Tìm Hiểu Chùa Thiên Mụ 400 Năm Tuổi Của Cố đô Huế - WinWay Travel

Chùa Thiên Mụ đã trải qua biết bao nhiêu đổi thay, thăng trầm của lịch sử. Hiện nay, chùa trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng của thành phố. Cùng với Đại Nội Huế và  sông Hương, tiếng chuông chùa đã đi vào bao nhiêu bài thơ, điệu nhạc của người dân xứ Huế bao đời.

chùa Thiên Mụ

Bao giờ cạn lạch Đồng Nai. Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.

Vị trí đặc biệt của Chùa Thiên Mụ trên đất Huế

Đây là ngôi chùa cổ kính nằm cạnh dòng sông Hương ở phía Tây thành phố Huế. Ngôi chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, nằm ở phía tả ngạn của sông Hương. Từ trung tâm thành phố, chỉ mất khoảng 5km đi xe máy hoặc ô tô để đến chùa Thiên Mụ.

chùa thiên mụ

Nơi đây có nhiều góc ảnh tuyệt đẹp

Ngôi chùa có lịch sử hơn 400 năm

Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở làng An Ninh Thượng, Thành phố Huế. Đây là một điểm đến tâm linh nổi tiếng ở xứ cố đô cũng là điểm du lịch nức tiếng. Được xây dựng vào năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn, đây là ngôi chùa cổ nhất xứ Huế hiện nay. Vẻ đẹp của ngôi chùa này được tạo nên từ giá trị lịch sử, tâm linh và văn hóa độc đáo. Chùa được vua Thiệu Trị xếp vào diện “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh” (20 thắng cảnh đất Thần Kinh). Vị vua này đã nhắc đến địa danh này trong bài thơ ‘Thiên Mụ chung thanh’ do người sáng tác. Sau đó, bài được khắc vào bia đá dựng gần cổng chùa. chùa Thiên Mụ

Chuyến du lịch Huế sẽ chưa hoàn hảo nếu chưa ghé thăm chùa Thiên Mụ

Tích truyện về chùa

Tương truyền ,trước đó, đồi Hà Khê đã có một ngôi chùa mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu. Đây là một ngôi chùa của người Chăm. Sau thời điểm đó, chúa Nguyễn Hoàng vào xứ Thuận Hóa làm Trấn thủ kiêm nhiệm cả vùng Quảng Nam. Từ đó ông đã đích thân đi xem xét thế đất. Mục đích chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp để xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn. Trong một lần rong ruổi  lên đầu nguồn sông Hương, ông bất ngờ nhìn thấy một ngọn đồi nhỏ nhô lên. Nơi đây có thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này chính là đồi Hà Khê bây giờ.

Các bậc thang đá dẫn lên chùa Thiên Mụ

Người dân địa phương cho biết, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn vì ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi và từng nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Chúa Nguyễn Hoàng nghe xong rất đồng ý với lời kể của dân chúng và vô cùng vui mừng. Năm 1601, ông đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, phía trước nhìn ra sông Hương và đặt tên là “Thiên Mụ”.

Chùa Thiên Mụ nhìn từ trên cao

Kiến trúc độc đáo của chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là công trình tôn giáo mang nhiều nét kiến trúc đặc sắc của cố đô Huế. Nhìn từ trên cao, chùa như rùa thần khổng lồ soi bóng xuống sông Hương. Ngôi chùa được bao quanh bởi những dãy tường đá xây thành hai vòng chắc chắn.

Chùa Thiên Mụ là công trình tôn giáo mang nhiều nét kiến trúc đặc sắc

Chùa Thiên Mụ đẹp nhất xứ Đàng Trong

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan là cổng chính vào chùa với cấu trúc 2 tầng tám mái. Có 3 lối đi để qua cổng, mỗi lối có cửa ván bằng gỗ. Tất cả được bó bằng đai và đinh đồng chắc chắn. Hai bên các lỗi đi có tượng hộ pháp trấn giữ.

Cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên là công trình nổi bật nhất, gây ấn tượng với du khách tại chùa. Ngọn tháp này được xây bằng gạch cao 21m, gồm có 7 tầng và được xây dựng vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong tháp có một chiếc cầu thang hình xoắn ốc để dẫn lên tầng trên cùng. Trên đó trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. chùa Thiên Mụ

Tháp Phước Duyên 7 tầng ở chùa Thiên Mụ

Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng là chánh điện của chùa. Bên trong thờ phật Di Lặc có tai to để lắng nghe được hết những nỗi khổ của chúng sanh, có bụng to để bao dung những lỗi lầm của người dân và chiếc miệng to để giữ được tâm bình yên, an lạc giữa trần gian nhiều khổ ải. Bên trên có một bức hoành phi khắc 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong”.

Điện Đại Hùng của chùa Thiên Mụ

Chiếc chuông đồng ở điện

Ngoài ra ở đây cũng treo một chiếc chuông đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt. Qua khỏi nơi thờ phật Di Lạc là đến điện thờ Tam Thế Phật, ở hai bên trái phải là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Đi theo bên hông điện để vòng ra phía sau vườn là nhà trưng bày chiếc xe hơi của Cố hòa thượng Thích Quảng Đức – nhà sư đã thiêu thân để chống chế độ đàn áp Phật giáo một thời. Phía sau là mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, nhà sư đã có công lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo.

Điện Đại Hùng của chùa Thiên Mụ

Điện Địa Tạng và Điện Quán Âm

Bên cạnh đó. Điện Địa Tạng nằm phía sau điện Đại Hùng. Công trình được xây trên nền điện Di Lạc, chạm trổ nhiều hình ảnh với kiến trúc độc đáo. Điện Quán Âm nằm ở phía cuối chùa, nằm giữa rừng cây và được trang trí khá giản dị, không có hoa văn nhưng gợi nên không khí trrag nghiêm đặc biệt. Trong chính điện có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được đúc bằng đồng đen với nét mặt dịu dàng và ngồi trên đài sen, phía trên là bức hoành phi Quán Âm Điện. Trước tượng đồng Quán Thế Âm, còn có một bức tượng đá nằm trong tủ kính, với những ngón tay thon dài, đường nét mềm mại và uyển chuyển. Phía hai bên thờ thập vị Điện Vương.

Những cây sala tuyệt đẹp trong khuôn viên chùa

Trong khuôn viên chùa Thiên Mụ, có một loài hoa nở quanh năm tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp và mang nhiều ý nghĩa, đó là hoa Sala. Loài hoa này mang đến sự an yên và tĩnh lặng.

hoa ở chùa Thiên Mụ

Bất kỳ ai đến Chùa Thiên Mụ đều trầm trồ trước vẻ đẹp của hoa sala

Nguồn gốc cây sala

Cây sala còn có tên khác là cây Vô Ưu, Hàm Rồng hay Ngọc Kỳ Lân. Loài hoa được trồng nhiều ở các đình, chùa, miếu này có nguồn gốc từ Ấn Độ và gắn liền với truyền thuyết về sự ra đời của Phật Thích Ca. Tương truyền, Đức Phật được hoàng hậu Maya sinh ra dưới gốc cây sala. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn cũng kể lại rằng Đức Phật đã nhập diệt dưới hai gốc cây hoa sala. Khi Ngài nằm dưới gốc cây nghỉ ngơi thì đột nhiên toàn cây nở hoa đỏ rực, những cánh hoa rơi xung quanh Ngài như mưa sa.

Hình tượng hoa sala trong văn hóa Ấn Độ

Hoa sala tượng trưng cho thân hình của người phụ nữ trong văn hóa Ấn Độ. Còn trong Phật Giáo, đây là hiện thân của sự thấu hiểu. Đồng thời, cảm nhận cuộc sống với cái nhìn thuần khiết, vô ưu. Đến  với Huếvào ngày hè oi bức, du khách nhớ ghé qua ngôi chùa Thiên Mụ. Sau khi tham quan và tìm hiểu về chùa, hãy dành những thời gian thưởng thức vẻ đẹp của những đóa sala. Những đóa hoa tượng trưng cho sự an nhiên, yên bình sẽ làm dịu đi cái nóng oi bức giữa hạ.

Thanh Giang (Lữ hành Việt Nam)

Từ khóa » Hình ảnh đẹp Chùa Thiên Mụ