạnh. Bạn nên kiểm tra miệng của chó sau khi cho ăn hàng ngày. Nếu thấy thức ăn thừa hãy dùng một miếng vải ngâm nước muối sinh lý lau sạch răng cho chúng.
Biện pháp phòng ngừa chó bị sâu răng
Để ngăn ngừa chó bị sâu răng, trước tiên phải phòng ngừa mảng bám. Phải thường xuyên thay đổi thức ăn cho chó. Không nên cho ăn đồ quá mềm và có độ ướt cao. Có thể cho chó ăn xương làm sạch khoang miệng, có tác dụng mài răng và làm sạch khoang miệng. Một vài kẹo dẻo giống đồ chơi cũng có thể làm sạch miệng.
Nếu phát hiện chó đã xuất hiện nhiều mảng bám răng, tốt nhất đến bệnh viện thú y làm sạch. Tránh làm tổn thương nướu và men răng. Làm sạch răng định kỳ hàng ngày bằng cách dùng bông ngâm trong nước lạnh. Chấm kem đánh răng cho chó để chải răng. Hoặc dùng bàn chải làm sạch miệng để hạn chế việc chó bị sâu răng.
Bệnh nha chu thường gặp khiến chó bị đau răng
Ngoài tình trạng chó bị sâu răng thì bệnh nha chu cũng rất phổ biến. Những dấu hiệu khi cún cưng bị bệnh nướu nha chu: Hơi thở nặng mùi, chảy nước dãi nhiều, viêm nướu, chân răng bị sưng, u nang dưới lưỡi, răng bị lung lay, rụng răng, đau răng khi ăn, ăn uống miễn cưỡng, chó bị chảy máu chân răng…
Cún thường bị đau ở giữa răng và nướu. Bệnh phát triển nặng cún sẽ bị rụng răng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh nha chu được chia ra làm 4 giai đoạn, hai giai đoạn đầu bị viêm nướu nhẹ, hai giai đoạn sau là viêm nha chu.
- Giai đoạn đầu của bệnh viêm lợi: viêm nướu, tấy đỏ.
- Giai đoạn thứ hai: viêm nướu, tấy đỏ và sưng, chó bị chảy máu chân răng.
- Giai đoạn thứ ba: chỗ răng dưới của răng hàm dần dần biến mất.
- Giai đoạn thứ tư: là giai đoạn cực kì nghiêm trọng.
Các bệnh về nướu khiến chó bị chảy máu chân răng
Viêm nướu làm chó bị chảy máu chân răng
Là tình trạng nướu răng bị viêm do các mảng bám thành cao răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dấu hiệu nhận biết là chó bị chảy máu chân răng, đỏ, sưng nướu và hôi miệng. Để làm giảm viêm nướu, rất đơn giản, bạn cần đánh răng cho chó thường xuyên hơn.
Chó bị chảy máu chân răng do sưng nướu
Cún cưng của bạn bị sưng nướu là do thức ăn mắc kẹt giữa kẽ răng và cao răng tích tụ lâu ngày. Nó khiên chó bị chảy máu chân răng, hôi miệng. Ngoài việc thường xuyên sử dụng kem đánh đánh răng cho chó, nước súc miệng bạn cũng cần đưa cún đi khám định kì mỗi năm để làm sạch răng.
Bệnh nướu tăng trưởng đột biến là trường hợp nướu phát triển che mất phần răng. Cần phải điều trị gấp để tránh nhiễm trùng nướu. Đây là bệnh phổ biến đối với giống chó săn. Nó thường được chữa trị bằng thuốc kháng sinh.
Chứng hôi miệng (hơi thở bị hôi)
Là dấu hiệu nhận biết các bệnh về răng miệng. Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do các vi khuẩn phát triển từ thức ăn thừa bám giữa các kẽ răng khiến chó bị sâu răng. Hoặc nhiễm trùng nướu. Giải pháp tốt nhất ngăn ngừa hôi miệng là đánh răng cho chó mỗi ngày.
