Tìm Hiểu Công Việc Của Một Game Tester - Viblo
Có thể bạn quan tâm
Game tester là người làm việc cho các công ty sản xuất game, để kiểm tra kỹ các game trước khi phát hành ra công chúng. Còn được gọi là thử nghiệm game beta, người thử nghiệm trò chơi nhận được một phiên bản của trò chơi ở giai đoạn gần cuối cùng. Sau đó họ phải chơi trò chơi một vài lần, từ đầu đến cuối, để phát hiện lỗi hoặc trục trặc trong trò chơi. Game tester đóng vai trò cần thiết cho mọi nền tảng và thể loại game. Tùy thuộc vào vị trí và công ty, người kiểm tra sẽ chơi trò chơi trên nền Xbox, Playstation, Nintendo Wii, PC, mobile... Trò chơi nhập vai, trò chơi trực tuyến nhiều người chơi, trò chơi hành động và trò chơi học tập chỉ là một số thể loại trò chơi mà game tester phải chơi và đánh giá kỹ lưỡng trước khi phát hành.
2. Nơi làm việc của game testerNgười kiểm tra trò chơi trải qua nhiều giờ trước màn hình tivi hoặc màn hình máy tính và thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại bằng tay. Không nhất thiết phải ngồi trong một văn phòng, điều quan trọng là cho các game thủ có một môi trường yên tĩnh và thư giãn để dành sự chú ý đầy đủ của họ để chơi game.
3. Skill của một Game tester3.1 Kỹ năng cốt lõi
- Định hướng và quan sát: kỹ năng này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bắt lỗi
- Các kỹ năng điều tra và khắc phục sự cố
- Chấp nhận các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tẻ nhạt
- Tư duy phân tích: xem xét các khía cạnh khác nhau của một vấn đề, kĩ năng này rất phổ biển trong giới kiểm thử phần mềm, sử dụng khi viết các kịch bản kiểm thử
3.2 Kỹ năng phụ
Các kỹ năng sau đây được yêu cầu nói chung đối với bất kỳ công việc CNTT nào, bao gồm kiểm thử trò chơi:
- Người chơi nhóm : Bạn không chơi trò chơi điện tử một mình trong phòng ngủ của bạn. Bạn đang làm việc với một nhóm cho một công ty. Do vậy bạn phải hợp tác.
- Giao tiếp bằng miệng và bằng văn bản : Bạn sẽ cần phải viết báo cáo lỗi và có thể giải thích một cách có hiệu quả những gì đã sai. Trong các công ty có quy trình chính thức hơn, bạn có thể cần viết các trường hợp thử nghiệm và lập tài liệu cho chiến lược thử nghiệm của mình.
- Có khả năng duy trì mối quan hệ tốt với người khác : Đây là điều bạn cần cho mỗi công việc. Về cơ bản nó có nghĩa là: khả năng hợp tác với những người mà bạn yêu thích cũng như những người bạn KHÔNG thích.
- Đạo đức làm việc : thiết yếu cho người kiểm tra. Thật dễ dàng để bỏ qua lỗi và hy vọng mọi người sẽ không tìm ra. Nhưng hãy làm việc có trách nhiệm với bản thân và những người đã tuyển dụng bạn.
- Khả năng đáp ứng thời hạn và làm việc dưới áp lực : công việc này luôn đòi hỏi bạn phải chịu áp lực về mặt thời gian và chất lượng
3.3 Các kỹ năng cụ thể về kỹ thuật
a. Kinh nghiệm
Là một người thử nghiệm trò chơi, bạn phải học được chu kỳ phát triển trò chơi, các công cụ, và tích lũy kinh nghiệm để phát hiện ra lỗi trong trò chơi. Đây là lý do tại sao một số nhà tuyển dụng đòi hỏi kinh nghiệm.Mặc dù vậy, game tester vẫn là một nghề nghiệp dễ tiếp cận được với những người thiếu kinh nghiệm. Những kỹ năng đó sẽ được kiểm tra tại buổi phỏng vấn.
