Tìm Hiểu Chuyên Sâu Về Cốt Vợt Bóng Bàn

TÌM HIỂU VỀ CỐT VỢT

Vợt bóng bán đầu tiên là một mảng gỗ nguyên làm cốt vợt bóng bàn. Sau 1 thời gian, người ta lại thấy nên ghép lại nhiều miếng gỗ mỏng sẽ có độ nẩy đều hơn và vợt nhiều lớp ra đời. Tuy vậy, sau đấy vợt bóng bàn đã được phát triển là có thể ghép các miếng gỗ lại nhưng ngược sớ gỗ với nhau sẽ hạn chế hơn nữa việc bóng nẩy khác nhau trên bề mặt của cây vợt. Thế là từ đó, người ta mới dùng 1 lớp gỗ có sớ dọc để ở chính giữa, rồi ép 2 lớp mỏng 2 bên có sớ ngang, sau đó mới ép tiếp 2 lớp gỗ có sớ dọc làm 2 mặt chính của chúng ta ngày nay. Và cũng vì vậy, số lượng các lớp gỗ của 1 cây vợt bao giờ cũng là số lẻ : 1,3, 5, 7, 9. Phần lớn mặt vợt được cấu tạo từ các lớp gỗ dán hoặc kết hợp giữa gỗ dán và carbon. Một mặt cốt vợt có thể gồm từ 1 đến 7 lớp. Số lượng lớp, độ dày của mỗi lớp, độ cứng và độ phân bổ chất liệu tạo nên những đặc điểm khác nhau của mỗi cốt vợt. Thông thường, các thông số chế tạo cơ bản của cốt vợt gồm có: 1) độ nảy: Nảy càng nhiều thì bóng đi càng nhanh, nhưng sẽ hy sinh độ kiểm soát trong một chừng mực nào đó, phù hợp cho lối đánh tấn công nhanh, rất phù hợp cho mút gai công và phản xoáy. 2) độ bám: Bám càng nhiều thì càng dễ tạo xoáy, phù hợp cho kỹ thuật đánh mút xoáy biến hóa, nhưng không phù hợp lắm cho mút gai công và phản xoáy. 3) cảm giác tiếp xúc bóng (từ cứng đến mềm): Cảm giác mềm hỗ trợ tốt kỹ thuật giật biến hóa xoáy, cảm giác cứng phù hợp cho kỹ thuật bạt/giật bạo lực và tốc độ. Cần lưu ý cảm giác cứng không nhất thiết đi đôi với độ nảy cao, ví dụ cốt Dynapower 9 lớp rất cứng nhưng khá đầm, rất phù hợp với lối phòng thủ cắt bóng bằng mút phản xoáy truyền thống. 4) độ kiểm soát (từ dễ đến khó): Thường tỉ lệ nghịch với độ nảy. Tuy nhiên, một số công nghệ mới có thể tăng độ kiểm soát một cách tương đối mà không phải hy sinh độ nảy, chẳng hạn như công nghệ Relfex PAT System của TSP. 5) độ cong của quỹ đạo bóng (cầu vòng ít hoặc nhiều): Quỹ đạo bóng cầu vòng nhiều cho phép thi triển kỹ thuật giật bóng chậm dưới mặt bàn, quỹ đạo bóng phẳng hơn thì hỗ trợ lối đánh tấn công nhanh cận bàn. Khi chọn cốt vợt, chúng ta có thể xem catalogue để tìm hiểu xem cốt vợt được làm bằng những lớp gỗ gì để hiểu rõ thông số cơ bản của cốt vợt. Một số loại gỗ và vật liệu thông dụng hiện nay gồm có: * Gỗ Ayous : trọng lượng nhẹ, chắc thịt, đánh đôi công cận bàn rất xuất sắc. * Gỗ Koto : thường dùng ở lớp ngoài cùng để tăng độ cứng và độ nảy. * Gỗ Bass : phổ biến nhất vì giá thành thấp và có độ kiểm soát cao. * Gỗ Limba: cảm giác mềm, bám bóng và độ kiểm soát cao, là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vdv Châu Âu ưa chuộng kỹ thuật giật bóng xa bàn. * Gỗ Cypress (còn gọi là Hinoki): là loại gỗ chế tạo vợt truyền thống cho vdv Châu Á ưa