Khối u miệng và u nang tuyến nước bọt
Thường xuất hiện trông như cục u ở nướu răng. Một số trường hợp u ác tính cần được phẫu thuật để loại bỏ khối u. Bạn có thể phát hiện những mụn nhọt lớn, chứa đầy dịch phát triển dưới lưỡi hoặc bên trong hàm. Cần đưa chú chó đi khám thú y để loại bỏ những u nang này.
Đau răng nanh
Khi cún cưng của bạn cảm thấy đau răng có thể răng chúng đã bị mòn hoặc chó bị sâu răng. Trong trường hợp chó bị sâu răng quá nặng thì bạn nên đưa cún cưng đi nhổ răng.
Các bệnh nguy hiểm liên quan đến răng miệng ở chó
Bệnh huyết khối
Trong tĩnh mạch sẽ xuất hiện các cục máu gọi là huyết khối. Là điều kiện gây tắc nghẽn mạch máu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết đột ngột và dẫn đến tỉ lệ tử vong cao ở loài chó. Huyết khối có thể gây tổn hại cho các mô từ khi các mạch máu trong cơ thể nhận được oxy và các chất dinh dưỡng. Huyết khối tiếp tục tăng trưởng sẽ dẫn đến mô tim và mô não bị hoại tử. Bệnh này cũng gây ra tình trạng khó thở, toàn thân run rẩy, đứng không vững…
Bệnh rối loạn các chức năng của tim và thận
Hoạt động của tim và cơ thể sẽ gặp trở ngại, càng kéo dài. Dần dần các chức năng của tim sẽ bị giảm sút. Thường xảy ra ở những chú chó già. Khi mà mảng bám trên răng đã tích tụ quá nhiều.
Thận hoạt động khó khăn, dần dần suy giảm chức năng. Thậm chí còn ảnh hưởng đến mắt mũi của cún cưng, nước mắt, nước mũi chảy ra nhiều. Nhiều đến nỗi phần dưới mắt sẽ xuất hiện vết thương hở. Tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Theo đường máu xâm nhập vào trong cơ thể gây nhiễm trùng toàn thân, dẫn đến tử vong.
Thí nghiệm về sản phẩm vệ sinh răng miệng cho chó
Mô tả thí nghiệm
Nhóm thí nghiệm sử dụng 5 chú chó thuộc các giống: Border Collie, Pug, Poodle, Golden. Mỗi con có tình trạng răng miệng khác nhau. Chúng được sử dụng các loại sản phẩm làm sạch răng của chó: kem đánh răng cho chó, xịt thơm miệng, xương gặm cho chó… trong vòng 7 ngày. Sau khi dùng sản phẩm làm sạch, trong vòng nửa giờ không cho ăn hoặc uống.
Điều này giúp giữ kem đánh răng cho chó, thuốc xịt có thể ở lại lâu trong khoang miệng. Đạt được tác dụng sát trùng, khử mùi tốt nhất. Nhóm nghiên cứu sẽ so sánh các thành phần sản phẩm và hiệu quả trên từng con. Qua đó đưa ra đặc điểm của từng sản phẩm.
Kết quả thí nghiệm
- Kem đánh răng cho chó TRIXIE kết hợp cùng bàn chải đánh răng cho chó hàng ngày, cùng hương vị bạc hà khử mùi hôi cho chó hiệu quả, làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi, ngăn ngừa sâu răng tối đa. Làm trắng răng. Phòng ngừa mảng bám hiệu quả. Ngoài ra, kem đánh răng cho chó còn có tác dụng giảm bớt rõ rệt triệu chứng sưng lợi, xuất huyết. Có thể loại bỏ một phần mảng bám trên răng, giảm thiểu tình trạng chó bị chảy máu chân răng.
- Kem đánh răng cho chó ArquiFresh giúp bảo vệ răng trắng, nướu khỏe, hơi thở thơm tho cho chó mèo. Loại kem đánh răng cho chó này thân thiện với sức khỏe của chó cưng. Giải quyết vấn đề răng nướu. Làm sạch cao răng.
