Tìm Hiểu Chùa Giác Viên Quận 11 - Ngôi Chùa Cổ Với Kiến Trúc độc đáo

Mục lục

Toggle
  • Lịch sử hình thành của Chùa Giác Viên
  • Tìm hiểu bên trong ngôi chùa Giác Viên quận 11
    • Khuôn viên chùa
    • Kiến trúc chùa
  • Một số thông tin khác về chùa Giác Viên
    • Lịch sử nhà chùa
  • Địa chỉ cung cấp đồ thờ gốm sứ thờ cúng tại chùa

Chùa Giác Viên là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến nay ngôi chùa này đã có tuổi đời 216 năm. Ngôi chùa này có gì đặc biệt? Hãy cùng Không Gian gốm tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11 một cách chi tiết qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11 - Ngôi chùa cổ với kiến trúc độc đáo
Tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11 – Ngôi chùa cổ với kiến trúc độc đáo

Lịch sử hình thành của Chùa Giác Viên

Nằm tại số 161/85/20 đường Lạc, phường 3, Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Giác Viên cách một ngôi chùa nổi tiếng khác là chùa Giác Lâm không xa. Hai ngôi chùa này cũng có mối liên quan mật thiết với nhau. Vào năm 1798, chùa Giác Lâm đang trong quá trình xây dựng lại. Gỗ mua về để làm chùa được chở theo đường thủy cập bến Hố Đất. Nhà sư Viên Quang đã cho dựng một ngôi nhà nhỏ ở nơi này và nhờ một người tên Hương Đăng trông coi số gỗ được vận chuyển trước khi chở về chùa Giác Lâm xây dựng. Trong hai năm canh giữ, ông Hương Đăng đã dựng nên một cái am nhỏ thờ Bồ Tát Quan Âm. Vừa làm nơi tu hành; vừa để lo cho công việc. 

Tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11 - Lịch sử hình thành
Tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11 – Lịch sử hình thành

Sau khi số gỗ đã chuyển hết đến chùa Giác Lâm để xây dựng. Năm 1805 ông Hương Đăng thành công xin hòa thượng Viên Quang xây dựng lại cái am thành một ngôi chùa nhỏ có tên là Quan Âm viện. Mãi đến năm 1850, hòa thượng Hải Tịnh mới cho đổi tên Quan Âm viện thành chùa Giác Viên. Và đây là cái tên được nhiều người biết đến ngày nay. Chùa Giác Viên tính đến nay đã trải qua hai lần trùng tu vào những năm 1899 và 1910. Năm 1993, chùa Giác Viên được Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

Tìm hiểu bên trong ngôi chùa Giác Viên quận 11

Khuôn viên chùa

Vì được xây dựng cùng thời điểm với chùa Giác Lâm nên mọi người có thể nhận thấy chùa Giác Viên cũng có một số nét kiến trúc tương tự. Tuy vậy để nói là giống hoàn toàn thì không đúng. Bởi mỗi ngôi chùa đều có những công trình điêu khắc nghệ thuật độc đáo riêng biệt. Chùa Giác Viên được xây dựng theo kiểu chùa cổ Nam Bộ. Kiến trúc tổng thể gồm cổng tam quan, ngôi Chính điện, nhà tăng, vườn Tháp… Ngôi chùa có hai nếp nhà tứ trụ ghép liền nhau; nếp trước là khu chính điện, thờ chư tổ. Nếp sau là giảng đường, phòng khách. Hai bên có hai dãy Đông lang và Tây lang nối vào nhà chính. 

Tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11
Tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11 – kiến trúc chùa

Ở chính điện của chùa có đến 120 trên tổng số 153 pho tượng tất cả. Đáng chú ý có các tượng và bộ tượng: A Di Đà; Bồ Tát Di Lặc; Quán Thế Âm; Đại Thế Chí; bộ tượng Thập Điện Diêm Vương bao gồm 10 tượng; bộ tượng Thập Bát La Hán bao gồm 18 tượng. Ngoài ra nơi đây còn có tượng chân dung của các tổ đã trụ trì ngôi chùa.