chuộng kỹ thuật tấn công nhanh, cảm giác mềm, tốc độ khá cao. * Gỗ Planchonello: thường dùng ở lớp ngoài, để tăng tốc độ bóng, hỗ trợ trường phái tấn công "bạo lực". * Gỗ Yellow Aningre: có độ kiểm soát rất tuyệt, cảm giác mềm, phù hợp với trường phái công thủ toàn diện (all-round). * Chất liệu phụ gia Carbon: nhằm gia tăng tốc độ. * Chất liệu phụ gia Arylate: nhằm mở rộng vùng hồng tâm chuẩn xác trên mặt vợt. Một số cốt vợt còn được đặt tên theo cấu trúc lớp gỗ. Ví dụ: Hai cốt vợt Butterfly là Senkoh-LAK (tức là Limba, Ayous, Koto) và Senkoh-HCK (tức là Hinoki, Carbon, Koto) đều có tên là Senkoh nhưng phục vụ hai lối đánh hoàn toàn khác nhau. Cốt vợt sẽ có các thông số chiến đấu một cách tương ứng, mà khi đánh thử chúng ta nên lưu ý đánh giá như sau. Kèm theo từng thông số, penglungvn cũng nêu ra ví dụ so sánh giữa mấy cốt vợt thông dụng để ace có thể liên hệ ra thực tế dể hiểu hơn. 1) Khả năng giật bóng chậm dưới mặt bàn: Butterfly Timo Boll Spirit (tốt nhất theo thứ tự từ trên xuống) Spintech CarboTouch Stiga Oversize Offensive Butterfly Cofferlait 2) Khả năng giật bóng phát lực mạnh: Stiga Oversize Offensive Spintech CarboTouch Butterfly Timo Boll Spirit Butterfly Cofferlait 3) Khả năng chặn đẩy và đôi công: Stiga Oversize Offensive Spintech CarboTouch Butterfly Cofferlait Butterfly Timo Boll Spirit 4) Khả năng cắt và gò bóng: Butterfly Timo Boll Spirit Stiga Oversize Offensive Spintech CarboTouch Butterfly Cofferlait 5) Khả năng chụp (block) bóng: Spintech CarboTouch Butterfly Cofferlait Butterfly Timo Boll Spirit Stiga Oversize Offensive Như vậy, các bạn có thể thấy một cốt vợt không thể nào tốt nhất về mọi mặt. Do đó, lối đánh của vdv cần cái gì nhất ở cốt vợt thì phải lấy đó làm ưu tiên chọn lựa. Chúng ta cũng nên lưu ý các thang đo thông số của cốt vợt do các hãng sản xuất là khác nhau, do vậy muốn đánh thử so sánh thì nên bắt đầu trước với một nhà sản xuất. Sau khi chúng ta quen thuộc với việc so sánh các thông số chuẩn của một hãng rồi thì mới nên thử nghiệm sang các hãng khác, để tránh bị "tẩu hỏa nhập ma". Một kinh nghiệm thực tế, bạn hãy nên tự tin vào cảm giác tay của chính mình. Những thông số chế tạo và thông số chiến đấu chẳng qua có thể giúp chúng ta thu hẹp danh sách binh khí thử nghiệm (để tiết kiệm thời gian và tiền bạc), nhưng chúng ta không nên chạy theo nhà sản xuất để mà phải gượng ép bản thân trong khi luyện kỹ thuật và đấu pháp, thì mất hết hứng thú... "PULSER-FL" - Pulser : là tên của loại cốt , có thế lấy theo tên người chơi bóng bàn nổi tiếng ,có trường hợp là 1 tính từ mạnh dùng để nhấn mạnh tính cốt năng vợt ... - FL : chỉ loại hình dạng cán cầm , cụ thể FL (cán loe, đuôi cá), ST (thẳng), AN (lượn , hơi lồi ở giữa) A = ARYLATE ; C = CARBON ; W = WOOD ; K = KEVLAR ; GF = GLASS FIBER