- Xịt thơm miệng cho chó mèo Joyce & Dolls có khả năng loại bỏ các mảng bám trên răng, đề phòng và chữa trị các bệnh liên quan đến răng, đặc biệt là nướu chân răng ở chó mèo.
- Xương cho chó thơm miệng VEGEBRAND với hình lập thể có lợi cho việc làm sạch răng, còn có hiệu quả loại bỏ mảng bám cứng đầu, làm sạch bộ phận nướu. Có tác dụng giống như kem đánh răng cho chó vậy. Nâng cao khả năng kháng khuẩn. Không có hiện tượng chó bị chảy máu chân răng hay tổn thương về nướu khi nhai, gặm.
Khắc phục tình trạng răng chó bị vàng, viêm chân răng
Nhai xương hoặc đồ chơi
Bạn cần mua một vài món đồ chơi để nhai cho cún cưng thỏa mãn bản năng gặm, cắn. Nó cũng giúp cho răng thêm chắc khỏe. Gặm một món đồ chơi cũng giúp massage lợi và loại bỏ những mảng bám. Có tác dụng làm sạch răng hơn.
Chế độ ăn giúp răng khỏe mạnh
Những thức ăn tự chế biến rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như rất đảm bảo dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiều loại thức ăn “mềm” lại thường tạo nhiều mảng bám. Là môi trường rất tốt cho mầm bệnh phát triển. Điều chỉnh chế độ ăn cân đối đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa và răng miệng. Sử dụng thức ăn hạt khô giúp làm giảm các mảng bám và làm chậm quá trình hình thành cao răng. Khắc phục tinh trạng chó bị chảy máu chân răng do viêm nướu gây ra,
Đánh răng cho chó con thường xuyên
Tốt nhất sử dụng bàn chải và kem đánh răng cho chó chuyên dụng cho thú cưng, cũng có thể sử dụng bàn chải mềm cho trẻ nhỏ, tay cầm có độ dài phù hợp.
Cách lấy cao răng cho chó
Cạo vôi răng cho chó hay còn gọi là cạo cao răng là việc lấy đi các mảng bám trên răng do thức ăn bám lại lâu ngày mà không thể lấy đi được bằng phương pháp thông thường. Giống như ở người việc cạo vôi răng cho chó cần được thực hiện định kì ít nhất 6 tháng một lần. Bạn không nên tự ý làm việc này, có thể khiến chó bị chảy máu chân răng và tổn thương tới nướu.
Vậy lấy cao răng cho chó ở đâu? Tốt nhất bạn nên đưa thú cưng tới bệnh viện thú y. Với các phương tiện y tế tiên tiến có thể giúp cún cưng có 1 hàm răng sáng bóng, không còn mảng bám. Hiện nay, bảng giá lấy cao răng còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của cún cưng. Nhưng nó cũng không quá đắt.
Chuẩn bị đồ dùng đánh răng cho chó
Bàn chải đánh răng cho chó
Sử dụng 1 bàn chải dài và 1 bàn chải ngón tay. Tùy thuộc vào giống chó to hay nhỏ mà chọn bàn chải có kích thước cho phù hợp với miệng chó.
Kem đánh răng cho chó
Chọn loại kem đánh răng cho chó phù hợp với mỗi giống chó. Đối với chó dưới 6 tháng, không bao giờ dùng loại kem đánh răng cho chó có flo. Vì sẽ làm tổn thương sự hình thành và phát triển của men răng. Đặc biệt chú ý không được dùng loại kem đánh răng của người. Vì có thể gây kích ứng dạ dày của cún cưng. Tốt nhất nên dùng sản phẩm mà chúng có thể nuốt được.
Cuối cùng là nước súc miệng dành cho cún. Bạn có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ thú y để lựa chọn loại phù hợp với cún cưng nhà mình. Bạn cũng cần chuẩn bị cho cún 1 khúc xương giả để cún nghịch với nó trước khi tiến hành chải răng.