b. Niềm đam mê
Nếu bạn có đam mê, bạn có thể ngồi chơi game suốt cả ngày mà không cảm thấy nhàm chán. Do đó đam mê cũng có một yếu tố phù hợp với công việc này.
c. Giáo dục
Thông thường các công ty sẽ không yêu cầu bằng cấp cụ thể. Những kĩ năng cần thiết sẽ được kiểm tra thông qua việc phỏng vấn tùy theo yêu cầu của mỗi công ty
4. Một ngày làm việc bình thường của một game tester4.1 Chào buổi sáng
Khi bạn đến văn phòng vào buổi sáng, bạn đã biết những gì bạn sẽ phải làm. Đó là cùng một trò chơi mà bạn đã làm vào ngày hôm qua, và có lẽ bạn sẽ phải làm việc với nó trong vài tuần. Phát triển trò chơi cần thời gian. Do đó bạn sẽ làm việc cùng một trò chơi trong nhiều tuần .
4.2 Thử nghiệm
Một số công ty đòi hỏi bạn phải viết kịch bản để kiểm tra một trò chơi. Một số công ty chỉ đòi hỏi bạn “khám phá” trò chơi đó và tìm ra lỗi. Bằng cách nào đi nữa thì thử nghiệm trò chơi là một hoạt động lặp đi lặp lại . Trong khi bạn đang thử nghiệm, chắc chắn bạn sẽ gặp phải lỗi. Và bạn phải dùng một công cụ để quản lí những lỗi đó.
4.3 Kết thúc thử nghiệm
Thử nghiệm kết thúc khi:
- Bạn đã thực hiện xong danh sách kịch bản kiểm tra
- Hoặc bạn tự tin về chức năng bạn đã kiểm tra
- Hoặc thực tiễn hơn: khi không còn thời gian để kiểm tra Trong mọi trường hợp, bạn đều cần một báo cáo về quá trình thử nghiệm bạn đã thực hiện.
4.4 Tăng ca
Làm thêm giờ rất phổ biến trong ngành công nghiệp phần mềm, và thậm chí nhiều hơn trong ngành công nghiệp trò chơi video . Thời gian tăng ca rất khác nhau giữa các công ty. Bạn có thể nhận được bồi dưỡng cho việc làm thêm giờ của bạn bằng nhiều cách khác nhau:
- bánh pizza và đồ uống
- thời gian nghỉ bù
- trả thêm giờ
- Không có gì Dù sao ... Sau đó vào buổi tối của ngày điển hình của bạn cuối cùng bạn rời khỏi văn phòng trong trạng thái mệt mỏi.
Nguồn: https://www.sokanu.com/careers/games-tester/ http://www.undercovertester.com/Skills-required-to-be-a-game-tester http://www.undercovertester.com/a-typical-day-as-a-game-tester
Từ khóa » Trò Chơi Ra Là Gì
-
Trò Chơi Ra Tín Hiệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trò Chơi – Wikipedia Tiếng Việt
-
"Play-To-Earn" Là Gì Và Làm Thế Nào Để Rút Ra Tiền Mặt Từ Trò ...
-
Trò Chơi điện Tử Là Gì? Phân Loại, Các Lợi ích Và Tác Hại
-
Tổng Hợp Tất Cả Thuật Ngữ Game Mà Game Thủ Nên Biết
-
Các Trò Chơi Sinh Hoạt Tập Thể | Sinh Viên
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Người Nghiện Game | Vinmec
-
Nghề Thiết Kế Game (Game Design) Là Gì?
-
Game Play Together Là Gì? Lý Do Khiến Play Together "gây Sốt"?
-
Game NFT Là Gì? Top 13 Game NFT Kiếm Tiền Hot Nhất - Vietnix
-
Học Thiết Kế Game Nuôi Dưỡng Giấc Mơ Trở Thành Game Designer
-
Trò Chơi Dân Gian Là Gì? Khái Niệm, Lịch Sử Phát Triển Và đặc điểm.
-
Game NFT Là Gì? Top 8 Dự án Game NFT Thú Vị Sắp Ra Mắt Năm 2022
-
Cách Cai Nghiện Game Online: Không Khó Nhưng Cần Quyết Liệt