Giải thích ký hiệu trên các cốt vợt bóng bàn​

Trên mỗi cốt vợt bóng bàn thường thì sẽ có những CLASS (phân loại) : DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+. Ngoài ra còn có các thông số như Speed; Control; Ply; WT; HANDLES. Và từng ký hiệu trên thể hiện chức năng riêng của từng dòng sản phẩm. Tùy theo lối chơi và kỹ thuật của từng người mà chúng ta lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp với mình. DEF : Thích hợp với người có lối phòng thủ xa bàn; Giúp người chơi kiểm soát chặt chẽ bóng AL- : Thích hợp với người có lối đánh gò bóng và thiên về phòng thủALL: Thích hợp với người có lối chơi toàn diện, có thể phù hợp với nhiều phong cách chơi bóng khác nhau ALL+ : hợp với người có lối đánh chặn đẩy tốt, kiểm soát độ xoáy tốt và có thế mạnh ở quả đánh thuận tay. OFF- : Thích hợp với người có lối đánh phòng ngự phản công ở cự ly trung bình. OFF : Thích hợp với người có thiên hướng tấn công OFF+ : Thích hợp với người có lối đánh lấy tấn công làm chủ đạo. Cốt vợt cứng và khó kiểm soát hơn các dòng trên. SPEED (tốc độ) : thường là từ 1 đến 10. Một số hãng có thể sử dụng thang đo từ 1 đến 100. Số càng lớn tốc độ càng cao. CONTROL (độ điều khiển) : thường là từ 1-10 hoặc có thể từ 1- 100. Số càng lớn độ điều khiển càng cao PLY (số lượng lớp trên cốt) : 5W nghĩa là vợt có 5 lớp gỗ, 3W/2A/C nghĩa là cốt vợt có 3 lớp gỗ, 2 lớp Artyle và một lớp carbon… WT (Weight: trọng lượng) : trọng lượng của cốt vợt, thường trong khoảng từ 70 gram đến 100 gram. HANDLES (kiểu tay cầm) : có kí hiệu là FL (Flared), AN (Anatomic) hoặc ST (Straight)

