Tìm Hiểu CIP Incoterms 2020 Là Gì? Các điều Kiện CIP Trong ...
Có thể bạn quan tâm
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa chắc hẳn mọi người đã từng nghe tới thuật ngữ CIP, đây được biết đến là điều kiện Incoterms 2020 được áp dụng trong khi giao nhận hàng. Nhưng với những người mới tìm hiểu có lẽ vẫn chưa hiểu CIP Incoterms 2020 là gì? Điều kiện CIP trong incoterm 2020 như thế nào? Vậy thì nội dung bài viết ngay sau đây Cảng Lotus sẽ giải đáp giúp mọi người.
CIP Incoterms 2020 là gì?
CIP ở đây là cụm từ viết tắt của Carriage and Insurance Paid To, được hiểu là cước phí và bảo hiểm trả tới. Đây là một điều kiện trong thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của bán bán và bên mua về chi phí, rủi ro, bảo hiểm liên quan tới việc giao nhận hàng hóa theo tiêu chuẩn Incoterms.
CIP là điều kiện liên quan tới cước phí và bảo hiểm trả tới
Cụ thể, điều kiện incoterms 2020 CIP là phương thức mà khi người bán giao hàng cho phía bên vận chuyển tại vị trí đã thỏa thuận. Đồng thời, phía người bán sẽ chịu trách nhiệm ký hợp đồng vận chuyển và chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến giao hàng tới người nhận. Đây là quy tắc áp dụng cho mọi phương thức vận tải.
Đặc điểm điều kiện CIP Incoterm 2020 trong hợp đồng thương mại
Theo điều kiện CIP trong Incoterm 2020 thì phía người bán sẽ chịu trách nhiệm trong việc chi trả và mua bảo hiểm cho hàng hóa để bảo vệ hàng, cũng như quyền lợi của người mua. Đồng thời, bên bán sẽ chịu toàn bộ chi phí trong quá trình gửi hàng cho đến khi người mua nhận được hàng. Phía người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình cho đến khi giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên mà họ thuê.
Trong hoạt động thương mại quốc tế phải tuân thủ điều kiện CIP
Đồng thời, trong quá trình hoạt động thương mại quốc tế này, các bên bán và mua cần phải quy định rõ về địa điểm giao nhận hàng tại nước ngoài. Bởi vì phía bên bán sẽ chịu toàn bộ chi phí, cước phí liên quan tới quá trình vận chuyển đó.
Trường hợp có nhiều người vận chuyển thì khi đến địa điểm giao quy định thì bên vận chuyển đầu tiên do người bán lựa chọn sẽ được ưu tiên. Chính vì vậy, người bán cần phải ký hợp đồng vận tải rõ ràng, nếu phía người bán chi trả các khoản phí về bốc xếp dỡ hàng tại địa điểm giao thì họ không có quyền đòi hoàn trả lại từ người mua nếu không thỏa thuận với các bên liên quan.
Với điều kiện CIP Incoterm 2020 này cũng quy định, phía bên người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu hay chi trả các khoản phí liên quan, chỉ liên quan tới thông quan xuất khẩu cho hàng hóa.
Nghĩa vụ của các bên trong điều kiện giao hàng CIP Incoterm 2020
Trong điều kiện incoterm CIP sẽ có những quy định về trách nhiệm của bên bán và bên mua như sau:
Nghĩa vụ của người bán
- Thực hiện việc giao hàng đúng hợp đồng thương mại đã ký với bên mua
- Chịu hoàn toàn mọi tổn thất, rủi ro trước khi hàng giao cho bên vận tải đầu tiên.
- Thông báo phía bên mua việc giao hàng đã chuẩn bị xong trước khi giao cho bên vận tải đầu tiên cũng như khi hàng đến cảng đến.
- Thực hiện ký kết hợp đồng vận tải và chi trả cước phí cho bên vận tải đầu tiên đến địa điểm giao quy định.
- Ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, cũng như chi trả toàn bộ chi phí bảo hiểm.
- Chịu mọi chi phí, chứng từ liên quan tới thông quan xuất khẩu.
- Cung cấp cho phía người mua chứng từ, vận đơn, đơn bảo hiểm hay các giấy tờ liên quan đến việc mua bảo hiểm.
Bên bán và bên mua cần nắm rõ trách nhiệm của mình theo điều kiện CIP
Nghĩa vụ của người mua
- Chấp thuận việc giao hàng khi hàng đã được giao cho bên vận tải đầu tiên hay khi người mua nhận được các chứng từ xuất nhập khẩu liên quan.
- Tiếp nhận hàng từ bên vận tại tại cảng đến quy định.
- Chịu mọi chi phí phát sinh thông quan nhập khẩu.
- Chịu mọi chi phí, rủi ro, tổn thất khi hàng được người bán giao cho bên vận đơn.
Bảo hiểm hàng hóa trong CIP Incoterm 2020
Trong điều kiện CIP trong Incoterm 2020 thì phía người bán sẽ là bên chịu trách nhiệm mua và chi phí bảo hiểm cho lô hàng trước khi vận tải để đảm bảo quyền lợi cho bên mua và bảo vệ hàng hóa.
Trong điều kiện CIP thì phía bên bán sẽ chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa
Ngoài ra, với CIP Incoterm thì người bán sẽ phải mua bảo hiểm hàng hóa ở mức cao nhất tương ứng là mức A. So với quy định CIP Incoterm 2010 thì chỉ cần mức thấp nhất là mức C. Hiện tại áp dụng CIP Incoterm 2020 đã được nâng lên mức A là mức cao nhất để đảm bảo quyền lợi.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về điều kiện CIP Incoterm 2020 giữa người bán và người mua trong giao nhận hàng hóa thương mại. Vậy nên, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề liên quan tới việc xuất nhập khẩu hàng hóa, có thể liên hệ với Cảng Lotus để được tư vấn chu đáo nhất.
Từ khóa » điều Kiện Cip Và Cif
-
Sự Khác Biệt Giữa điều Kiện CIF Và CIP Trong Incoterm 2020 Là Gì?
-
CIP Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa điều Kiện CIP Và CIF Trong Incoterm 2020
-
CIP Là Gì? So Sánh CIF Và CIP Trong Incoterms 2020
-
Điều Kiện CIP Trong Incoterms - Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu
-
Phân Chia Rủi Ro Và Chi Phí Giữa Người Mua Và Người Bán Khi Sử ...
-
Điều Kiện Giao Hàng CIP (Carriage And Insurance Paid To)
-
So Sánh Các Cặp điều Kiện Trong Incoterms 2020 Chi Tiết Nhất
-
Điều Kiện Giao Hàng CIP Trong Hợp đồng Thương Mại - Luật Long Phan
-
Tìm Hiểu Về Các Quy định Trong Những điều Kiện CIF, CFR, CIP Và ...
-
Điều Kiện Cost, Insurance And Freight CIF
-
Điều Kiện CIP Carriage And Insurance Paid To
-
Điều Kiện Bảo Hiểm Và Chuyên Chở Trong Hợp đồng Mua Bán Hàng ...
-
Các Thuật Ngữ Incoterms đã được Giải Thích | TNT Vietnam
-
Điều Kiện CIF Là Gì? Tìm Hiểu Những Quy định Trong ...