Tìm Hiểu Chứng Từ Kế Toán Ngân Hàng Mới Nhất Trong Năm 2020
Có thể bạn quan tâm
Chứng từ kế toán trong ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong nghiệp vụ kế toán ngân hàng hiện nay. Vậy chứng từ kế toán ngân hàng là gì? Chúng có những loại nào và đặc điểm ra sao? Cùng Bepro.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Tìm hiểu chứng từ kế toán ngân hàng mới nhất trong năm 2019
Chứng từ kế toán ngân hàng là gì?
Chứng từ kế toán trong ngân hàng chính là các căn cứ chứng minh bằng giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán ngân hàng. Đây cơ sở pháp lý để hạch toán ghi sổ sách kế toán tại tổ chức tín dụng.
Chứng từ này được thể hiện thông qua hình thức chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Theo đó chứng từ này sẽ bao gồm:
- Chứng từ gốc: Đây chính là chứng từ lập ra ngay khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chúng mang đầy đủ các yếu tố đảm bảo về mặt pháp lý cũng như nội dung kinh tế sẽ được phản ánh trên sổ sách kế toán, khi mà chức từ gốc được người có thẩm quyền duyệt qua thì nó sẽ mang tính chất là một chứng từ mệnh lệnh như phiếu xuất kho, nhập kho…
- Chứng từ ghi sổ: Đây là những từ dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán trên cơ sở căn cắn vào các chứng từ gốc. Đa số các chứng từ trong ngân hàng liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng đều vừa là chứng từ gốc, vừa là chứng từ ghi sổ. Ví dụ điển hình như Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, giấy nộp tiền.
Xem thêm: Tìm hiểu kế toán ngân hàng thương mại là gì trong năm 2019
Đặc điểm
Chứng từ kế toán trong ngân hàng có những đặc điểm riêng:
- Hệ thống bản chứng từ kế toán do ngân hàng ban hành (được tổng cục thống kê và bộ tài chính chấp nhận và phê duyệt) cho phù hợp với các nghiệp vụ của ngân hàng. Tuy nhiên trên bản chứng từ kế toán trong ngân hàng thì ngoài các yếu tố riêng của ngân hàng phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định về chứng từ kế toán của Nhà nước.
- Đại bộ phận chứng từ này do khách hàng lập và nộp vào ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ. Đặc điểm này đã dẫn đến chất lượng chứng từ kế toánn này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ lập chứng từ của khách hàng và kiểm soát các chứng từ của ngân hàng.
- Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ, chứng từ tổng hợp được sử dụng phổ biến. Điều này phù hợp với đặc điểm của các nghiệp vụ ngân hàng và tiết kiệm chi phí vật chất, thời gian cho ngân hàng và xã hội.
- Chứng từ kế toán này có nhiều loại khác nhau và số lượng chứng từ phát sinh hàng ngày rất lớn, tổ chức luân chuyển chứng từ phức tạp.
Đặc điểm của chứng từ KT trong ngân hàng
Phân loại
Phân loại theo chế độ kế toán
- Hệ thống chứng từ bắt buộc: Đây là hệ thống các chứng từ do Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành. Các đơn vị sử dụng chứng từ không được phép thêm bớt bất kỳ yếu tố nào trên chứng từ. Ví dụ như những chứng từ liên quan đến các giao dịch thanh toán với khách hàng và giữ các ngân hàng với nhau như Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng L/C.
- Hệ thống chứng từ hướng dẫn: Đây là do các ngân hàng thiết lập theo một số đặc trưng cụ thể nào đó, chúng riêng biệt của từng ngân hàng đó và được thống đốc ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng. Ví dụ như giấy gửi tiền, rút tiền, phiếu chi, phiếu thu và giấy nộp tiền mặt.
Phân loại theo địa điểm thiết lập
- Chứng từ nội bộ: Đây là chứng từ do chính ngân hàng lập hoặc do khách hàng lập tạo ngân hàng.
- Chứng từ bên ngoài: Đây là do các ngân hàng khác chuyển đến để thực hiện các nghiệp vụ phát sinh.
Phân loại theo mức độ tổng hợp của chứng từ
- Chứng từ đơn nhất: Đây là những chứng từ chỉ phản ánh một nghiệp vụ kinh tế nào đó phát sinh.
- Chứng từ tổng hợp: Đây là những chứng từ phản ánh nhiều vụ phát sinh.
Phân loại theo mức độ tổng hợp của chứng từ
Phân loại chứng từ theo mục đích sử dụng và nội dung chứng từ
- Chứng từ tiền mặt: Đây là những chứng từ liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ thu chi tiền mặt của doanh nghiệp.
- Chứng từ chuyển khoản: Đây là những chứng từ khách hàng lập để yêu cầu chuyển tiền cho các ngân hàng khác.
Phân loại theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
- Chứng từ giấy: Đây là những chứng từ do ngân hàng hay khách hàng trực tiếp thiết lập trên giấy.
- Chứng từ điện tử: Đây chủ yếu là các chứng từ được dùng cho mục đích chuyển tiền hoặc thanh toán số vốn giữa các ngân hàng hay khách hàng trực tiếp lập trên giấy.
Phân loại theo công dụng và trình độ ghi sổ của chứng từ
- Chứng từ gốc: Đây là những chứng từ có từ ban đầu khi mà nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Chứng từ ghi sổ: Đây là những chứng từ do ngân hàng lập ra và làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
- Chứng từ liên hợp: Đây là những chứng từ thể hiện cả 2 chức năng.
Vừa rồi là những chia sẻ về chứng từ kế toán trong ngân hàng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong lĩnh vực này hoặc nếu muốn tìm hiểu thêm về kế toán ngân hàng.
Từ khóa » Chứng Từ Gốc Trong Ngân Hàng Là Gì
-
Những Loại Chứng Từ Kế Toán Trong Ngân Hàng - Kế Toán Hà Nội
-
Chứng Từ Ngân Hàng Gồm Những Gì? - Học Kế Toán Thực Tế Tốt Nhất ...
-
Chứng Từ Gốc Là Gì? Phân Biệt Giữa Chứng Từ Gốc Với Chứng Từ Ghi Sổ?
-
Chứng Từ Kế Toán Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
-
Phân Loại Chứng Từ Trong Ngân Hàng - Dân Kinh Tế
-
“Chứng Từ Gốc” Là Gì? - Chữ Ký Số TPHCM
-
[DOC] 1.3. Lập Chứng Từ Kế Toán Ngân Hàng - VBSP
-
Chứng Từ Trong Thanh Toán Quốc Tế - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
Chứng Từ Kế Toán Là Gì? Các Loại Chứng Từ Kế Toán Trong Doanh Nghiệp
-
Chứng Từ Gốc Là Gì? Những Nghiệp Vụ Mà Các Kế Toán Phải Nằm Lòng
-
Hướng Dẫn Phân Loại Chứng Từ Kế Toán Trong Doanh Nghiệp
-
Các Yêu Cầu Về Chứng Từ Trong Quá Trình Mua Hàng Tại Doanh Nghiệp
-
Chứng Từ Là Gì? Các Loại Chứng Từ? Chứng Từ Kế Toán
-
Chứng Từ Kế Toán Là Gì ? Việc Quản Lý, Sử Dụng ... - Luật Minh Khuê