Một cốt vợt bóng bàn có những đặc tính quan trọng sau

1. Tốc độ và độ điều khiển Hai đặc tính này liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường những người mới chơi nên sử dụng các cây vợt chậm do cốt vợt có tốc độ càng chậm thì càng dễ điều khiển (độ điều khiển cao). Một cốt vợt có tốc độ cao thì dễ dàng tạo ra những cú đánh rất nhanh và mạnh, nhưng do cốt vợt di chuyển rất nhanh, bạn sẽ không có đủ thời gian để điều khiển góc độ vợt chính xác khi đánh trả một cú giao bóng xoáy hay một cú đánh mạnh. 2. Trọng lượng Một số cốt vợt sẽ nặng hơn những loại khác do sự kết hợp giữa các loại gỗ, số lượng các lớp và chất liệu. Một cốt vợt nặng hơn (đồng nghĩa với tốc độ chậm hơn) sẽ phù hợp với người mới chơi do trọng lượng của cây vợt đã tạo ra phần lớn lực đánh trả, người chơi chỉ việc tập trung vào việc điều khiển cây vợt. Việc lựa chọn cốt vợt còn phụ thuộc vào lối đánh của người chơi. Có hai lối đánh chính là phòng thủ và tấn công. Những người chơi phòng thủ cũng nên lựa chọn loại cốt có tốc độ chậm vì cùng một lí do - độ điều khiển cao. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể có những cú đánh mạnh với cốt tốc độ chậm, nó chỉ tạo thêm độ điều khiển cho bạn. Những người chơi tấn công thì lại ưa thích cốt vợt có tốc độ cao, do nó có thể tạo ra những cú đánh áp đảo vô cùng nhanh và mạnh. Cốt vợt được phân loại theo tốc độ của nó. DEF, ALL-, ALL, ALL+, OFF-, OFF, OFF+ mô tả phạm vi phân loại tốc độ cốt vợt từ chậm nhất (DEF) đến nhanh nhất (OFF+). Một người chơi trình độ trung bình có thể bắt đầu bằng cốt vợt trong phạm vi ALL. Khi kĩ năng và khả năng điều khiển của bạn tăng lên, bạn có thể chuyển lên chơi loại cốt nhanh hơn để nâng cao tốc độ cú đánh của bạn. 3. Kích cỡ mặt vợt Một yếu tố quan trọng nữa là kích cỡ của mặt vợt. Người chơi phòng thủ ưa thích cốt vợt có mặt lớn do họ muốn tận dụng tối đa khu vực sweet spot lớn. Trong khi người chơi tấn công thì lại ưa thích mặt vợt nhỏ để giảm thiểu độ cản không khí. 4. Cán vợt Cán vợt cũng là một yếu tố quan trọng. Kiểu cán vợt phụ thuộc vào cách cầm vợt của người chơi, hiện nay có hai cách cầm vợt bóng bàn phổ biến dưới đây: a/ Kiểu cầm vợt shakehand (bắt tay): Kiểu shakehand (còn gọi là bắt tay), được minh họa như hình dưới đây. Người chơi cầm vợt như là bắt tay người khác Có 3 loại cán vợt chính đối với kiểu cầm vợt shakehand , khác nhau ở độ rộng, độ dài và độ dày, có tên lần lượt là “Flared” (cán rộng ở đáy), “Anatomic” (cán rộng ở giữa), và “Straight” (cán thẳng). Loại cán phổ biến nhất là “Flared”, sau đó đến “Anatomic”, và cuối cùng là “Straight”. b/ Kiểu cầm vợt penhold (cầm bút ): Kiểu cầm vợt thứ hai có tên là penhold (kiểu cầm bút). Người chơi cầm cây vợt bóng bàn giống như cầm chiếc bút Đối với kiểu cầm vợt này, hai loại cán được sử dụng là Chinese penhold và Japanese Kiểu cán vợt Chinese Kiểu cán vợt Japanese CÁC LỚP PHỦ CHO CỐT VỢT Một số cốt vợt sử dụng thêm các lớp carbon, arylate hoặc titanium để tạo ra khu vực sweet spot lớn hơn (Sweet Spot là khu vực trên mặt vợt nơi mà người chơi có cảm giác bóng tốt nhất khi thực hiện những cú đánh, khu vực này có hình tròn và tâm của nó chính là tâm của mặt vợt, một cách dễ dàng để xác định khu vực sweet spot là thả một quả bóng bàn từ một độ cao cố định xuống những phần khác nhau trên mặt vợt, chúng ta có thể dễ dàng xác định khu vực này dựa vào độ nảy và cảm giác của bóng). - Cốt vợt có sử dụng carbon: Lớp sợi carbon nâng cao tốc độ cho cây vợt, làm rộng khu vực sweet-spot, và khiển cây vợt ổn định hơn. Carbon cũng đóng vai trò như là một lớp gia cố làm mạnh thêm cây vợt. Do đó phần lớn cốt vợt có sử dụng Carbon sẽ tạo cảm giác “cứng”, phù hợp với người chơi có lối đánh tấn công. - Cốt vợt có sử dụng sợi Arylate: Lớp sợi arylate sẽ làm giảm độ rung của vợt khi tác động với bóng. Giống như sợi carbon, lớp sợi arylate cũng làm rộng khu vực sweet-spot khiến cho cây vợt ổn định hơn. Đặc tính này sẽ tạo ra một cây vợt có cảm giác “trung bình” hoặc “mềm”, phù hợp với người chơi hay tạo ra những cú đánh xoáy. - Một số cốt vợt cao cấp sẽ sử dụng những lớp tạo bởi sự kết hợp giữa Carbon và Arylate. Tốc độ và khu vực sweet-spot lớn của Carbon kết hợp với khả năng giảm rung và cảm giác “mềm” của Arylate tạo ra những cây vợt có chất lượng cao nhất hiện nay Cốt bóng bàn với cấu trúc lớp kết hợp giữa gỗ và vật liệu khác (carbon, titanium) Theo luật bóng bàn, 85% cốt vợt phải được sản xuất từ gỗ. Một số cốt vợt thì lại tạo ra khu vực sweet spot lớn hơn bằng cách làm rộng bề mặt vợt (ví dụ như cốt vợt Stiga Oversize).. Một cốt vợt có kí hiệu 5-ply nghĩa là nó có cấu trúc 5 lớp. :p Sau khi tham thảo một số website nước ngoài, mình xin góp cho diễn đàn 1 chủ đề về các công nghệ sản xuất cốt vợt của một số hãng nổi tiếng trên TG như BTY, Stiga,... Hy vọng bài viết dịch này có thể giải thích đc một số ưu khuyết điểm của các công nghệ sản xuất cốt vợt. Hãng đầu tiên mình muốn giới thiệu đó chính là BUTTERFLY. Hãng có một số công nghệ tiên tiến như sau:

