Tìm Hiểu Chủ Thể Chứng Thư Số Và Những điều Cơ Bản Cần Biết Khi Sử ...

Việc hiểu được chủ thể chứng thư số và những quy định liên quan đến chứng thư số sẽ giúp bạn có thể sử dụng chứng thư số một cách đúng quy định pháp luật nhất.

1. Chứng thư số là gì?

​​​​​​​Chứng thư số là gì?

​​​​​​​Chứng thư số là gì?

Trước khi muốn biết chủ thể của chứng thư số là gì, chủ thể chứng thư số là ai thì bạn cần phải hiểu đúng về khái niệm của chứng thư số. Hiện nay, các quy định về chứng thư số đã được Chính Phủ quy định rất rõ trong Nghị định 130/2018/NĐ-CP đã ban hành ngày 27 tháng 9 năm 2018. Theo đó, tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, khái niệm chứng thư số là gì đã được giải thích như sau: "Chứng thư số" là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Đồng thời, cũng tại Khoản 7 trong Nghị định này, các khái niệm cơ bản liên quan đến chứng thư số cũng đã được giải thích rất rõ ràng:

  • Khái niệm "Chứng thư số có hiệu lực" được hiểu là chứng thư số chưa hết hạn, không bị tạm dừng hoặc bị thu hồi.
  • Khái niệm “Chứng thư số công cộng” được giải thích là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp.
  • Khái niệm "Chứng thư số nước ngoài" được lý giải là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài.

Điều này giúp người dùng nhận định rõ ràng hơn về chứng thư số, tránh những mơ hồ, nhầm lẫn khi sử dụng. >> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2. Chủ thể chứng thư số là gì?

Chủ thể chứng thư số là gì? Chủ thể của chứng thư số là ai? Đây là những câu hỏi rất hay gặp phải ở những người dùng chứng thư số.

Chủ thể chứng thư số là gì?

Chủ thể chứng thư số là gì?

Theo đó, dựa vào khái niệm chứng thư số, có thể khẳng định rằng chủ thể chứng thư số chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu nó và sử dụng nó nhằm xác nhận họ là người đã ký chữ ký số thông qua việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì chủ thể của chứng thư số chính là những cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu và sử dụng nó. Trong doanh các đơn vị kinh doanh, chứng thư số đóng vai trò như “chứng minh thư” của mỗi doanh nghiệp và chủ thể chứng thư số là tên công ty. Lưu ý rằng, các đơn vị cung cấp chứng thư số chỉ là đơn vị tạo ra chứng thư số để cung cấp tới người dùng mà thôi chứ không phải chủ thể chứng thư số. >> Tham khảo: Hóa đơn điện tử.

3. Phân biệt chứng thư số và chữ ký số

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn chứng thư số và chữ ký số là một, chỉ khác nhau ở tên gọi mà thôi. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu hoàn toàn sai lầm. Bởi, chứng thư số và chữ ký số là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thực tế, phía nhà cung cấp sẽ cấp chứng thư số cho đơn vị kinh doanh trước rồi mới cấp chữ ký số sau.Và nếu như chữ ký số là một loại chữ ký điện tử mà người ký tạo ra nhằm khẳng định danh tính và tính toàn vẹn cho nội dung thông điệp mình gửi thì chứng thư số sẽ giúp hỗ trợ bên nhận xác minh tính đúng đắn của chữ ký số và tính toàn vẹn của thông điệp mình nhận. Như vậy, chứng thư số và chữ ký số là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

4. Quy định nội dung của chứng thư số hiện nay

Sau khi đã tìm hiểu chủ thể chứng thư số, bạn cũng cần phải nắm được quy định nội dung của chứng thư số để đảm bảo việc sử dụng chứng thư số được hợp pháp.

Quy định nội dung của chứng thư số hiện nay

Quy định nội dung của chứng thư số hiện nay.

Hiện nay, chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức khi được cấp sẽ phải bao gồm đầy đủ các nội dung sau:

  • Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Tên của thuê bao.
  • Số hiệu chứng thư số.
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
  • Khóa công khai của thuê bao.
  • Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
  • Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Thuật toán mật mã.
  • Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo đúng quy định, chỉ khi chứng thư số đáp ứng đầy đủ các nội dung yêu cầu trên thì mới có đủ tính pháp lý. Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn làm rõ chủ thể chứng thư số và một số điều cơ bản cần phải nắm được khi dùng chứng thư số như: Chứng thư số là gì, điểm khác biệt chứng thư số và chữ ký số, nội dung yêu cầu của chứng thư số,... Mọi thắc mắc về chủ thể chứng thư số hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
  • Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.

Các tin tức liên quan:

    Top 5 lý do khiến doanh nghiệp ồ ạt đăng ký hóa đơn điện tử

    18/03/2020-4990 lượt xem

    So sánh hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Nên sử dụng loại hóa đơn nào tốt?

    05/05/2020-19629 lượt xem

    Giải đáp ngay: Mã tra cứu hóa đơn điện tử là gì?

    07/05/2020-13081 lượt xem

    Hướng dẫn người mua tự chuyển đổi hóa đơn điện tử hợp pháp

    11/05/2020-10470 lượt xem

    Tại sao phải chuyển đổi hóa đơn điện tử? Có được chuyển đổi hóa đơn điện tử hay không?

    13/05/2020-20018 lượt xem

Từ khóa » Chứng Thư Số Hết Hạn Là Gì