Bên trong chùa là những công trình kiến trúc gỗ như tượng gỗ, bao lam, phù điêu, khám thờ được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Chùa Giác Viên có đến 57 bao lam và dường như bàn thờ nào cũng có bao lam; nhiều hơn hẳn chùa Giác Lâm và những ngôi chùa khác.

Kiến trúc chùa

Các bao lam ở chùa đều có giá trị nghệ thuật cao. Có thể kể đến như tấm bao lam được chạm cả hai mặt nằm ở nhà thờ tổ. Tấm bao lam bách điểu chạm đến 94 con chim trong nhiều tư thế sinh động. Tấm bao lam chạm 18 vị La Hán với mỗi bên 9 vị mang những bộ điệu khác nhau trông rất độc đáo. Ở tây lang có tấm bao lam chạm hình khỉ bắt chim. Đông lang thì có những tấm chạm Tô Vũ chăn dê, Lã Vọng câu cá và những hình ảnh hoa quả bốn mùa quen thuộc của Nam Bộ. 

Tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11
Tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11

Một số thông tin khác về chùa Giác Viên

Lịch sử nhà chùa

Ngoài số cổ vật kể trên, chùa Giác Viên còn từng là nơi được Thiền sư Hải Tịnh đứng ra tổ chức trung tâm ứng phú vào cuối thế kỉ XIX. Trung tâm này đã thu hút nhiều tăng sĩ ở khắp nơi về tu học. Có một thời gian Thiền sư Hải Tịnh được triều đình Huế mời ra kinh đô dạy đạo cho nội cung hoàng gia; sau đó được phong Tăng cang và ban cho nhiều bảo vật quý hiếm. Một trong số những món bảo vật này hiện nay còn lưu trữ tại chùa như giá võng, gốc mai.

  • Xem thêm: Chùa phổ quang Phú Nhuận có linh không?

Còn dưới thời tổ Minh Khiêm; chùa Giác Viên là nơi in ấn, trùng khắc những kinh sách quý hiếm. Chùa là nơi khai mở trường Phật học Lục Hòa năm 1952; một trường thuộc Giáo Hội Lục Hòa Tăng Việt Nam. Sau nhiều năm, trường đã góp phần đào tạo nhiều tăng tài; được bổ về trụ trì tại các chùa ở Nam Bộ. Một phần công lao đó là của Thượng tọa Huệ Chí; người nhiều năm đã phụ trách ngôi trường này.

Tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11
Tìm hiểu chùa Giác Viên quận 11

Bên cạnh sở hữu một kiến trúc độc đáo với những công trình nghệ thuật quý giá. Chùa Giác Viên còn được nhiều người biết đến bởi những câu chuyện thực tiễn. Mang đạo Phật đến với cuộc sống con người một cách gần gũi. Nếu có thời gian thì bạn nên ghé thăm ngôi chùa này một lần để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như bầu không khí thanh tịnh nơi đây. 

  • Bạn có thể quan tâm: Điểm qua những ngôi chùa linh thiêng ở miền Nam “cầu gì được nấy”

Địa chỉ cung cấp đồ thờ gốm sứ thờ cúng tại chùa

Không Gian Gốm là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các mặt hàng gốm sứ nói chung cũng như đồ thờ Bát Tràng cao cấp nói riêng. Với sự uy tín của mình, nơi đây đã nhận được lòng tin và ủng hộ của khách hàng trên toàn quốc.

Bộ bàn thờ gia tiên
Bộ bàn thờ gia tiên

Đặc biệt khi đến với Không Gian Gốm bạn sẽ được cam kết về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành cạnh tranh nhất thị trường. Mọi thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin về sản phẩm đồ thờ xin liên hệ với chúng tôi qua website Battrangvn.vn hoặc hotline 0912809908 để được giải đáp nhanh chóng.

Từ khóa » Chùa ở Quận 11