Glass Fiber ​

Công nghệ GF ( Glass Fiber ) : là công nghệ tương tự như công nghệ Carbon, tốc độ và tăng tính ổn định hơn là do sử dụng sợi thủy tinh để sản xuất cốt vợt. Nhưng khi so sánh với Carbon, GF không cứng bằng nhưng mang lại nhiều cảm giác bóng hơn. Kreanga Areos và Maze Passion là 2 cây vợt đc sản xuất với công nghệ GF này. Maze Passion Kreanga Aeros Công nghệ này thích hợp cho người đánh bóng xoáy và cảm giác nhiều.

Tamca Carbon ​

Sợi lớp carbon sẽ bổ sung thêm tốc độ cho vợt và nó sẽ làm tăng kích thước điểm đánh bóng, làm cho vợt vững chắc hơn. Carbon cũng có vai trò như là 1 sự củng cố từ các lớp và điều đó sẽ làm cho vợt của bạn chắc chắn hơn. Do đó, hầu hết các cốt vợt đc sản xuất cùng với công nghệ này sẽ có đc 1 cảm giác cứng và đó là một sự lý tưởng dành cho những người đánh và chơi theo lối đánh mạnh mẽ. Một số cốt vợt sử dụng công nghệ này như Primorac Carbon, Sardius, Gergely, Schlager Carbon,...

Arylate Fiber​

Arylate Fiber là công nghệ chế tạo phông vợt chống rung hiệu quả. Giống nhiều với Carbon, Arylate cũng tăng thêm sự ổn định bằng cách tăng sự chắc chắn cho mặt vợt. Sự đặc thù này hỗ trợ cho những ai có lối đánh thiên về tăng xoáy hoặc đánh điểm rơi. Hoặc bạn có thể cảm thấy tốt hơn khi sử dụng loại phông kết hợp cả hai công nghệ Arylate và Carbon Timo Boll Spark KeyShot Light Bolgard