Làm quen với bàn chải, kem đánh răng cho chó
Trước tiên, bạn cần nhắc nhở để cún cưng biết việc chăm sóc răng là cần thiết. Và phải ngoan trong khi bạn giúp chúng đánh răng. Bạn cần chuẩn bị trước vài tuần với việc matxa môi và xung quanh vùng miệng. Việc này để cún cưng quen với việc tay bạn đụng vào mõm. Sau đó chuyển qua răng và nướu. Trong thời gian đầu này, bạn chỉ cần dùng tay không để matxa, chứ chưa cần dùng đến dụng cụ hỗ trợ nào cả.
Khi cún cưng quen dần với việc tay bạn đụng vào mõm, bạn có thể bôi một chút kem đánh răng cho chó để chúng nếm thử mùi vị cho quen dần. Tiếp theo, bạn cho chúng xem bàn chải đánh răng. Loại bàn chải dành cho chó thường nhỏ và lông mềm hơn loại mà con người vẫn dùng.
Hướng dẫn cách đánh răng cho chó
Khi cún cưng đã làm quen với việc đụng chạm trong miệng, tiến hành cho cún nếm thử vị kem đánh răng cho chó. Nên lựa chọn loại kem đánh răng cho chó có mùi vị dịu nhẹ, không gây kích ứng. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi cún con quen mà không có những phản ứng ngoài ý muốn thì thôi. Bước tiếp theo là tiến hành thực hiện đánh răng cho chó.
Đầu tiên, bóp kem đánh răng cho chó trải đều trên bàn chải. Chải nhẹ nhàng, nâng môi cún lên để thực hiện thao tác được dễ dàng hơn. Đặt bàn chải theo góc 45°. Chải đều theo vòng tròn. Chú ý chải kĩ phần răng gần gò má vì đây là khu vực tích tụ nhiều mảng bám.
Sau khi đã làm sạch cả hàm răng bằng kem đánh răng cho chó, lấy nước sạch rửa phần răng miệng vừa chải xong cho sạch bọt. Nên đánh răng cho chó cưng 2 – 3 lần trong 1 tuần để đảm bảo vệ sinh. Đánh nhẹ nhàng tránh để chó bị chảy máu chân răng.
Chú ý trình tự vệ sinh đánh răng cho chó từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Sử dụng găng tay đánh răng, luôn quan sát phản ứng của chó con, đề phòng tránh tình huống bất ngờ xảy ra. Động tác nhẹ nhàng, thời gian khoảng 2 phút là đủ.
Lưu ý, khi chó có dấu hiệu từ chối, sợ hãi hoặc phản ứng với việc đánh răng thì nên dừng quá trình này lại, có biện pháp trấn an, vuốt ve nhẹ nhàng và trò chuyện để chó bớt căng thẳng hơn.
4.9/5 - (75 bình chọn)Từ khóa » Chó Bị Lung Lay Răng
-
Đọc Và Hiểu Thêm Về Triệu Chứng Lung Lay Răng ở Chó - Miaolands
-
Tại Sao Răng Của Con Chó Của Tôi Bị Lung Lay? - Mi Dog Guide
-
Chó Thay Răng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chuẩn Bị
-
Đọc Và Hiểu Thêm Về Triệu Chứng Lung Lay Răng ở Chó
-
Bệnh Răng Miệng ở Chó
-
Top 15 Chó Bị Lung Lay Răng
-
Những điều Cần Biết Khi Chó Poodle Rụng Răng, Thay Răng
-
Cách Chăm Sóc Chó Thay Răng, Mọc Răng Và Những điều Cần Lưu ý
-
Một Nụ Hôn Từ Chú Chó Thân Yêu Có Thể Khiến Bạn Bị Rụng Răng?
-
Bệnh Nha Chu (bệnh Răng Miệng) ở Chó VIETDUC PETS CENTRE
-
Viêm Răng Miệng ở Chó: Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Tìm Hiểu Chó Bị Sâu Răng Và Cách đánh Răng Cho Chó - Thú Cảnh
-
Một Số Bệnh Răng Miệng Thường Gặp ở Chó Mèo Và Cách Phòng Trị
-
Vệ Sinh Răng Miệng Cho Thú Cưng - Happy Paws