Arylate Carbon ​

Đây là công nghệ với tính năng tốt nhất và lợi ích nhất đc kết hợp từ 2 công nghệ đó là công nghệ Carbon và công nghệ Arylate của BTY. Tốc độ lớn và điểm đánh bóng rộng của carbon cùng với sự điều khiển dễ dàng và cảm giác mềm của Arylate. Có lẽ đây chính là công nghệ cuối cùng của công nghệ sản xuất cốt vợt bóng bàn. Một số cốt vợt tiêu biểu có AC bên trong. KONG Linghui Special Micheal Maze Timo Boll Spirit Ngoài ra còn có Iolite,Viscaria, Cofferlait,... Cốt có công nghệ này thích hợp cho lối đánh cần tốc độ và cảm giác mềm Những phông vợt này là loại tốt nhất được chế tạo từ công nghệ Carbon và Arylate. Tốc độ cùng với khả năng chống rung tuyệt vời từ công nghệ Carbon và dễ điều khiển với Arylate. Có lẻ đây là mục đích cuối cùng của công nghệ chế tạo phông vợt Kong Linghui Special Matsushita Pro Special Iolite Michael Maze Viscaria Cofferlait Aspyte Viscaria Light Amultart ZL Carbon Amultart ZL Carbon là sản phẩm mới của butterfly kết hợp giữa công nghệ Carbon và công nghệ mới ZL Fiber. Phông vợt này có tốc độ vượt trội nhưng khả năng giữ bóng và ổn định tốt hơn nhiều so với công nghệ Carbon bình thường. Nó còn có khả năng tạo xoáy mạnh dễ dàng hơn.

Bàn luận về các loại gỗ​

Anigre (Yellow) This African hardwood is suitable for medial and top plies, it has a nice soft/woody feel and a very smooth texture. Good for DEF+ to OFF- depending on the other plies it’s used with. Anigre (Yellow) : Là 1 loại gỗ cứng có xuất xứ từ Châu Phi , nó thích hợp để làm lớp trên cùng hay lớp trung gian . Nó mang lại cảm giác mềm , và các thớ gỗ rất mịn . Thích hợp để làm các loại vợt từ DEF+ -> OFF- , tùy thuộc vào nó đc chọn làm lớp gỗ nào ( giữa hay trên cùng ) . Ash (White) : Là một loại gỗ thích hợp để làm những cây vợt hoàn toàn = gỗ nhưng đem lại cảm giác nhanh . Nó nặng và cứng vì thế tốt nhất nên dùng lớp trung gian và lớp ngoài cùng có tính nhẹ và mềm để phối hợp với nó . Nó hiếm khi đc sử dụng , khi dùng nó đc dùng như lớp trung gian . Balsa: Balsa là một loại gỗ thông dụng để tạo nên những loại vợt . Do độ bền của nó , nó thường dùng để làm như lớp chính giữa ( hoặc để tạo ra các cây vợt siêu nhẹ) . Do mật độ, độ dày của nó có thể thay đổi tạo nên các tính chất khác nhau , nó có thể sử dụng để tạo nên mọi loại vợt từ DEF -> OFF+. Basswood : Là loại gỗ tốt cho việc làm ra 1 cây vợt . Thật là khó xác định đc phạm vi độ cứng , mật độ của nó thì sẽ đc dùng để tạo ra lớp nào ( giữa , ngoài hay trung gian ) . Nó được dùng thường xuyên vì nó rẻ , nhưng nó vẫn tạo ra đc các sản phẩm có chất lượng tốt . Cedar (Red Western) : Nó là loại gỗ tốt để thay thế cho gỗ cypress . Nó mang lại cảm giác mềm , nó hoàn hảo cho việc chế tạo vợt chỉ có 1 lớp duy nhất . Cedar (Port Orford): Cứng hơn và đặc hơn 1 ít so với người anh e phía trên của nó ,nó hoàn hảo cho việc chế tạo vợt chỉ có 1 lớp duy nhất , và dễ dàng thay thế cho loại gỗ Hinoki Cypress. Cypress: Có vài loại gỗ khác nhau của Cypress và tất cả chúng đều có thể dùng để làm ra những cây vợt . The Chamaecyparis obtusa, hay là gỗ Hinoki đc biết đến như 1 loại gỗ thông dụng để làm ra những cây vợt . Nó có thể dùng để làm tất cả các lớp ( trung gian , giữa hay lớp ngoài ) . Douglas Fir Gỗ này rất cứng và rất nặng. Sử dụng thực tế duy nhất của nó lànhư trên lớp rất mỏng. Melds tốt với balsa để tạo ra một lưỡi daopips thân thiện .. Kiri Gỗ này là từ gia đình Paulownia. Đó là một chút so với độ cứnggấp đôi balsa, nhưng nó vẫn còn rất nhẹ. Đây là một gỗ lõi tuyệt vời cho cánh nhanh hơn với Minh Tuyet trung gian nặng hơn và bên ngoài. Cũng giống như balsa, giảm độ rung và làm cho một lưỡi với cảm giác một chút ít hơn so với một cái gì đó được làm bằng gỗ như cây bách. Koto Gỗ này được sử dụng rộng rãi bởi butterfly. Đó là một gỗ tấn công tốt.Nó cho cảm giác tấn công phát lực rất tốt Limba Limba là một gỗ tuyệt vời cho lớp bên ngoài và các trung gian. Có của nó một cảm giác vừa mềm. Obeche (Ayous or Abachi) Loại gỗ này có độ cứng từ 90% trở lên trên thị trường. Nó thường được gọi là Ayous hoặc Abachi. Nó được sử dụng như lớp vỏ bên ngoài, trung gian và lõi, cũng như cho một số cốt vợt đơn. Nó cảm giác như limba. Poplar Gỗ này là tốt là tương tự như ayous và basswood Spruce Gỗ này thường được sử dụng như một lớp trung gian. Nó tương tự như cây bách và Cedars về cảm giác của nó. Walnut (Black) Điều này chủ yếu được sử dụng như là một đầu lớp, nhưng tôi đã thấy nó được sử dụng như một lớp trung gian. Nó có một cảm giác khó, nhưng sắc nét. Willow Đây là một gỗ phòng thủ tuyệt vời. Nó ăn lực lượng của một quả bóng đến. Nó có một cảm giác rỗng. Zebrano Một gỗ cứng và nặng nề. Nó có một cảm giác thân gỗ đáng ngạc nhiên tốt. Nó không được sử dụng bởi bất kỳ nhà sản xuất lớnnhưng tôi đã nhìn thấy các cửa hàng khác tùy chỉnh sử dụng nó.Đó chắc chắn là một lớp bên ngoài . 2 loại gỗ thông dụng nhất là Koto và Limba Koto Đây là loại gỗ thông dụng của hảng Butterfly. Một loại gỗ tốt cho rơ tấn công vì nó cho cảm giác Cứng và có tiếng kêu chắc Limba Là loại gỗ tốt dùng cho lớp ngoài và trong của vợt. Có độ cứng trung bình-mềm. Tác giả của bài viết này dùng hệ thống Janka Hardness Scale để xác định độ cứng và trọng lượng của từng loại gỗ. Janka Hardness Scale được tính trên gravity (lực vạn vật hấp dẩn) và trọng lượng của mỗi cubic foot của từng loại (cubic foot = 0.028316846592 m khối) Độ cứng từ cứng nhất đến mềm nhất theo hệ thống Janka: 1. Jatoba 2. Zebrano 3. Ash (White) 4. Walnut (Black) 5. Koto 6. Anigre (Yellow) 7. Cedar (Port Orford) 8. Douglas Fir 9. Limba 10. Obeche (Ayous or Abachi) 11. Poplar 12. Basswood 13. Cypress 14. Spruce 15. Willow 16. Cedar (Red Western) 17. Kiri 18. Balsa

Bongban24h.com chuyên phân phối các dụng cụ bóng bàn chính hãng

Địa chỉ : số 17, ngõ 86 (ngõ rộng 2 ô tô tránh nhau) Phố Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 024.39018888 – 0944146868 - 01655527777

Từ khóa » đánh Giá Cốt Vợt Timo Boll Spirit